Đánh giá và kiểm định độ phù hợp của mơ hình

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến việc lựa chọn ngân hàng đế vay vốn của khách hàng cá nhân trên địa bàn tỉnh siêm riệp, campuchia (Trang 76)

6. Kết cấu của đề tài

3.4. Kết quả phân tích định lƣợng

3.4.5.1. Đánh giá và kiểm định độ phù hợp của mơ hình

Mức độ phù hợp của mơ hình hồi qui tuyến tính bội với tập dữ liệu mẫu được đánh giá thông qua hệ số xác định R2

điều chỉnh (Adjusted R square). Hệ số R2 điều chỉnh được sử dụng thay cho hệ số R2 để phản ánh sát hơn mức độ phù hợp của mơ hình với tập dữ liệu do R2 điều chỉnh không phụ thuộc vào độ lệch phóng đại của R2 (Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Với giá trị hệ số R2 điều chỉnh càng gần 1 và nhỏ hơn R2có nghĩa là mơ hình hồi qui tuyến tính đã xây dựng phù hợp với tập dữ liệu đến mức độ tương ứng với giá trị R2 điều chỉnh.

Đại lượng F được lấy từ kết quả phân tích phương sai ANOVA. Theo Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), trị thống kê F được tính từ giá trị R2 điều chỉnh của mơ hình đầy đủ, nếu mức ý nghĩa Sig. nhỏ hơn mức ý nghĩa kiểm định, có thể an tồn bác bỏ giả thuyết Ho (Ho: βk = 0) và kết luận mơ hình hồi qui tuyến tính phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được.

Kết quả đánh giá độ phù hợp của mơ hình theo Bảng 3.21:

Model Summaryb Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate Durbin-Watson 1 .799a .639 .628 .26303 2.161

a. Predictors: (Constant), NVNH, AHNT, STT, TTGD, HTCT, THNH, CSCV

b. Dependent Variable: LCNH

Bảng 3.21: Đánh giá độ phù hợp của mơ hình

Kết quả của Bảng 3.21 cho thấy giá trị R2 điều chỉnh tương đối cao (0,628) và giá trị của R2 điều chỉnh nhỏ hơn so với R2. Điều này nói lên rằng mơ hình hồi qui tuyến tính đã xây dựng phù hợp với tập dữ liệu đến mức 62,8% hay 62,8% sự biến thiên của Quyết định lựa chọn ngân hàng được giải thích bởi 7 biến độc lập trong mơ hình.

ANOVAb

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.

1 Regression 28.418 7 4.060 58.679 .000a

Residual 16.051 232 .069

Total 44.469 239

a. Predictors: (Constant), NVNH, AHNT, STT, TTGD, HTCT, THNH, CSCV

b. Dependent Variable: LCNH

Bảng 3.22: Phân tích phương sai ANOVA

Kết quả phân tích phương sai ANOVA từ Bảng 3.22 cho thấy giá trị F được tính từ giá trị R2 của mơ hình, với mức ý nghĩa Sig. rất nhỏ 0,000. Từ đó có thể kết luận mơ hình hồi qui tuyến tính bội phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được.

3.4.5.2. Đo lƣờng đa cộng tuyến

Hệ số phóng đại phương sai (Variance inflation factor – VIF) được sử dụng để đo lường đa cộng tuyến. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) thì khi hệ số VIF vượt q 10 thì đó là dấu hiệu của đa cộng tuyến.

Coefficientsa Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. Collinearity Statistics

B Std. Error Beta Tolerance VIF

1 (Constant) -1.617 .340 -4.760 .000 THNH .447 .044 .405 10.081 .000 .964 1.038 CSCV .263 .024 .437 10.972 .000 .982 1.018 TTGD .347 .028 .490 12.272 .000 .975 1.026 HTCT .169 .032 .208 5.207 .000 .979 1.022 STT .081 .038 .087 2.159 .032 .970 1.031 AHNT .079 .036 .086 2.174 .031 .984 1.016 NVNH .126 .034 .146 3.658 .000 .979 1.022 a. Dependent Variable: LC Bảng 3.23: Hệ số hồi qui

Kết quả của Bảng 3.23 cho thấy hệ số VIF của các biến độc lập đều nhỏ hơn 10 nên không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. Mối quan hệ giữa các biến độc lập khơng ảnh hưởng đến kết quả giải thích của mơ hình.

