Tổng quan thị trường chứng khoán Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa giá cổ phiếu và thông tin trên báo cáo tài chính của các công ty việt nam khảo sát thực nghiệm qua mô hình OHLSON , luận văn thạc sĩ (Trang 39)

Vào đầu những năm 20, thực hiện chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường, vận hành theo cơ chế thị trường, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ ngành như Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu đề án xây dựng và phát triển TTCK ở Việt Nam nhằm huy động các nguồn vốn trung, dài hạn ở trong và ngoài nước vào đầu tư phát triển kinh tế. Khởi đầu là việc thành lập Ban Nghiên cứu xây dựng và phát triển thị trường vốn thuộc Ngân hàng Nhà nước theo Quyết định số 207/QĐ – TCCB ngày 06 tháng 11 năm 1993 của thống đốc Ngân hàng Nhà nước với nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng đề án và chuẩn bị các điều kiện để thành lập TTCK theo từng bước đi thích hợp. Tiếp đến, ngày 29/06/1995, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 361/QĐ - TTg thành lập Ban chuẩn bị tổ chức TTCK giúp Chính phủ chỉ đạo, chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc thành lập TTCK Việt Nam. Ngày 28/11/1996, Chính phủ ban hành Nghị định số 75/CP, theo đó, UBCKNN được thành lập, là cơ quan trực thuộc Chính phủ thực hiện chức năng tổ chức và quản lý Nhà nước về chứng khoán và TTCK. Việc thành lập cơ quan quản lý TTCK trước khi thị trường ra đời là bước đi phù hợp với chủ trương xây dựng và phát triển TTCK ở Việt Nam, có ý nghĩa quyết định cho sự ra đời của TTCK sau đó hơn ba năm. Ngày 05/12/1997, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 1038/1997/QĐ - TTg thành lập Trung tâm Nghiên cứu và bồi dưỡng nghiệp vụ về chứng khoán và TTCK nay là Trung tâm Nghiên cứu khoa học và đào tạo chứng khoán. Bước đi quan trọng này là tiền đề để đào tạo các kiến thức chun mơn, nghiệp vụ về chứng khốn để từng bước chuẩn bị cho sự ra đời của thị trường và sự phát triển của

TTCK trong tương lai. Và cái mốc đánh dấu sự phát triển của TTCK Việt Nam phải nói đến ngày 20/07/2000, Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh đã chính thức khai trương và đi vào hoạt động với phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000 ban đầu với chỉ 04 công ty chứng khoán thành viên và 02 công ty niêm yết với giá trị cổ phiếu niêm yết là 270 tỷ đồng, tiếp đến ngày 08/03/2995, Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội cũng chính thức đi vào hoạt động.

Ngày 11/05/2007, Chính phủ với quyết định số 599/QĐ - TTg chuyển đổi Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí minh thành Sở giao dịch Chứng khoán. Và ngày 08/08/2007 Trung tâm giao dịch chứng Thành phố Hồ Chí minh chuyển thành Sở giao dịch Chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày 02/01/2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 01/2009/QĐ - TTg về việc thành lập Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội trên cơ sở chu yển đổi, tổ chức lại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội. Và ngày 24/06/2009, Sở giao dịch Chứng khốn Hà Nội chính thức ra mắt cùng với sự khai trương của thi trường UpCom (thị trường giao dịch chứng khốn của các cơng ty đại chúng chưa niêm yết).

