Kinh nghiệm của một số quốc gia về chính sách thuế thu nhập cá

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn thu thuế thu nhập cá nhân, mẫu khảo sát tại địa bàn tỉnh bình dương (Trang 39)

8 .Bố cục luận văn

1.3. Kinh nghiệm của một số quốc gia về chính sách thuế thu nhập cá

nhân và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Việt Nam tiến hành đổi mới toàn diện nền kinh tế từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI(1986), đến nay đã hơn 20 năm, khoảng thời gian chưa đủ dài để chúng ta tiến hành giải quyết đồng bộ những vấn đề kinh tế vĩ mô, nhưng đó là một q trình từng bước hồn thiện cơng tác quản lý, điều hành kinh tế thị trường trong thời gian qua. Thống nhất quan điểm nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia đi trước, vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của Việt Nam là điều hết sức cần thiết, đặc biệt những kinh nghiệm điều hành chính sách thuế TNCN của một số quốc gia có thể giúp Việt Nam hồn thiện một chính sách thuế TNCN trong thời gian tới.

- Qua việc nghiên cứu nội dung cơ bản của chính sách thuế TNCN ở một số nước trên thế giới; cụ thể:

Thuế thu nhập cá nhân ở Pháp : Xem phụ lục I Thuế thu nhập cá nhân ở Nhật : Xem phụ lục II Thuế thu nhập cá nhân ở Thái Lan : Xem phụ lục III Thuế thu nhập cá nhân ở Trung Quốc : Xem phụ lục IV

1.3.1 Đặc điểm chung chính sách thuế TNCN của các nước

khơng phải thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao như Việt Nam trước đây. Do vậy mỗi cá nhân trong nền kinh tế đều phải chịu sự điều tiết của sắc thuế này, không căn cứ vào thu nhập nhiều hay ít, họ chỉ được phép trừ khỏi thu nhập các khoản chiết trừ gia cảnh theo luật định trước khi xác định thu nhập chịu thuế TNCN. Cho nên, cá nhân chỉ không nộp thuế TNCN khi và chỉ khi thu nhập của họ nhỏ hơn các khoản chiết trừ gia cảnh luật định gắn với điều kiện thực tế của họ.

- Khơng có sự phân biệt đối xử trong việc qui định thuế suất thuế TNCN giữa công dân trong nước và người nước ngoài.

- Đa số các nước đánh thuế theo nguyên tắc “cư trú” đối với đối tượng cư trú tại nước mình và phải chịu thuế TNCN trên thu nhập tồn cầu, khơng phân biệt nguồn thu nhập phát sinh trong nước hay ở nước ngoài, đánh thuế theo nguyên tắc “ ngụồn

phát sinh thu nhập” đối với đối tượng không cư trú, đối tượng này chỉ phải nộp thuế

cho phần thu nhập có được phát sinh trong nước. Tuy nhiên mỗi nước qui định đối tượng cư trú và không cư trú là không giống nhau.

- Đơn vị tính thuế được đa số các nước áp dụng là cá nhân như ở Nhật, Thái Lan, Trung Quốc, Pháp… xác định đơn vị tính thuế là hộ gia đình, đây được xem là cách thu thuế hợp lý nhất và cơng bằng nhất, vì có xét đến điều kiện hoàn cảnh cụ thể của từng gia đình.

- Thu nhập chịu thuế là thu nhập ròng (thu nhập sau khi trừ khoản chiết trừ gia

cảnh hoặc chi phí hợp lý tạo ra thu nhập). Tuy nhiên mỗi nước xác định thu nhập chịu

thuế có những điểm khác nhau như:

+ Luật thuế thu nhập cá nhân của Pháp xác định 08 loại thu nhập chịu thuế. Thu nhập ròng làm căn cứ tính thuế là tổng hợp thu nhập rịng của từng loại thu nhập mà mỗi đối tượng nộp thuế có được trong năm. Tổng thu nhập chịu thuế của hộ nộp thuế bằng tổng các khoản thu nhập ròng từ mọi nguồn thu nhập của đối tượng nộp thuế cộng với tổng thu nhập của vợ (hoặc chồng) và của các con sáp nhập vào hộ (nếu có) sau khi trừ các khoản lỗ của từng loại thu nhập. Ngồi ra, hộ nộp thuế cịn được trừ khỏi tổng thu nhập chịu thuế một khoản chi phí như: Trợ cấp đời sống bắt buộc theo phán quyết của tòa án đối với vợ (chồng) đã ly thân hay ly hôn, chi nuôi dưỡng người già trên 75 tuổi…và khoản lỗ chưa trừ hết trong 05 năm trước.