3.4.5.3. Mơ hình hồi qui bội

Dựa trên kết quả của Bảng 3.23, tất cả các biến độc lập đều có mức ý nghĩa Sig. nhỏ hơn mức ý nghĩa 5%.Phương trình hồi qui bội thể hiện mối quan hệ giữa quyết định lựa chọn ngân hàng để vay vốn và các nhân tố tác động được thể hiện như sau:

LCNH = 0,447*THNH + 0,263*CSCV+ 0,347*TTGD + 0,169*HTCT + 0,081*STT + 0,079*AHNT + 0,126*NVNH

Trong đó:

LCNH là Quyết định lựa chọn ngân hàng để vay vốn của KH cá nhân (biến phụ thuộc);

THNH là nhân tố Thương hiệu ngân hàng (biến độc lập); CSCV là nhân tố Chính sách cho vay (biến độc lập); TTGD là nhân tố Thủ tục giao dịch (biến độc lập); HTCT là nhân tố Hình thức chiêu thị (biến độc lập); STT là nhân tố Sự thuận tiện (biến độc lập);

AHNT là nhân tố Ảnh hưởng của người thân (biến độc lập); NVNH là nhân tố Nhân viên ngân hàng (biến độc lập).

Như vậy, thơng qua mơ hình hồi qui cho thấy Quyết định lựa chọn ngân hàng để vay vốn của KH cá nhân trên địa bàn tỉnh Siêm Riệp, Campuchia chịu tác động của 7 nhân tố. Trong đó, mức độ tác động của các nhân tố lên quyết định lựa chọn ngân hàng theo thứ tự giảm dần như sau: Thươnghiệu ngân hàng, Thủ tục giao dịch, Chính sách cho vay, Hình thức chiêu thị, Nhân viên ngân hàng, Sự thuận tiện, Ảnh hưởng của người thân.

3.5. Kết quả kiểm định giả thuyết

Theo kết quả phân tích ở 3.4.5.3., các hệ số hồi qui riêng phần đều lớn hơn 0 và mức ý nghĩa Sig. nhỏ hơn 5%. Nghĩa là 7 nhân tố của mơ hình nghiên cứu đề nghị ở

Chương 1 đều có tác động cùng chiều đến Quyết định lựa chọn ngân hàng để vay vốn của KH cá nhân.

Diễn giải cụ thể mối quan hệ giữa từng nhân tố tác động với Quyết định lựa chọn ngân hàng để vay vốn của KH cá nhân trên địa bàn tỉnh Siêm Riệp, Campuchia:

- Khi Thương hiệu ngân hàng tăng lên 1 đơn vị thì quyết định lựa chọn ngân hàng để vay vốn của KH cá nhân sẽ tăng lên 0,447 đơn vị. Tức là, ngân hàng có thương hiệu mạnh hơn sẽ làm cho KH cá nhân quyết định lựa chọn vay nhiều hơn.

- Khi Chính sách cho vay tăng lên 1 đơn vị thì quyết định lựa chọn ngân hàng để vay vốn của KH cá nhân sẽ tăng lên 0,236 đơn vị. Tức là, ngân hàng có chính sách cho vay tốt hơn sẽ làm cho KH cá nhân quyết định lựa chọn vay nhiều hơn.

- Khi Thủ tục giao dịch tăng lên 1 đơn vị thì quyết định lựa chọn ngân hàng để vay vốn của KH cá nhân sẽ tăng lên 0,347 đơn vị. Tức là, ngân hàng có thủ tục hồ sơ đơn giản, nhanh chóng hơn sẽ làm cho KH cá nhân quyết định lựa chọn vay nhiều hơn.

