Nhân tố thuộc về vai trò và trách nhiệm của UBCKNN đối với việc trình

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa giá cổ phiếu và thông tin trên báo cáo tài chính của các công ty việt nam khảo sát thực nghiệm qua mô hình OHLSON , luận văn thạc sĩ (Trang 64)

trình bày và cơng bố TTKT

UBCKNN là tổ chức trực tiếp thanh tra, giám sát hoạt động của TTCK và các cơng ty chứng khốn nhưng vẫn bộc lộ một số bất cập khi thực thi quyền lực giám sát của mình như nhập nhằng quyền và trách nhiệm của các cơ quan với giữa Bộ Tài Chính, UBCKNN và Vụ Giám sát TTCK. Mặt khác, cơ chế phối hợp trong hoạt động giám sát của các đơn vị có liên quan trong UBCKNN cũng chưa chặt chẽ, còn chồng chéo cũng như khó xác định trách nhiệm của các bên liên quan.

Các đơn vị liên quan đến hoạt động giám sát thị trường của UBCKNN cũng chưa xây dựng được một phương pháp hiệu quả nhận biết và xử lý mối liên hệ giữa những rủi ro vĩ mô và rủi ro trên TTCK. Trên thực tế, giai đoạn từ năm 2009 đến nay, những diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế chính trị thế giới cũng như những khó khăn của nền kinh tế đã ảnh hưởng không nhỏ đến TTCK Việt Nam. Cũng nhờ những biến động trên đã giúp bộc lộ rõ nét những yếu kém trong giám sát vĩ mô của hệ thống thanh tra - giám sát tài chính của Việt Nam nói chung cũng như hệ thống thanh tra - giám sát chứng khốn nói riêng. Cụ thể, các thanh tra đã khơng thể dự báo được rủi ro hệ thóng từ sự liên thơng của thị trường tín dụng, thị trường bất động sản và TTCK và những tác động tiêu cực bắt nguồn từ sự liên thông này.

2.3.3 Nhân tố thuộc về trách nhiệm của các công ty niêm yết đối với việc trình bày và cơng bố TTKT

Từ kết quả kiểm đinh của Nguyễn Việt Dũng và của tác giả đã cho thấy mối liên hệ giữa thông tin kế tốn cơng bố với giá cổ phiếu trên thị trường ngày càng chặt chẽ, do đó để thơng tin phản ánh đúng giá thì thơng tin được cơng bố đó phải trung thực, minh bạch.

Ngay từ văn bản luật đầu tiên hướng dẫn về công bố thông tin trên TTCK là thông tư số 38/2007/TT-BTC ban hành ngày 18/04/2007, sau đó là thơng tư số

09/2010/TT-BTC ban hành ngày 15/01/2010 và áp dụng hiện tại là thông tư số 52/2012/TT-BTC ban hành ngày 05/04/2012, đã quy định rõ đối tượng, phương tiện, thời gian cũng như trách nhiệm của chủ thể về việc công bố thông tin trên TTCK ngày càng rõ ràng, chặt chẽ; cụ thể như:

- Đối tượng công bố thông tin bao gồm: Công ty đại chúng, tổ chức phát hành thực hiện chào bán trái phiếu ra công chúng, tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch, cơng ty chứng khốn, cơng ty quản lý quỹ, cơng ty đầu tư chứng khốn, Sở giao dịch chứng khốn (SGDCK) và người có liên quan. (điều 1 thông tư 09/2010/TT-BTC)

- Việc công bố thông tin phải đầy đủ, chính xác và kịp thời theo quy định của pháp luật.(điều 2 thơng tư 09/2010/TT-BTC)

- Trường hợp có bất kỳ thơng tin nào làm ảnh hưởng đến giá chứng khốn thì người đại diện theo pháp luật của công ty hoặc người được uỷ quyền công bố thông tin phải xác nhận hoặc đính chính thơng tin đó trong thời hạn hai mươi bốn (24) giờ, kể từ khi nhận được thơng tin đó hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý. (điều 2 thông tư 09/2010/TT-BTC)

- Phương tiện công bố thông tin gồm: Báo cáo thường niên, trang điện tử của công ty niêm yết, trang điện tử hoặc các ấn phẩm của UBCKNN, bảng tin chứng khoán hoặc trang điện tử, bảng điện tử của SGDCK, hoặc các phương tiện khác theo quy định của pháp luật.(điều 2 thông tư 09/2010/TT-BTC)

- Thời hạn công bố thông tin chậm nhất là mười (10) ngày, kể từ ngày tổ chức kiểm toán độc lập ký báo cáo kiểm tốn. Thời hạn cơng bố thơng tin Báo cáo tài chính năm khơng q chín mươi (90) ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

(điều 7 thơng tư 52/2012/TT-BTC)

- Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về cơng bố thơng tin thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm

hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. (điều 6 thơng tư 52/2012/TT-BTC)

Tuy nhiên, thực tế vì nhiều ngun nhân (lợi ích kinh tế hoặc sự hiểu biết) mà rất nhiều DOANH NGHIỆP đã vi phạm. Theo báo cáo của UBCKNN thì trong 9 tháng đầu năm 2013, cơ quan này đã xử phạt 48 tổ chức với số tiền phạt là 3,447 tỷ đồng và nội dung vi phạm chủ yếu ở mảng chế độ báo cáo, cơng bố thơng tin và khơng có thống kê về sự thiệt hại của NĐT do việc vi phạm của các DOANH NGHIỆP niêm yết này trong lĩnh vực công bố thông tin (nguồn từ vietstock.vn). Một dẫn chứng nữa là ngày 14/11, SGDCK Hà Nội đã phối hợp UBCKNN tổ chức hội nghị “Doanh nghiệp đại chúng chưa niêm yết 2013” với sự tham dự của các đại diện từ UBCKNN và gần 400 đại biểu là lãnh đạo các Tập đồn, Tổng cơng ty, các cơng ty đại chúng, các cơng ty chứng khốn và ngân hàng thương mại. Mục đích của hội nghị là tạo một diễn đàn trao đổi thông tin trực tiếp giữa cơ quan quản lý và các công ty đại chúng để cùng chia sẻ những khó khăn, giải đáp các thắc mắc về các quy định của thị trường và hướng các doanh nghiệp tiếp cận với thị trường chứng khoán. Nhưng qua hội nghị này đã cho thấy nhiều Doanh nghiệp chưa rõ mình phải đăng ký làm Doanh nghiệp đại chúng với UBCKNN, phải đăng ký khi phát hành, công bố thông tin theo quy định của pháp luật.

Một vấn đề nữa cũng không kém phần quan trọng là hiện nay hầu hết các Doanh nghiệp niêm yết chỉ trình bày và cơng bố thông chủ yếu theo hướng đầy đủ theo quy định của pháp luật, là chỉ công bố những thơng tin tài chính – tức là thơng tin có được trong quá khứ mà khơng hề có được những thơng tin phi tài chính và những thơng tin về dự báo hoạt động trong tương lai. Điều này phần nào cũng đã hạn chế tầm nhìn của NĐT đối với quyết định mua hay bán cổ phiếu của Doanh nghiệp niêm yết.

2.3.4 Nhân tố thuộc về vai trò và trách nhiệm của các tổ chức kiểm toánđộc lập đối với chất lượng thơng tin kế tốn trình bày và cơng bố trên TTCK độc lập đối với chất lượng thơng tin kế tốn trình bày và công bố trên TTCK

Thực trạng về việc thơng tin kế tốn cơng bố bị điều chỉnh sau khi kiểm toán thời gian diễn ra thời gian qua càng cho thấy vai trị quan trọng của kiểm tốn độc lập với thơng tin kế tốn cơng bố, ví dụ, BCTC 6 tháng đầu năm 2013 (đã sốt xét) của Cơng ty CP Than Núi Béo – Vinacomin (NBC) ghi nhận lợi nhuận sau thuế là 2,49 tỷ đồng, trong khi tại báo cáo tự lập của công ty, khoản lợi nhuận này lên tới 8,9 tỷ đồng. Như vậy, khoản lãi của NBC đã “hụt” hơn 6,4 tỷ đồng sau khi tiến hành kiểm toán. Tuy nhiên để làm được điều này cịn tùy thuộc vào chất lượng của kiểm tốn viên.

Chất lượng của các thơng tin cơng bố đã được kiểm tốn còn hạn chế. Nguyên nhân là do số lượng cơng ty kiểm tốn được UBCKNN chấp thuận kiểm tốn các cơng ty niêm yết chỉ khoảng 34 cơng ty, trong khi đó số lượng cơng ty niêm yết trên hai sàn đã lên tới con số gần 740 và sẽ còn tiếp tục tăng nhanh trong thời gian tới (nguồn vinacorp.vn). Ngồi ra năng lực chun mơn cũng như đạo đức hành nghề của cơng ty kiểm tốn cịn nhiều bất cập, chúng ta đang thiếu trầm trọng công ty kiểm tốn có uy tín quốc tế, nhiều cơng ty kiểm tốn thiếu kiểm tốn viên có chứng chỉ hành nghề.

Chế tài đối với những vi phạm trong lĩnh vực chứng khốn chưa phù hợp, mức phạt cịn rất nhẹ không đủ sức răn đe.