(tổng hợp từ quá trình thành lập và phát triển của UBCKNN và từ trang điện tử của Sở giao dịch chứng khốn Hồ Chí Minh và Hà Nội)

2.1.1. Quy mơ thị trường

Chỉ với hai công ty niêm yết (REE và SAM) từ khi TTCK đi vào hoạt động, đến nay số lượng công ty niêm yết trên cả hai Sở giao dịch Chứng khốn, tính đến ngày 31/12/2012 vào khoảng 1458 công ty với 357 công ty niêm yết ở Sở giao dịch Chứng khốn TP. Hồ Chí Minh và 1101 công ty niêm yết ở Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. Sở giao dịch Chứng khốn TP. Hồ Chí Minh giữ vai trị chủ đạo trong TTCK Việt Nam, đây là nơi giao dịch cổ phiếu của các cơng ty có quy mơ vốn lớn với vốn điều lệ trên 80 tỷ đồng. Số lượng NĐT tham gia trên thị trường này

chiếm một phần lớn của tồn thị trường; hàng hố giao trên thị trường bao gồm cổ phiếu và chứng chỉ quỹ ngày càng gia tăng về số lượng. Chứng khoán tham gia niêm yết đã khẳng định được chất lượng hoạt động của đơn vị phát hành.

Số lượng cổ phiếu niêm yết tăng dần qua các năm, đặc biệt số lượng và chủng loại tăng mạnh từ thời điểm cuối năm 2006 và đầu năm 2007 khi Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới, tổ chức thành công hội nghị thượng định APEC, cùng với những thành tựu đáng khích lệ của nền kinh tế như tăng trưởng kinh tế ở mức trên 8.5%.

Bảng 2.1 Quy mô cổ phiếu niêm yết trên hai sàn qua các năm từ 2000 đến 2012

HSX HNX NĂM SỐ CỔ PHIẾU LŨY KẾ KHỐI LƯỢNG NIÊM YẾT SỐ CỔ PHIẾU LŨY KẾ KHỐI LƯỢNG NIÊM YẾT 2000 5 5 179.535.198 2001 3 8 33.188.960 2002 8 16 111.436.779 2003 0 16 0 2004 6 22 55.614.436 2005 6 28 258.213.679 6 6 11.245.478 2006 56 84 1.850.529.929 81 87 1.524.393.543 2007 35 119 2.081.630.564 27 114 1.962.075.228 2008 33 152 1.372.358.814 57 171 2.559.249.001 2009 44 196 10.423.317.994 95 266 3.719.858.609 2010 79 275 14.052.402.506 113 379 1.582.072.941 2011 26 301 15.403.223.090 14 393 262.556.915 2012 15 316 9.446.857.012 3 396 132.096.543

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo thường niên của HSX và HNX

TTCK Việt Nam với hơn 12 năm đi vào hoạt động và với hơn 9 năm kể từ khi chứng chỉ quỹ của quỹ đầu tư chứng khoán VF1 tham gia niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khốn TP. Hồ Chí Minh thì đến nay tổng số chứng chỉ quỹ niêm yết chỉ

dừng lại ở con số 6, cho thấy quỹ đầu tư chứng khốn cịn khá mới mẽ đối với NĐT cũng như thị trường.

2.1.2.Khối lượng và giá trị giao dịch

Tổng hợp dữ liệu từ báo cáo thường niên của Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội qua các năm từ 2005 đến 2012 cho thấy khối lượng cổ phiếu được giao dịch khá thấp và ít biến động giai đoạn từ 2001 đến 2004, nhưng kể từ năm 2005 cùng với sự ra đời của Trung Tâm Giao Dịch Chứng Khoán Hà Nội và sở giao dịch chứng khốn thành phố Hồ Chí Minh nên khối lượng giao dịch trên toàn thị trường tăng mạnh. Trong năm 2008 có hơn 4,5 tỷ cổ phiếu trên sàn niêm yết được chuyển nhượng giữa các nhà đầu tư, con số này tăng mạnh lên 16,8 tỷ trong năm 2009 do số lượng công ty niêm yết tăng và NĐT bắt đầu lạc quan trở lại, thanh khoản trên thị trường được cải thiện so với năm 2008