- Khi Hình thức chiêu thị tăng lên 1 đơn vị thì quyết định lựa chọn ngân hàng để vay vốn của KH cá nhân sẽ tăng lên 0,169 đơn vị. Tức là, ngân hàng có hình thức chiêu thị hiệu quả, hấp dẫn hơn sẽ làm cho KH cá nhân quyết định lựa chọn vay nhiều hơn.

- Khi Sự thuận tiện tăng lên 1 đơn vị thì quyết định lựa chọn ngân hàng để vay vốn của KH cá nhân sẽ tăng lên 0,081 đơn vị. Tức là, ngân hàng có sự thuận tiện nhiều hơn sẽ làm cho KH cá nhân quyết định lựa chọn vay nhiều hơn. - Khi Ảnh hưởng của người thân tăng lên 1 đơn vị thì quyết định lựa chọn ngân

hàng để vay vốn của KH cá nhân sẽ tăng lên 0,079 đơn vị. Tức là, ảnh hưởng của người thân nhiều hơn sẽ làm cho KH cá nhân quyết định lựa chọn vay nhiều hơn.

- Khi Nhân viên ngân hàng tăng lên 1 đơn vị thì quyết định lựa chọn ngân hàng để vay vốn của KH cá nhân sẽ tăng lên 0,126 đơn vị. Tức là, nhân viên ngân

hàng tạo ấn tượng tốt hơn sẽ làm cho KH cá nhân quyết định lựa chọn vay nhiều hơn.

Mức độ tác động của từng nhân tố đến quyết định lựa chọn ngân hàng để vay vốn cho thấy ba nhân tố tác động đáng kể nhất lần lượt là thương hiệu ngân hàng, thủ tục giao dịch, chính sách cho vay. Có thể nhận thấy điều này là tương đối phù hợp với cơ sở lý thuyết được trình bày tại chương 2 với một số đặc trưng của khách hàng cá nhân tại địa bàn, thực trạng cho vay khách hàng cá nhân trên địa bàn tỉnh Siêm Riệp, Campuchia và thông tin thu được từ phỏng vấn khảo sát định tính sơ bộ.

Kết quả kiểm định được tổng hợp ở Bảng 3.24:

Giả thuyết Kết quả kiểm định

H1

Ngân hàng có thương hiệu mạnh sẽ làm cho khách hàng cá nhân quyết định lựa chọn vay nhiều hơn

Chấp nhận

H2

Ngân hàng có chính sách cho vay tốt hơn sẽ làm cho khách hàng cá nhân quyết định lựa chọn vay nhiều hơn

Chấp nhận

H3

Ngân hàng có thủ tục hồ sơ đơn giản, nhanh chóng hơn sẽ làm cho khách hàng cá nhân quyết định lựa chọn vay nhiều hơn

Chấp nhận

H4

Ngân hàng có hình thức chiêu thị hiệu quả, hấp dẫn hơn sẽ làm cho khách hàng cá nhân quyết định lựa chọn vay nhiều hơn

Chấp nhận

H5 Sự thuận tiện nhiều hơn sẽ làm cho khách hàng

cá nhân quyết định lựa chọn vay nhiều hơn Chấp nhận

H6

Ảnh hưởng của người thân nhiều hơn sẽ làm cho khách hàng cá nhân quyết định lựa chọn vay nhiều hơn

Chấp nhận

H7

Nhân viên ngân hàng tạo ấn tượng tốt hơn sẽ làm cho khách hàng cá nhân quyết định lựa chọn vay nhiều hơn

Chấp nhận

Từ Bảng 3.24 cho thấy các giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5, H6, H7 đều được chấp nhận. Sự gia tăng những nhân tố này sẽ làm gia tăng khả năng Quyết định lựa chọn ngân hàng để vay vốn của KH cá nhân trên địa bàn tỉnh Siêm Riệp, Campuchia.