2.3.5 Nhân tố thuộc về kiến thức và khả năng hiểu biết Nhà đầu tư vớithông tin kế tốn được trình bày và cơng bố trên TTCK thơng tin kế tốn được trình bày và cơng bố trên TTCK

Qua những nội dung phân tích định lượng và định tính ở trên đã cho kết quả thơng tin kế tốn cơng bố và giá có mối liên hệ ngày càng chặt chẽ cũng như những sai phạm nhất định ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế tốn. Như vậy nếu NĐT có được những kiến thức cũng như khả năng về việc đọc, phân tích thơng tin kế tốn

kết hợp kiến thức xã hội thì hồn tồn có thể phán đốn được giá, nhưng để làm được điều này địi hỏi NĐT phải có trình độ và tính chun nghiệp để phân tích thơng tin báo cáo tài chính, mặt khác cũng địi hỏi NĐT phải tỉnh táo khi quyết định mua - bán cổ phiếu trên thị trường. Nói cách khác NĐT phải có chiến lược và định hướng đầu tư chứ khơng phải đầu tư theo tâm lý bầy đàn.

Dù đã trải qua gần 13 năm hoạt động, nhưng lượng NĐT nhỏ, lẻ, lướt sóng trên TTCK Việt Nam vẫn chiếm một phần đáng kể, và sai lầm của những NĐT này chủ yếu là đầu tư theo xu hướng “Tâm lý bầy đàn”. Vấn đề này đã tốn khơng ít giấy mực của các cơ quan ngôn luận. Bất kỳ NĐT nào khi bước vào TTCK đều thuộc lòng cụm từ “mua thấp, bán cao”, nhưng thường thì điều thực sự xảy ra trên thị trường lại ngược lại, bởi các mã đầu tư “hot” (nóng bỏng, có tiếng) ln được báo giới nhắc đến nhiều, khiến nhà đầu tư nơn nóng và mua vào ở mức giá rất cao sau khi đà đi lên đã gần hết, kết quả dẫn đến lợi nhuận khi bán đi những cổ phiếu đó thường khơng nhiều hoặc có thể bị âm.

Một sai thứ hai cũng dễ dàng thấy đối với NĐT trên TTCK là mua và bán cổ phiếu không đúng thời điểm, sai lầm này một phần cũng do đầu tư theo tâm lý bầy đàn, một phần cũng do NĐT khơng có định hướng hay chiến lược đầu tư lâu dài.

Sai lầm thứ ba mà luận văn đưa ra cũng dễ dàng thấy là “lòng tham” của NĐT. Khi đầu tư vào một cổ phiếu nào đó thì NĐT thường rất tin tưởng, kỳ vọng vào lợi nhuận to lớn mà cổ phiếu đó đem lại là điều tất nhiên, tuy nhiên việc cho hết trứng vào một hoặc hai giỏ luôn hết sức rủi ro. Việc đầu tư hết vốn vào một hoặc hai cổ phiếu này một mặt là do “lịng tham” của NĐT, nhưng cũng có thể vì hiểu biết của NĐT là có hạn và đơi khi là ngại tìm hiểu thêm những cổ phiếu khác hoặc do chưa có thơng tin từ “đám đơng” khác.

2.3.6 Nhân tố thuộc về trách nhiệm xã hội của các phương tiện truyềnthông đối với thơng tin kế tốn cơng bố trên TTCK thông đối với thơng tin kế tốn cơng bố trên TTCK

Ngoài các nhân tố trên thì thực trạng thời quan qua cũng cho thấy một nhân tố nữa cũng có tác động đến quyết định của NĐT, đó là các phương tiện truyền thơng, bao gồm cả báo chí, báo mạng, truyền hình, phát thanh,… Thực tế thì các phương tiện truyền thơng vốn dĩ đã đóng một vai trị quan trọng trong sự phát triển của mỗi quốc gia. Có thể thấy, tại rất nhiều quốc gia hiện nay, các phương tiện truyền thơng ln có những đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế xã hội. Báo chí có nhiệm vụ cung cấp thơng tin và tạo điều kiện bàn luận công khai để người dân tham gia đầy đủ hơn trong cơng tác quản lý chính trị, kinh tế, xã hội và thực hiện trách nhiệm cơng dân của họ. Báo chí cung cấp thơng tin giúp người dân có những lựa chọn đúng đắn trong cuộc sống hàng ngày.