+ Nhật Bản xác định thu nhập chịu thuế theo từng nguồn hình thành thu nhập, mỗi loại thu nhập chịu thuế được xác định bằng tổng thu nhập trừ đi các khoản khấu trừ hoặc các khoản chi phí hợp lý tùy thuộc vào nguồn hình thành thu nhập.

+ Đối với Thái Lan thu nhập chịu thuế được xác định tương tự như ở Pháp là tổng thu nhập ròng chịu thuế tổng hợp từ các nguồn của cá nhân, nhưng khác so với Pháp là Thái Lan có đơn vị tính thuế là cá nhân nên thu nhập ròng chịu thuế được tính cho cá nhân chứ khơng cộng vào thu nhập của cả hộ gia đình như ở Pháp.

1.3.2 Bài học kinh nghiệm áp dụng Việt Nam

Đối với Việt Nam có thể rút kinh nghiệm từ các nước, lựa chọn mơ hình đánh thuế hỗn hợp, kết hợp cả hai hệ thống đánh thuế theo từng nguồn và đánh thuế trên tổng thu nhập, tức là trong tổng thu nhập sẽ quy định một số loại thu nhập được đánh theo biểu thuế chung, còn lại một số loại thu nhập khác do tính đặc thù có thể xem xét và lựa chọn để đánh thuế theo biểu thuế riêng. Cách đánh thuế như vậy đòi hỏi phải quản lý nắm bắt được từng nguồn thu nhập và xây dựng mức thuế hợp lý cho một số nguồn thu nhập có tính chất đặc thù.

1.3.2.1 Về phương pháp đánh thuế

Hiện nay, thuế thu nhập cá nhân của hầu hết các nước trên thế giới chủ yếu dựa trên hai nguyên tắc đánh thuế, đó là: nguyên tắc đánh thuế theo cư trú (nguyên tắc cư trú) và nguyên tắc đánh thuế theo nguồn phát sinh thu nhập (nguyên tắc nguồn). Dựa trên hai nguyên tắc này, người ta có thể đánh thuế đối với một cá nhân tại một nước trên toàn bộ thu nhập nhận được từ mọi nguồn hoặc cũng có thể đánh thuế đối với một cá nhân chỉ trên phần thu nhập có nguồn gốc tại nước sở tại.

Nguyên tắc đánh thuế thu nhập cá nhân dựa theo cư trú được hầu hết các nước áp dụng để đánh thuế đối với các đối tượng được coi là cư trú tại nước đó. Tuy nhiên, khái niệm thế nào là một đối tượng cư trú tại một nước lại được định nghĩa không giống nhau trong luật thuế thu nhập cá nhân của các nước.

Nguyên tắc nguồn phát sinh thu nhập được hầu hết các nước áp dụng để đánh thuế đối với khoản thu nhập phát sinh tại nước đó của các đối tượng khơng cư trú. Tùy mỗi nước, tùy theo điều kiện kinh tế - xã hội của mình mà lựa chọn những nguyên tắc đánh thuế thích hợp, đối với Việt Nam chúng ta có thể đánh thuế theo tiêu thức “

cư trú”, và “ nguồn” để xác định đúng đắn đối tượng nộp thuế và thu nhập chịu thuế.

1.3.2.2 Đơn vị tính thuế

Vấn đề xác định đơn vị thuế là cơ sở để tính thu nhập chịu thuế của một đối tượng có ý nghĩa quan trọng về tính cơng bằng xã hội có liên quan mật thiết với cơ cấu thuế suất. Mặc dù mỗi nước sử dụng đơn vị tính thuế khác nhau, song chủ yếu là: cá nhân hay hộ gia đình.

Nếu áp dụng đơn vị thuế là hộ gia đình như ở Pháp thì đối tượng cư trú được kê khai nộp thuế theo hộ gia đình, bao gồm người nộp thuế và người nuôi dưỡng. Người nộp thuế là các cá nhân độc thân hoặc hộ gia đình chưa có con nhưng có thu nhập, người nuôi dưỡng là các con chưa đến tuổi thành niên, người tàn tật, … Khi tính thuế theo hộ gia đình có thể qui đổi từng thành viên trong hộ gia đình thành các thuế suất theo quy định:

- Người độc thân một suất

- Một cặp vợ chồng chưa có con 2 suất - Con thứ nhất (dưới 18 tuổi) 0,5 suất - Con thứ hai (dưới 18 tuổi) 0,5 suất