Tóm lại, từ các kết quả phân tích nêu trên, có thể kết luận rằng mơ hình lý thuyết phù hợp với dữ liệu nghiên cứu và tất cả các giả thuyết đều được chấp nhận.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Chương 3 trình bày quy trình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, thiết kế bảng câu hỏi khảo sát và tiến hànhphân tích dữ liệu thu thập được để kiểm định các giả thuyết đã đưa ra ở Chương 1.

Từ 21 biến quan sát ban đầu, sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha và đưa vào phân tích nhân tố EFA đã rút ra được 7 nhân tố chính. Tiến hành phân tích tương quan và hồi qui đa biến ta thu được mơ hình hồi qui tuyến tính và nhận thấy tất cả 7 nhân tố đều có tác động đến quyết định lựa chọn ngân hàng để vay vốn của KH cá nhân theo mức độ tác động giảm dần như sau: Thương hiệu ngân hàng, Thủ tục giao dịch, Chính sách cho vay, Hình thức chiêu thị, Nhân viên ngân hàng, Sự thuận tiện, Ảnh hưởng của người thân. Từ đó, kết luận rằng các giả thuyết nghiên cứu được đề nghị ở Chương 1 đều được chấp nhận.

Trên cơ sở kết quả phân tích, kiểm định của Chương 3, trong chương tiếp theo sẽ đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm cải thiện, nâng cao hiệu quả của các nhân tố tác động, qua đó góp phần phát triển cơng tác cho vay của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Siêm Riệp, Campuchia.

CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN VAY VỐN TẠI CÁC NHTM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SIÊM RIỆP, CAMPUCHIA

Kết quả kiểm định mơ hình của chương 3 đã cho thấy, các nhân tố tác động đến việc lựa chọn ngân hàng để vay vốn của khách hàng cá nhân trên địa bàn tỉnh Siêm Riệp, Campuchia là Thương hiệu ngân hàng, Thủ tục giao dịch, Chính sách cho vay, Hình thức chiêu thị, Nhân viên ngân hàng, Sự thuận tiện, Ảnh hưởng của người thân. Trên cơ sở các nhân tố tác động này, chương 4 đề ra một số giải phápnhằm cải thiện, nâng cao hiệu quả của các nhân tố tác động,từ đó đẩy mạnh thu hút khách hàng cá nhân tới vay vốn tại ngân hàng thương mại, thơng qua đó nâng cao kết quả hoạt động của cơng tác tín dụng nói chung và cho vay nói riêng.

4.1. Giải pháp đối với ngân hàng thƣơng mại 4.1.1. Giải pháp về Thƣơng hiệu ngân hàng 4.1.1. Giải pháp về Thƣơng hiệu ngân hàng

Kết quả kiểm định mơ hình và phân tích tại chương 3 cho thấy thương hiệu của ngân hàng có tác động tới việc lựa chọn ngân hàng để vay vốn của khách hàng cá nhân. Chính vì vậy, các ngân hàng phải tập trung đẩy mạnh công tác xây dựng hình ảnh, thương hiệu, uy tín của ngân hàng thơng qua những biện pháp sau đây:

Phát triển hình ảnh, thương hiệu với hình ảnh ngân hàng uy tín, tin cậy, hiện đại.Xây dựng lòng tin, sự tin tưởng lớn từ khách hàng đối với ngân hàng. Đặc biệt, người dân Campuchia rất coi trọng hình thức vì thế ấn tượng ban đầu của ngân hàng với khách hàng cũng rất quan trọng.Các ngân hàng phải chú trọng đầu tư cơ sở vật chất hiện đại, mang bản sắc riêng, dễ dàng nhận biết.Điều này sẽ giúp để lại ấn tượng sâu đậm, rõ nét đối với khách hàng cá nhân khi đến sử dụng dịch vụ tại ngân hàng đồng thời nhằm phân biệt với những ngân hàng khác.