Mặt khác, theo kết quả nghiên cứu mới nhất của Mediaweek.com được báo Hội Doanh nhân lược lại thì “Quảng cáo trên phương tiện truyền thông đại chúng tác động tới quyết định mua của khách hàng”, giữa lúc kinh tế đang suy thối thì người tiêu dùng lại tin tưởng và đánh giá cao phương thức quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đại chúng, khi nó ảnh hưởng trực tiếp đến các quyết định mua hàng của họ. Nghiên cứu này đã khảo sát mức độ ảnh hưởng của quảng cáo lên quyết định mua của một người tiêu dùng, tùy thuộc vào vị trí của người tiêu dùng trong chu kỳ mua của họ. Tính trên mặt bằng chung, các phương tiện truyền thông đại chúng gây tác động lên ít nhất 80% số lượng người tiêu dùng trong giai đoạn nhận thức của chu kỳ mua, và khoảng 53% khi giai đoạn mua diễn ra. Kết quả này lại thay đổi theo từng ngành. Ví dụ như trong lĩnh vực du lịch có đến 87% số khách hàng cho hay đã từng bị ảnh hưởng bởi các phương tiện truyền thông trong giai đoạn nhận thức. Trong khi đó ở giai đoạn mua cũng có đến 59% bị tác động. Cịn đối với ngành cơng nghiệp ơ tơ, trong giai đoạn nhận thức có 81% người tiêu dùng bị ảnh hưởng nhưng tại giai đoạn mua diễn ra tỷ lệ này là 41%. Trong tác động tạo ra bởi các phương tiện truyền thơng đại chúng, thì ảnh hưởng từ truyền hình gây ra đều như nhau ở tất cả các ngành nghề và lĩnh vực khi ở giai đoạn nhận thức có khoảng 54% người tiêu dùng thừa nhận bị ảnh hưởng còn tại giai đoạn mua là 49%.

Dưới tác động mạnh mẽ của phương tiện truyền thơng, điều gì sẽ xảy ra nếu thơng tin đưa ra với người tiêu dùng (NĐT) là sai lệch? Đã có nhiều trường hợp điển hình ở Việt Nam phải gánh chịu hậu quả việc thông tin truyền thông sai lệch.

Đầu tiên phải kể đến cuộc khủng hoảng truyền thông tháng 10/2003 xảy ra với ngân hàng ACB, vào thời điểm đó trong giới ngân hàng có một tin đồn được rỉ tai nhau là ơng Phạm Văn Thiệt, tổng giám đốc ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) đã bỏ trốn. Trong những ngày đầu, thông tin này lan truyền giới hạn trong giới ngân hàng, nhưng vào đầu tuần sau, nó đã bùng phát và lây lan với tốc độ chóng mặt tại thành phố Hồ Chí Minh, và được “nâng cấp” lên với tin ơng Phạm Văn Thiệt đã bị bắt. Chỉ trong một thời gian ngắn, hơn 900 tỷ đồng (ở thời điểm cách đây mười năm) đã bị rút ra. Ngân hàng ACB đứng trước khả năng khơng cịn đủ tiền mặt để chi trả cho khách hàng, và nếu khơng có sự can thiệp kịp thời và mạnh mẽ của Ngân hàng Nhà nước, nguy cơ về sự sụp đổ của ACB, một sự kiện có thể châm ngịi cho một phản ứng domino sẽ tác động cực kỳ nguy hiểm cho tồn bộ hệ thống tài chính ngân hàng của Việt Nam, là khơng phải khơng được tính đến. (nguồn vnr500.com.vn)

Trường hợp tiếp theo cũng liên quan đến ACB, đó là Thơng tin ơng Nguyễn Đức Kiên, người nổi tiếng và quyền lực trong làng thể thao cũng như tài chính Việt Nam, với biệt danh bầu Kiên, bị cơ quan điều tra bắt giữ được rộ lên sáng 21/8 sau khi một lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát phịng chống tội phạm (Bộ Cơng an) xác nhận với báo giới. Trong khi nguyên nhân ông Kiên bị bắt vẫn đang là một ẩn số thì chứng khốn đã “sốc”, cụ thể biến động của phiên giao dịch 21/8 có thể chia làm 3 cung bậc tâm lý rất rõ ràng:

 Ban đầu là hoạt động cắt lỗ cực mạnh và kiên quyết của những người có thể đánh giá nhanh về mức độ trầm trọng của thông tin. Những người bán sớm cịn có thể đạt được mức giá tương đối, dù cũng đã giảm rất mạnh so với hôm qua.

 Tiếp đến là tình trạng hoảng loạn của hầu hết những người cầm cổ phiếu. Khối lượng cắt lỗ ngày càng tăng lên và giá nào khơng quan trọng bằng có chạy được hàng hay khơng. Tính đám đơng thể hiện rất rõ. Cuối cùng là tình cảnh chợ chiều khi người người xếp hàng bán sàn mà thanh khoản khơng có.  Tính chung trong phiên giao dịch ngày 21/8, thông tin bầu Kiên bị bắt đã

khiến TTCK Việt Nam “bốc hơi” 19.100 tỷ đồng (tương đương 920 triệu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa giá cổ phiếu và thông tin trên báo cáo tài chính của các công ty việt nam khảo sát thực nghiệm qua mô hình OHLSON , luận văn thạc sĩ (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)