Bảng 2.2 Khối lượng và giá trị giao dịch trên hai sàn từ năm 2000 đến 2012

Khối lượng giao dịch (chứng khốn) Gía trị giao dịch (tỷ đồng) Năm HSX HNX TỔNG HSX HNX TỔNG 2000 3.641.000 3.641.000 90 90 2001 19.628.200 19.628.200 964 964 2002 35.715.393 35.715.393 959 959 2003 28.074.150 28.074.150 502 502 2004 72.894.288 72.894.288 1.971 1.971 2005 94.846.187 20.423.383 115.269.570 2.784 264 3.048 2006 538.536.869 95.606.426 634.143.295 35.472 3.917 39.389 2007 1.814.278.168 612.038.933 2.426.317.101 217.836 63.422 281.258 2008 2.977.771.458 1.531.367.130 4.509.138.588 124.576 57.122 181.698 2009 11.089.245.503 5.759.833.263 16.849.078.766 432.646 197.357 630.003 2010 16.329.056.000 8.754.809.670 25.083.865.670 273.254 241.695 514.949 2011 8.281.642.409 7.943.573.441 16.225.215.850 159.155 95.847 255.002 2012 13.980.559.995 12.138.317.539 26.118.877.534 216.881 109.679 326.560

Qua bảng dữ liệu thống kê 4.3 cho thấy rõ giá trị giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam tăng ngoạn mục vào năm 2006, tiếp theo 2007, từ 39 ngàn tỷ đồng lên 281 ngàn tỷ đồng. Điều này một mặt do khối lượng giao dịch tăng mạnh, mặt khác trong thời gian này giá cổ phiếu cũng tăng mạnh. Sang năm 2008, do ảnh hưởng chung của khủng hoảng tài chính trên thế giới nên dù khối lượng giao dịch có nhiều nhưng vì giá cổ phiếu thời điểm này rất thấp nên giá trị giao dịch trên cả hai sàn đều giảm mạnh (-64%). Qua năm 2009 thì thị trường có dấu hiệu khơi phục nên giá trị giao dịch đã tăng lên 630 ngàn tỷ đồng (tăng 248% so với năm 2008). Tuy nhiên sự phục hồi của thị trường đã không được như kỳ vọng của giới đầu tư và một phần cũng do sự khó khăn chung của nền kinh tế toàn cầu nên giá trị giao dịch qua các năm 2010, 2011 và 2012 đều thấp hơn so với năm 2009 và mức tăng không đáng kể.

2.1.3. Giá trị vốn hóa thị trường

Tổng hợp thơng tin từ báo cáo thường niên của Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2005 đến năm 2012 cho thấy thị trường chứng khoán hoạt động năm đầu tiên với giá trị vốn hóa thị trường trên HSX là 986 tỷ đồng, từ năm 2001 đến 2004 giá trị vốn hóa thị trường tăng chậm. Giá trị vốn hóa thị trường tăng ấn tượng vào năm 2006 lên tới 147 tỷ đồng, tăng gấp 20 lần so với năm 2005. Năm 2007 giá trị vốn hóa đạt ở mức 364 tỷ đồng, tăng xấp xỉ 2,5 lần so với năm liền kề. Sở dĩ giá trị vốn hóa thị trường đạt giá trị cao trong hai năm 2006 và 2007, là do hai năm đó thị trường chứng khốn Việt Nam chứng kiến sự chào sàn của các cơng ty Nhà nước cổ phần hóa có mức vốn lớn như Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (VNM), Tổng cơng ty phân bón và hóa chất Dầu Khí (DPM), Tổng cơng ty cổ phần khoan và dịch vụ Dầu Khí (PVD). Nhưng năm 2008, cũng do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính nên giá trị vốn hóa giảm hơn 54%. Năm 2009, NĐT có kỳ vọng vào sự phục hồi của nền kinh tế nên giá trị vốn hóa có tăng và tiếp tục tăng qua năm 2010, đạt mức 591 tỷ đồng. Năm 2011, thế giới hứng chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu, Việt Nam cũng không ngoại lệ nên năm này giá trị

vốn hóa thị trường giảm xuống cịn 453 tỷ đồng. Năm 2012, con số này là 678 tỷ đồng.