- Con thứ ba: Tùy theo chính sách từng nước có khuyến khích sinh hay khơng.. Như vậy, thu thuế theo hộ gia đình là hợp lý hơn và cơng bằng hơn. Tuy nhiên, muốn thực hiện được chế độ đó phải có điều kiện là gia đình ổn định và phải đưa ra được định nghĩa cụ thể về gia đình, các qui định về người phụ thuộc, ni dưỡng…

Mỗi mơ hình đánh thuế đều có những ưu điểm, nhược điểm riêng. Mặc dù đơn vị tính thuế là cá nhân khó đạt được sự cơng bằng so với đơn vị tính thuế là hộ gia đình, song nó lại đơn giản và dễ thực thi, ít tốn kém chi phí hành thu. Ở nước ta hiện nay áp dụng đơn vị tính thuế là cá nhân là phù hợp nhất, vì nếu áp dụng đơn vị tính thuế là hộ gia đình thì chúng ta chưa có đầy đủ cơ sở và chi phí hành thu sẽ rất cao.

1.3.2.3 Xác định thu nhập chịu thuế

Trong luật thuế thu nhập cá nhân ở hầu hết các nước thường không đưa ra một định nghĩa chung về thu nhập, nhưng đều có khái niệm thu nhập chịu thuế của cá nhân trong kỳ tính thuế và đây là cơ sở tính thuế thu nhập. Khái niệm thu nhập chịu

thuế thường được định nghĩa là tổng thu nhập trừ đi tổng các khoản được giảm trừ của đối tượng đó trong kỳ tính thuế.

Đa số các nước đều xác định thu nhập chịu thuế và phân loại chúng dựa theo nguồn hình thành, và thường bao gồm các loại chủ yếu sau:

- Thu nhập từ lao động như tiền lương, tiền công.

- Thu nhập từ kinh doanh và thu nhập từ hành nghề độc lập. - Thu nhập từ tài sản

- Thu nhập từ đầu tư gián tiếp - Thu nhập khác.

Tuy nhiên, tùy theo việc lựa chọn mơ hình đánh thuế và chính sách của từng nước trong thời kỳ mà thái độ đánh thuế đối với từng loại thu nhập nêu trên giữa các nước cũng khơng giống nhau, thậm chí trong một nước giữa các thời kỳ khác nhau cũng không giống nhau. Theo kinh nghiệm của các nước cho thấy chúng ta nên xác định đánh thuế theo từng nguồn hình thành thu nhập chịu thuế.

1.3.2.4 Về thuế suất thuế thu nhập cá nhân

Nhìn chung các nước đều áp dụng biểu thuế lũy tiến từng phần gồm các bậc, nếu áp dụng biểu thuế ít bậc thì biểu thuế sẽ gọn và đơn giản nhưng mức độ điều tiết thu nhập lại không hợp lý. Ngược lại, nếu áp dụng biểu thuế nhiều bậc sẽ đảm bảo tính chất phân phối cơng bằng hơn nhưng việc tính thuế lại trở nên phức tạp. Hiện nay biểu thuế của các nước thường được xây dựng ở mức 4-8 bậc. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp khi vận dụng vào Việt Nam sao cho biểu thuế vừa đơn giản để phù hợp trình độ người dân, đồng thời vừa đảm bảo sự phân phối tương đối công bằng. Các nước quy định các chế độ miễn trừ cho bản thân người nộp thuế (vợ hoặc chồng, bố mẹ, con cái phải ni dưỡng) nhưng có nước lại áp dụng biểu tính thuế từ đồng thu nhập đầu tiên để người nộp thuế thấy rõ nghĩa vụ và trách nhiệm cơng dân của mình. Ở nhiều nước trong biểu thuế lại quy định miễn trừ cho một mức thu nhập nhất định coi như mức khởi điểm tính thuế. Những cách này được áp dụng tùy thuộc vào điều kiện và trình độ quản lý của từng nước. Để đảm bảo công bằng trong điều tiết thu nhập của các tầng lớp dân cư, chúng ta nên nghiên cứu qui định biểu thuế suất với mức khởi điểm chịu thuế ( xem như khoản chiết trừ của cá nhân của người nộp thuế)

và khoản chiết trừ gia cảnh hợp lý. Tuy áp dụng “ mức khởi điểm chịu thuế” là không công bằng như trường hợp khấu trừ theo chi phí thực tế, nhưng để khấu trừ các chi phí thực tế này thì phải có chứng từ hợp lệ, chứng minh được và các giao dịch phải được thực hiện thông qua ngân hàng, đối với điều kiện nước ta hiện nay và trong những năm sắp tới thì khơng thể thực hiện phương pháp này.

