Biểu Hiện Của Biến Tần Số Tần Suất (%) Phần Trăm Tích
Lũy (%) Giới Tính Nam 196 91,6 91,6 Nữ 18 8,4 100,0 Độ Tuổi Dưới 30 26 12,1 12,1 30 - 45 143 66,8 79,0 Trên 45 45 21,0 100,0 Trình Độ Học Vấn Trung Học Phổ Thơng, Trung Cấp 186 86,9 86,9 Cao Đẳng, Đại Học 27 12,6 99,5 Sau Đại Học 1 ,5 100,0 Chức Danh Công Nhân 186 86,9 86,9 Nhân Viên 25 11,7 98,6 Quản Lý 3 1,4 100,0 Loại Công Việc Trực Tiếp 188 87,9 87,9 Gián Tiếp 26 12,1 100,0 Thâm Niên Dưới 5 năm 8 3,7 3,7 5 - 10 năm 19 8,9 12,6 10 - 15 năm 141 65,9 78,5 Trên 15 năm 46 21,5 100,0
Nhìn vào bảng 4.1 ta có nhận xét rằng về giới tính của mẫu có 196 nam tương ứng 91,6 % và 18 nữ tương đương 8,4 % so với số lượng mẫu. Do đây là nghành cơ khí – điện phần lớn liên quan đến công việc nặng và kỹ thuật nên tỉ lệ nam chiếm đa số so với nữ.
Về độ tuổi, có 26 người có độ tuổi dưới 30 tương ứng 12,1 %, độ tuổi 30 đến 45 có 143 người tương đương 66,8 %, độ tuổi trên 45 có 45 người tương ứng 21 % mẫu. Tỉ lệ độ tuổi trong phân tích này khá phù hợp với cơ cấu theo độ tuổi của EMC.
Về trình độ học vấn, số người có trình độ trung học phổ thông và trung cấp là 186 người chiếm 86.9% mẫu, trình độ cao đẳng và đại học là 27 người tương ứngvới
tỉ lệ 12,6 % , số lượng người có trình độ sau đại học là 1 người chiếm tỉ lệ 0,5 %. So với cơ cấu theo trình độ của EMC thì tỉ lệ này khơng chênh lệch quá nhiều.
Về chức danh công việc, số lượng công nhân được khảo sát là 186 người tương ứng 86,9 %, số lượng nhân viên trong mẫu là 25 người chiếm 11,7 %, đối tượng quản lý trong mẫu khảo sát là 3 người chiếm tỉ lệ 1.4 %. Do chức danh cơng việc có thể dễ dàng nhận biết nên tác giả chọn yếu tố này làm cơ sở để phát bảng câu hỏi khảo sát nhằm phù hợp với cơ cấu chức danh thực tế tại EMC.
Về thông tin phân loại công việc, tổng số người làm công việc trực tiếp trong mẫu là 188 người chiếm 87,9 %, cịn lại là số lượng người làm cơng việc gián tiếp là 26 người chiếm tỉ lệ tương ứng là 12,1 %.
Về thâm niên cơng tác, trong mẫu có 8 người có thâm niên dưới 5 năm chiếm 3,7 %, 19 người có thâm niên từ 5 đến 10 năm tương ứng tỉ lệ là 8,9 %, 141 người có thâm niên từ 10 đến 15 năm chiếm tỉ lệ 65,9 %, trên 15 năm có 46 người chiếm 21,5 %.
4.2.2. Sự thỏa mãn công việc của mẫu
Kết quả khảo sát (Phụ Lục C.2 phần phụ lục C : Thống Kê Mô Tả) cho thấy sự thỏa mãn của mẫu đối với từng biến quan sát của các nhân tố đều trên mức trung bình. Trong đó biến quan sát BC3 – có quyền quyết định một số vấn đề nằm trong quyền hạn của tôi thuộc nhân tố bản chất công việc đạt sự thỏa mãn cao nhất có trung bình cộng (Mean) = 4,2757. Do phần đông nhân viên làm việc tại Công ty đã khá lâu và quen việc. Chính vì vậy họ có thể tự mình quyết định cho việc thực hiện công việc của họ.
Biến quan sát TN3 – Hiểu rõ chính sách lương thưởng của Cơng ty thuộc nhân tố TN – Thu Nhập có sự thỏa mãn thấp nhất, có trung bình cộng (Mean) = 2,9766. Do Cơng ty đang trong q trình thay đổi chính sách lương khốn sản phẩm. Dẫn đến việc áp dụng chính sách chia lương, thưởng mới cho nhân viên tại các phân xưởng, phịng ban chưa quen, dẫn đến tình trạng nhân viên chưa hiểu rỏ đến chính sách chia lương, thưởng mới.
4.3. Đánh giá thang đo
Có 7 thang đo dùng để đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn cơng việc đó là thu nhập, cơ hội đào tạo và thăng tiến, cấp trên, đồng nghiệp, bản chất công việc, điều kiện làm việc, phúc lợi. Ngồi ra cịn có thang đo về sự thỏa mãn cơng việc nói chung và kết quả thực hiện cơng việc. Tất cả các thang đo này được đánh giá thông qua hệ số tin cậy Cronbach Alpha và phân tích nhân tố EFA nhằm kiểm tra độ tin cậy của thang đo và tóm tắt và thu nhỏ thang đo đang nghiên cứu.
4.3.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach Alpha
Các thang đo sẽ được tác giả kiểm tra độ tin cậy bằng hệ số Cronbach Alpha nhằm cho biết các thang đo này có là thang đo tốt, có liên kết với nhau hay khơng. Bên cạnh đó tác giả sẽ loại các biến khơng đạt yêu cầu dựa vào hệ số tương quan biến tổng. Các thang đo được xem như đạt yêu cầu khi có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn hoặc bằng 0.4 và thang đo nàycó hệ số Cronbach Alpha trên 0.7 (đã được trình bày ở Chương 3).
Kết quả phân tích Cronbach Alpha của từng thang đo (phụ lục D) được tóm tắt như sau :