Các Biến Quan Sát Cho Nhân Tố KQ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên, nghiên cứu tại tại công ty cổ phần cơ điện thủ đức (Trang 52 - 57)

KH Nội Dung

KQ – 1 Tơi hồn thành đầy đủ các nhiệm vụ được giao.

KQ – 2 Tôi thực hiện công việc kịp tiến độ.

KQ – 3 Tơi hồn thành cơng việc với chất lượng tốt.

KQ – 4 Tôi sẵn sàng nhận thêm việc khi cần thiết.

3.3.2. Thiết kế bảng câu hỏi

Đề tài này nghiên cứu về sự thỏa mãn công việc của nhân viên, đây là một dạng nghiên cứu thái độ của con người về một khía cạnh nào đó trong cuộc sống. Để xem xét đánh giá được thái độ của người trả lời, trong trường hợp này là sự thỏa mãn công việc, các câu hỏi được thiết kế phải giúp tác giả thu thập được những dữ liệu cần thiết với độ tin cậy cao. Theo Nguyễn Đình Thọ - Nguyễn Thị Mai Trang (2009) bảng câu hỏi phải thỏa mãn hai yêu cầu cơ bản như sau :

 Phải có đầy đủ các câu hỏi mà nhà nghiên cứu muốn thu thập dữ liệu từ các trả lời.

 Phải kích thích được sự hợp tác của người trả lời.

Nhằm có được những dữ liệu cần thiết với độ tin cậy cao đo đó Tác giả đã thiết kế bảng câu hỏi của mình thành 2 phần, cụ thể như sau :

− Phần A thông tin chung, đây là những câu hỏi đóng22, thang đo định danh23 được dùng trong các câu hỏi này. Dạng câu hỏi trong phần A này giúp cho ta biết được thông tin của người trả lời như độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, thăm niên công tác .....

− Phần B thơng tin chính, đây là những câu hỏi dạng đóng, thang đo quãng24 dạng thang đo Likert25 (Likert, R. A, 1932 – một kỹ thuật cho việc đo lường những thái độ) với số đo là 5 điểm như hồn tồn đồng ý, đồng ý, khơng chắc, khơng đồng ý, hồn tồn khơng đồng ý. Với câu trả lời của người trả lời dưới dạng thang đo này, ta sẽ thấy được mức độ thỏa mãn công việc của người nhân viên ở

22 Là các câu hỏi có các trả lời cho sẵn và người trả lời sẽ chọn một hay nhiều trả lời trong các câu hỏi đó.

23 Là loại thang đo trong đó số đo dùng để xếp loại, nó khơng có ý nghĩa về lượng.

24 Là loại thang đo có ý nghĩa về lượng, trong đó số đo dùng để chỉ khoảng cách nhưng gốc 0 khơng có ý nghĩa,

25 Nguyễn Đình Thọ - Nguyễn Thị Mai Trang (2009), Nghiên Cứu Thị Trường, Nhà Xuất Bản Lao Động,

từng khía cạnh, từng nhân tố trong công việc ở mức thỏa mãn hay không thỏa mãn và ở mức độ nhiều hay ít. Đồng thời, dạng câu hỏi được thiết kế theo dạng đóng và vì thang đo Likert, là thang đo quãng nên ta có thể sử dụng số liệu thu thập được để xử lý, phân tích định lượng để xác định mối quan hệ tương quan, quan hệ tuyến tính giữa các biến nói chung, cũng như giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc.

Sau khi bảng câu hỏi được thiết kế chi tiết và rõ ràng tác giả sẽ gửi bảng câu hỏi đến đối tượng nghiên cứu để họ tự đọc và trả lời.

3.3.3. Mẫu

Tổng thể của nghiên cứu này là tồn bộ nhân viên Cơng ty Cổ Phần Cơ Điện Thủ Đức. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, tác giả chọn mẫu theo phương pháp phi xác suất chọn theo sự thuận tiện được sử dụng vì tác giả khơng chú ý đến tính đại diện mà chỉ chú ý đến tính thuận tiện cho việc nghiên cứu. Bên cạnh đó phương pháp này giúp tác giả khơng tốn nhiều chi phí và dữ liệu thu thập nhanh hơn. Theo Donald R.Cooper và Pamela S. Schindler (2003), có vài lý do đáng thuyết phục cho việc chọn mẫu26 đó là chi phí thấp, những kết quả đáng tin cậy hơn, dữ liệu thu thập nhanh hơn, những nhân tố đám đơng có giá trị. Cũng theo hai nhà nghiên cứu này thì nhiều nhà nghiên cứu cũng vẫn cịn xoay quanh câu hỏi kích thước mẫu được cần bao nhiêu cho một vấn đề nghiên cứu.

Việc xác định kích thước mẫu cho phân tích nhân tố khám phá đã được Robert C. Mac Callum và đồng tác giả (1999) tóm tắt như Gorsuch (1983) và Kline (1979) cho rằng mẫu ít nhất là 100; Guilford (1954) tranh luận rằng mẫu ít nhất là 200; Cattell (1978) thì cho rằng 250; Comrey và Lee (1992) cho rằng số lượng mẫu trong phân tích khám phá nên 500 vì hai nhà nghiên cứu này cho rằng số lượng mẫu 100 là tệ, 200 trung bình, 300 tốt, 500 rất tốt và trên 1000 là tuyệt vời. Liên quan đến tỷ lệ mẫu và số biến đang được phân tích thì Cattell (1978) gợi ý là 3 đến 6. Nhưng Gosuch (1983) tranh luận nên ít nhất là 5, trong khi đó Everitt (1975) lại cho rằng ít nhất là 10.