Xây dựng và triển khai các sản phẩm, dịch vụ, chính sách khách hàng một cách rõ ràng, dễ truyền đạt, dễ hiểu đối với người dân. Tạo lập uy tín, sự tin tưởng, tin cậy thơng qua hoạt động tác nghiệp rõ ràng, nhanh chóng, chính xác, bảo đảm thơng tin cá nhân cho khách hàng. Thơng qua đó làm cho khách hàng cảm thấy an tâm, tin tưởng

cậy của ngân hàng sẽ ngày càng được củng cố và nâng cao trong nhận thức của khách hàng. Các ngân hàng thương mại cũng cần đặc biệt chú trọng tới việc bảo mật thông tin khách hàng và giao dịch của khách hàng do tập quán của người dân bản địa thường không muốn thể hiện mối quan hệ giao dịch với ngân hàng. Nếu thực hiện tốt công tác này, uy tín của ngân hàng cũng sẽ được tăng đáng kể đối với khách hàng.

Đầu tư cơ sở vật chất khang trang, hiện đại nhằm thu hút sự quan tâm của khách hàng với hình ảnh ngân hàng chuyên nghiệp, hiện đại, năng động, tạo cảm giác thân thiện.

Gắn liền hình ảnh, thương hiệu của ngân hàng với những hoạt động xã hội ý nghĩa, đặc biệt đối với người dân thông qua các công tác từ thiện (ủng hộ người dân bị lũ lụt, thiên tai, ủng hộ chữ thập đỏ …), cơng tác xóa đói giảm nghèo (hỗ trợ vay vốn chính sách ưu đãi…), khuyến học (tài trợ học bổng, hướng nghiệp, hợp tác với các trường đại học trên địa bàn), hỗ trợ sản xuất kinh doanh (chính sách vay vốn ưu đãi, hỗ trợ lãi suất cho cá nhân, hộ gia đình …). Từ đó, hình ảnh của ngân hàng sẽ dần được người dân ghi nhận với sự tin cậy và hình ảnh tốt đẹp, trách nhiệm với xã hội.

Tăng cường công tác quảng bá, thông tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng như quảng cáo trên tivi, báo, đài, internet (website, diễn đàn, mạng xã hội…) và tại các địa điểm công cộng phù hợp với nhóm khách hàng cá nhân mà ngân hàng hướng tới, ví dụ tặng ghế đá công viên, quảng trường, đặt pano áp phích tại những tuyến phố lớn, địa điểm nổi tiếng để góp phần nâng cao nhận thức của người dân đối với thương hiệu của ngân hàng.

Cần xây dựng chiến lược quảng cáo phù hợp với tập quán, thói quen tiếp cận thơng tin, tin tức của khách hàng cá nhân tại địa bàn của ngân hàng hoạt động. Trước hết phải nghiên cứu, lựa chọn hình thức quảng cáo hiệu quả, có khả năng truyền đạt thơng tin rộng rãi, nhanh chóng tới đối tượng mà ngân hàng cần tiếp cận. Bên cạnh đó cũng nên cân nhắc tới yếu tố chi phí cho cơng tác quảng cáo để bảo đảm hiệu quả mà khơng tiêu tốn q nhiều chi phí. Ví dụ cụ thể như đối với người dân sống tại khu vực thành phố Siêm Riệp, ngân hàng có thể xem xét lựa chọn quảng cáo qua tivi, báo chí, tập san chuyên về kinh tế, kinh doanh … Bên cạnh đó, ngân hàng có thể đặt biển

quảng cáo, băng rôn tại những khu vực trung tâm, đông đúc người qua lại như trung tâm thương mại, chợ đầu mối, tuyến đường lớn. Còn đối với người dân ở các khu vực lân cận, ngoại thành thì ngân hàng nên lựa chọn quảng cáo qua đài phát thanh địa phương, phối hợp với cơ quan, tổ chức chính quyền địa phương nhằm tổ chức hội thảo, phổ biến cho người dân các tiện ích hiện đại của ngân hàng và lợi ích của khách hàng khi sử dụng dịch vụ tại ngân hàng nhằm khuyến khích người dân tìm hiểu, làm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến việc lựa chọn ngân hàng đế vay vốn của khách hàng cá nhân trên địa bàn tỉnh siêm riệp, campuchia (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)