Giải pháp về Chính sách cho vay

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến việc lựa chọn ngân hàng đế vay vốn của khách hàng cá nhân trên địa bàn tỉnh siêm riệp, campuchia (Trang 84 - 86)

6. Kết cấu của đề tài

4.1. Giải pháp đối với ngân hàng thƣơng mại

4.1.3. Giải pháp về Chính sách cho vay

Một chính sách cho vay tốt, có tính cạnh tranh và phù hợp với nhu cầu của khách hàng cá nhân chính là một trong những thế mạnh cạnh tranh của ngân hàng khi thu hút người dân tới tìm hiểu và vay vốn tại ngân hàng.

Lãi suất cho vay thường là yếu tố đầu tiên khách hàng thường hỏi và cân nhắc khi có nhu cầu vay vốn tại ngân hàng. Ngân hàng cần tìm hiểu, nghiên cứu thị trường một cách kỹ lưỡng đồng thời cân đối chi phí huy động vốn, chi phí hoạt động của ngân hàng để từ đó đề ra được chính sách lãi suất cho vay phù hợp, vừa đảm bảo tính cạnh tranh so với những ngân hàng khác, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng nhưng cũng vừa đảm bảo lợi nhuận kỳ vọng của ngân hàng.

Bên cạnh đó, ngồi lãi suất vay vốn, khách hàng cịn phải trả một số khoản phí khác như phí cấp tín dụng, phí cơng chứng, phí định giá. Những loại phí này thường thay đổi tùy theo thời gian vay vốn, trị giá hợp đồng tín dụng, đặc điểm của tài sản đảm bảo. Tuy nhiên, ngân hàng cũng cần nghiên cứu và xây dựng biểu phí hợp lý tùy theo đối tượng khách hàng, địa bàn và mục đích vay vốn để phù hợp với mức độ chấp nhận chi trả, khả năng chi trả và nâng cao tính cạnh tranh đối với ngân hàng khác (ví dụ như phí cấp tín dụng tại khu vực huyện, thị trấn xa trung tâm thành phố sẽ thấp hơn so với ở trung tâm).

Mặt khác, sản phẩm cho vay của ngân hàng cũng cần phải đáp ứng được với nhu cầu, thị hiếu của người dân, phù hợp với dòng tiền hoạt động sản xuất kinh doanh đồng thời cũng hạn chế rủi ro tín dụng có thể phát sinh. Đặc biệt, khách hàng cá nhân tại Campuchia thường xuyên quan tâm và sử dụng các sản phẩm cho vay có thời gian cho vay dài để đảm bảo áp lực trả nợ không quá cao hoặc có phương thức trả nợ linh hoạt (sản phẩm cho vay thấu chi). Chính vì thế, các ngân hàng cần nghiên cứu kỹ và đưa ra sản phẩm, chính sách cho vay thích hợp nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, phù hợp với mục đích vay vốn những vẫn đảm bảo an tồn cho ngân hàng, hạn chế tối đa rủi ro có thể phát sinh.

Người dân tại địa bàn tỉnh xa như Siêm Riệp cũng có một số hạn chế nhất định về mức độ tiếp cận với các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng hiện đại.Chính vì thế, khả năng hiểu biết cặn kẽ cũng như cung cấp hồ sơ xin vay vốn cho ngân hàng cịn gặp

nhiều khó khăn. Nhằm giải quyết những khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng cá nhân, các ngân hàng cần phải nghiên cữu kỹ đặc thù của địa bàn hoạt động kinh doanh, giấy tờ hồ sơ pháp lý tại nước sở tại, từ đó xây dựng lại bộ hồ sơ tín dụng quy chuẩn sao cho đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật, ngân hàng nhà nước và nội bộ ngân hàng những cũng tạo điều kiện dễ dàng, thuận lợi cho khách hàng cá nhân để chuẩn bị đầy đủ hồ sơ. Đồng thời, đẩy mạnh công tác thẩm định, xét duyệt hồ sơ tín dụng cho khách hàng, đảm bảo một cách nhanh chóng và chính xác.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến việc lựa chọn ngân hàng đế vay vốn của khách hàng cá nhân trên địa bàn tỉnh siêm riệp, campuchia (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)