26 Donald R.Cooper and Pamela S. Schindler (2003), Business Research Methods, McGraw – Hill Companies. Inc, Trang 179

Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), thì cỡ mẫu ít nhất phải bằng 4 hay 5 lần số biến trong phân tích nhân tố27. Do đó số lượng mẫu tối thiểu trong đề tài này là 39 x 5 =195. Để đạt đủ số lượng mẫu này, 250 bảng câu hỏi đã được phát cho các nhân viên trong Công ty Cổ Phần Cơ Điện Thủ Đức. Sau khi thu về 238 bảng câu hỏi và tiếp tục loại tiếp bảng câu hỏi không đạt yêu cầu do những bảng câu hỏi này trả lời thiếu, còn lại 214 bảng câu hỏi hồn tất được sử dụng. Vì vậy, kích thước mẫu cuối cùng của đề tài này là n = 214.

3.3.4. Đánh giá thang đo và phân tích kết quả nghiên cứu

Dữ liệu được thu thập thông qua việc khảo sát bằng bảng câu hỏi, sau đó được xử lý và phân tích bằng phần mềm SPSS 17.0. Sau khi mã hóa và điều chỉnh dữ liệu, tác giả sẽ thực hiện theo trình tự như sau :

− Bước 1: đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach alpha. Trong tài liệu về Phân Tích Dữ Liệu Nghiên Cứu Với SPSS của Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005) thì nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach’s alpha từ 0.8 đến gần 1 thì thang đo lường là tốt28, từ 0.7 đến gần 0.8 là sử dụng được. Theo Nunnally (1978); Peterson (1994); Slater (1995) đề nghị rằng Cronbach alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu29. Đối với nghiên cứu này, các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.4 sẽ bị loại và tiêu chuẩn để chọn thang đo khi nó có hệ số tin cậy Cronbach alpha đạt từ 0.7 trở lên.

− Bước 2 : sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) để kiểm định giá trị của thang đo. Các biến quan sát có trọng số (factor loading) nhỏ hơn 0.5 trong EFA sẽ tiếp tục bị loại bỏ.

− Bước 3: phân tích hồi quy tuyến tính nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự thỏa mãn cơng việc nói chung, và mức độ ảnh hưởng của sự thỏa

27 Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), Phân Tích Dữ Liệu Nghiên Cứu Với SPSS, Nhà Xuất

Bản Thống Kê, trang 263

28 Hồng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), Phân Tích Dữ Liệu Nghiên Cứu Với SPSS, Nhà Xuất

Bản Thống Kê, trang 257 - 258.

29 Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), Phân Tích Dữ Liệu Nghiên Cứu Với SPSS, Nhà Xuất

mãn công việc đến kết quả thực hiện công việc, đồng thời xem xét sự phù hợp của các nhân tố trong thang đo và cuối cùng là kiểm định các giả thuyết ban đầu.

− Bước 4: sử dụng phương pháp phân tích phương sai ANOVA để kiểm định sự khác biệt theo các đặc điểm cá nhân như giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, chức danh, loại công việc và thâm niên cơng tác.

3.4. Tóm tắt

Chương 3 trình bày sơ lược về phương pháp nghiên cứu cho việc thực hiện đề tài này thông qua phương pháp nghiên cứu định tính đưa ra 39 biến quan sát để đo lường cho 9 khái niệm trong mơ hình nghiên cứu, và phương pháp nghiên cứu định lượng đây là phương pháp chính trong việc thực hiện đề tài. Bên cạnh đó chương này cũng trình bày cách thức thực hiện nghiên cứu định lượng như thiết kế bảng câu hỏi, cách lấy mẫu, thu thập dữ liệu và các yêu cầu cần thiết cho việc phân tích dữ liệu.

Chương 4 tiếp theo sẽ trình bàyvề kết quả thực hiện nghiên cứu, mô tả dữ liệu thu thập được, tiến hành đánh giá thang đo, kiểm định sự phù hợp của mơ hình, kiểm định các giả thuyết của mơ hình nghiên cứu và kiểm định sự khác biệt giữa các tổng thể con.

CHƯƠNG 4 : Kết Quả Nghiên Cứu

4.1. Giới thiệu chương 4

Tiếp theo chương 3, chương 4 sẽ trình bày kết quả nghiên cứu thông qua việc phân tích dữ liệu thu thập được và xử lý bằng phần mềm SPSS 17.0. Chương này gồm các phần chính như sau: thống kê mơ tả mẫu; đánh giá độ tin cậy và giá trị của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA; kiểm định mơ hình nghiên cứu bằng phân tích hồi quy; kiểm định sự khác biệt bằng phân tích ANOVA và cuối cùng là đánh giá kết quả nghiên cứu.

4.2. Thống kê mô tả

4.2.1. Thống kê mô tả về nhân khẩu học

Như đã trình bày ở chương 3, mẫu được chọn theo phương pháp phi xác suất chọn theo sự thuận tiện với kích thước mẫu dự kiến là 195 (gấp 5 lần số biến quan sát). 250 phiếu khảo sát đã được gửi cho các nhân viên trong Công ty Cổ Phần Cơ Điện Thủ Đức. Tổng số phiếu thu về là 238 phiếu. Các phiếu không đạt yêu cầu bị loại bỏ như : không trả lời hết các câu hỏi trong phiếu khảo sát, phần thông tin cá nhân không đầy đủ, một số phiếu trả lời hoàn toàn giống nhau, trả lời tất cả các câu hỏi cùng một mức độ. Sau khi chọn lọc, tổng số phiếu khảo sát đạt yêu cầu đưa vào phân tích trong nghiên cứu là 214 phiếu. Thống kê về các nhân tố nhân khẩu học được thể hiện chi tiết qua bảng như sau :

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên, nghiên cứu tại tại công ty cổ phần cơ điện thủ đức (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)