Hình 2.1 Giá trị vốn hóa thị trường qua các năm

Nguồn: Báo cáo thường niên của Sở giao dịch Chứng khốn TP. Hồ Chí Minh

2.1.4. Tính đầu cơ trên thị trường chứng khốn Việt Nam

Tổng hợp số liệu từ dữ liệu điện tử của trang web vietstock.vn cho thấy thị trường chứng khoán Việt Nam trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm trong hơn 12 năm hoạt động. Chỉ số VNindex tại ngày mở cửa giao dịch 28/08/2000 là 100 điểm, đến ngày 25/06/2001 (chỉ sau 133 phiên giao dịch) chỉ số VNindex tăng lên tới 571,040 điểm (tăng 471% giá trị của nó so với lúc chào sàn. Giá trị giao dịch tăng mạnh từ 0,07 tỷ đồng trong phiên giao dịch đầu tiên lên 23,57 tỷ đồng trong phiên giao dịch ngày 25/06/2001. Trong số tổng giá trị giao dịch 522 tỷ đồng từ ngày 28/07/2000 đến 25/06/2001, thì chỉ trong 11 phiên giao dịch đầu tháng 6, giá trị giao dịch đã chiếm tới gần 30%. Tuy nhiên VNindex đã chững lại và sau đó giảm xuống cịn 130,9 điểm vào ngày 24/10/2003, khối lượng giao dịch giảm mạnh, thị trường trở nên hết

sức ảm đảm. Diễn biến thị trường cho thấy NĐT chỉ tham gia thị trường khi thị trường tăng điểm và rời khỏi thị trường khi khơng cịn cơ hội đầu cơ giá lên.

Thị trường trở nên sôi động và chỉ số VNindex tăng liên tục từ giữa năm 2006 đến gần cuối năm 2007. Ngày 29/12/2006, chỉ số VNindex đã tăng lên tới 751,77 điểm, tuy nhiên đỉnh điểm phải nói đến ngày 12/03/2007, chỉ số lúc này là 1170,67. NĐT đổ xô mua cổ phiếu bất chấp sự cảnh báo của một số tổ chức đầu tư lớn trên thế giới. Chỉ số P/E thời điểm này có khi vượt quá 70 lần, đây là mức quá cáo so với mức 15-25 ở một thị trường bình thường. Thị trường thường xuyên rơi vào tình trạng mất thanh khoản khi chỉ có hoặc bên bán hoặc bên mua. NĐT chủ yếu dựa vào tâm lý và có thời gian đầu tư ngắn. Những đặc điểm này thể hiện một thị trường đầu cơ cao, kém ổn định và chứa đựng nhiều rủi ro.

Sự tăng mạnh của chỉ số VNindex cuối cùng bị đảo ngược từ cuối tháng 11/2007, thị trường bắt đầu xu thế giảm và lần lượt thiết lập các mức đáy sâu hơn. Ngày 23/06/2008 chỉ số VNindex giảm còn 368,95 điểm, ngày 28/10/2008 là 286,85 điểm và giảm đỉnh điểm 235,5 điểm vào ngày 24/02/2009. NĐT hoảng loạn bán tháo, lệnh bán được đưa ra ồ ạt trong nhiều phiên nhưng lại thiếu vắng người mua làm cho thanh khoản của thị trường trở nên trầm trọng. Năm 2009, thị trường đã có sự phục hồi, thời điểm chỉ số này đạt đỉnh trong năm là 624,1 điểm vào ngày 22/10/2009. Đến 31/12/2009, chỉ số VNindex đóng của ở mức 494,77 điểm, tăng 58,8% so với cùng kỳ năm 2008. Diễn biến thị trường cho thấy tính đầu cơ mạnh từ năm 2005 đến năm 2008, sang 2009 thị trường hoạt động ổn định hơn. Năm 2010, tình trạng đầu cơ trên thị trường giảm đi so với các năm trước đó, số lượng các phiên đầu cơ khơng kéo dài, vì thế chỉ số VNindex ít có sự thay đổi đột biến, chủ yếu xoay quanh mức điểm 430 đến 470. Sau hơn một năm hoạt động tĩnh lặng sau giai đoạn sóng gió, NĐT kỳ vọng vào sự tăng trưởng của thị trưởng nên chỉ số VNindex những tháng đầu năm 2011 nằm ở mức hơn 500 điểm, cụ thể ngày 09/02/2011 chỉ số VNindex ở mức 522,59 điểm. Tuy nhiên thị trường lại bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu nên từ tháng 2 đến cuối năm 2011,