Kết luận chương I

Thuế là công cụ tài chính hữu hiệu và tất yếu của mọi nhà nước. Thuế huy động một phần thu nhập của xã hội để tạo nguồn thu chủ yếu cho NSNN nhằm đảm bảo chi tiêu và thực hiện chức năng của nhà nước. Thuế đã tạo nguồn sức mạnh vật chất cho sự hoạt động của nhà nước và tham gia điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế. Do vậy, khi hoạch định chính sách thuế, nhà nước ln chú trọng đến các tiêu thức khoa học và xây dựng nội dung điều tiết của luật thuế phù hợp với điều kiện, đặc điểm và mức độ phát triển xã hội mới để có thể đưa thuế vào thực tiển cuộc sống có kết quả tốt.

Trong chương I của luận văn đã trình bày cơ sở lý thuyết về thuế thu nhập cá nhân, sự tồn tại của thuế TNCN, kinh nghiệm của một số nước trong xây dựng Luật thuế thu nhập cá nhân. Đồng thời Chương này đã trình bày một số mơ hình lý thuyết có liên quan để vận dụng làm cơ sở xây dựng các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn thu thuế TNCN. Trong đó mơ hình PEST trong nghiên cứu môi trường vĩ mô gồm các yếu tố chính đó là: thể chế- pháp luật, kinh tế, văn hóa xã hội, cơng nghệ và hội nhập kết hợp với phỏng vấn chuyên gia để xây dựng nên các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn thu thuế TNCN và thang đo khảo sát. Chương này cũng đưa ra mơ hình lý thuyết và các giả thuyết biểu diễn sự cảm nhận của người nộp thuế về các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn thu thuế TNCN.

Chương tiếp theo sẽ trình bày tình hình triển khai thuế TNCN và kết quả đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn thu thuế TNCN tại tỉnh Bình Dương

CHƯƠNG II :

TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THUẾ THU NHẬP VÀ KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN

NGUỒN THU THUẾ TNCN TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG 2.1 Tình hình triển khai thu thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam

2.1.1 Khái quát tình hình thực hiện thuế thu nhập ở Việt Nam- giai đoạn 1 áp dụng pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao ( từ 1991 đến

2008)

Pháp lệnh thuế thu nhập cao được Quốc Hội ủy quyền cho Hội đồng nhà nước ban hành ngày 27/12/1990 đã động viên một phần thu nhập của những người có thu nhập cao. Qua 18 năm thực hiện Pháp lệnh thuế thu nhập cao có những ưu và khuyết điểm như sau:

2.1.1.1 Ưu điểm chủ yếu:

- Về tài chính: Từ khi ra đời đến khi hết hiệu lực, Pháp lệnh thuế thu nhập cao đã đảm bảo cho nguồn thu ngân sách nhà nước tăng dần qua các năm tư năm 1991- 2008.

Bảng 2.1 Tổng số thu thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao từ năm 1991 đến 2008:

Đơn vị tính: tỷ đồng

Số thuế thu nhập cao Năm Tổng số thuế phí, lệ phí Số thu % Tổng số thuế, phí, lệ phí 1991 9,844 62 0.63% 1992 18,516 153 0.83% 1993 29,233 181 0.62% 1994 37,206 296 0.80% 1995 50,176 520 1.04% 1996 69,324 1324 1.91% 1997 60,995 1,482 2.43%

Nguồn : Tổng cục thuế

- Số thu từ ngân sách nhà nước tăng lên theo tình hình phát triển kinh tế của đất nước. Trong đó nguồn thu từ thuế thu nhập cao cũng ngày càng gia tăng là một dấu hiệu tốt trong việc triển khai áp dụng Pháp lệnh thuế thu nhập cao.

- Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao đã từng bước tạo ra tâm lý mọi cơng dân phải có trách nhiệm và nghĩa vụ nộp thuế.

- Về xã hội : thuế thu nhập cao đã từng bước giảm bớt mức chênh lệch quá cao về thu nhập giữa những người có thu nhập quá cao và thu nhập quá thấp.

2.1.1.2 Khuyết điểm chủ yếu:

Mặc dù thuế thu nhập cao đã được triển khai 18 năm, đã đem lại một số kết quả nhất định trong tổng số thu ngân sách nhà nước. Tuy nhiên chính sách thuế thu nhập cao cịn bộc lộ nhiều hạn chế

Thứ nhất: phạm vi điều chỉnh chưa bao quát và áp dụng chưa đồng bộ, chưa thống nhất đối với các nguồn thu nhập, thực tế chỉ mới đánh thuế đối với bộ phận tiền lương, tiền công đối với các cá nhân làm ở các cơng ty đầu tư nước ngồi, tiền

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn thu thuế thu nhập cá nhân, mẫu khảo sát tại địa bàn tỉnh bình dương (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)