thị trường toàn chứng kiến cảnh VNindex liên tục tuột dốc, và chạm đáy dưới 400 điểm, chỉ số VNindex ngày 05/12/2011 còn 391,12 điểm. Năm 2012, thị trường có sự phục hồi dần, nhưng tính đầu cơ hầu như rất ít, chỉ số VNindex giai đoạn này dao động quanh mức 430 đến 480.

Hình 2.2 Diễn biến chỉ số VNindex qua các năm từ năm 2000 đến năm 2012

Nguồn: Tổng hơp từ cơ sở dữ liệu của vietstock.vn

2.1.5. Thực trạng cơng bố thơng tin trên thị trường chứng khốn ViệtNam Nam

Theo Lê Hoàng Phúc (2012), sau 12 năm đi vào hoạt động, thị trường chứng khốn Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể. Theo báo cáo của Ủy ban Chứng khốn nhà nước (UBCKNN), số lượng các cơng ty niêm yết trên sàn chứng khốn đã tăng từ 5 cơng ty lên hơn 700 cơng ty, giá trị vốn hóa thị trường chiếm hơn 42% tổng sản phẩm quốc nội. Bên cạnh đó, các ngân hàng, cơng ty tài chính, cơng ty chứng khốn, cơng ty quản lý quỹ, các doanh nghiệp bảo hiểm, quỹ đầu tư tham gia thị trường đã góp phần hình hành một hệ thống các NĐT chuyên nghiệp.

Sự phát triển của TTCK Việt Nam đòi hỏi sự phát triển đồng bộ nhiều yếu tố, trong đó, nổi lên vấn đề là việc công bố thông tin của các công ty niêm yết trên sàn chứng khốn. Hiện nay, việc cơng bố thông tin của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam được thực hiện theo Luật Chứng Khốn và Thơng tư 52/2012/TT-BTC ban hành ngày 05/04/2012 của Bộ Tài Chính. Xét về quy trình và thực tiễn, việc trình bày và cơng bố thông tin của các công ty niêm yết hiện nay tồn tại một số bất cập làm ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến tính minh bạch, cơng khai và sự phát triển bền vững của TTCK Việt Nam, cụ thể như sau:

 Báo cáo biến động vốn chủ sở hữu chưa được trình bày thành một báo cáo riêng biệt theo thơng lệ quốc tế.

 Việc trình bày BCTC cho số liệu của 2 năm như quy định hiện nay làm hạn chế về thơng tin để NĐT có thể có đánh giá xác thực hơn về khả năng và xu hướng phát triển của công ty. Hiện nay, đa phần các BCTC của các công ty trên TTCK quốc tế (Unilever hay P&G chẳng hạn) trình bày 3 năm liên tục cho năm hiện tại và 2 năm liền trước đó.

 Việc gộp doanh thu và chi phí tài chính vào lãi/lỗ hoạt động kinh doanh trên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa giá cổ phiếu và thông tin trên báo cáo tài chính của các công ty việt nam khảo sát thực nghiệm qua mô hình OHLSON , luận văn thạc sĩ (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)