Bảng 2.27 Thống kê mô tả chi tiêu hộ gia đình cho giáo dục theo nhóm
trợ cấp giáo dục.
Nhóm trợ cấp
cho giáo dục
Chi tiêu hộ gia đình cho giáo dục Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Tần suất
Khơng có trợ cấp 5142 6249 454
11 nghìn đồng đến 30 nghìn đồng 2751 3858 24
Trên 30 nghìn đồng 9560 14506 116
Theo cơ sở dữ liệu thì có đến 454 hộ gia đình ở nhóm 1 khơng nhận được bất kỳ khoản trợ cấp giáo dục nào. Số tiền trung bình mà các hộ này chi cho giáo dục cao hơn khoản chi của 24 hộ được nhận trợ cấp giáo dục ở nhóm 2. Tuy nhiên, nhóm 3 là nhóm những hộ được nhận nhiều trợ cấp giáo dục nhất lại có số tiền chi trung bình cho giáo dục cao nhất.
Để dự báo khả năng phụ thuộc giữa chi tiêu của hộ gia đình cho giáo dục và số tiền họ nhận được từ trợ cấp giáo dục, ta xem xét bảng tần suất sau:
Bảng 2.28 Mô tả tần suất 2 chiều giữa chi tiêu cho giáo dục và nhóm trợ cấp cho giáo dục.
Nhóm trợ cấp cho giáo dục
Nhóm chi tiêu cho giáo dục Tổng số
hộ
Thấp Trung bình - thấp Trung bình Trung bình cao Cao
Khơng có trợ cấp 96 87 92 96 83 454
11.000 đến 30.000 9 8 4 2 1 24
Trên 30.000 15 23 23 21 34 116
Với bảng mô tả tần suất trên ta thực hiện kiểm định chi bình phương và được các thơng số như sau: χ2
thực tế là 20, χ2
lý thuyết ở mức ý nghĩa 5%, bậc tự do 8 là 15. Kết quả này cho thấy khả năng chi tiêu cho giáo dục phụ thuộc vào các khoản trợ cấp giáo dục là khá cao.
Tóm tắt chương 2
Nội dung chương này gồm hai phần thực hiện thống kê mô tả. Phần thứ nhất, nghiên cứu đã mô tả chi tiết về chi tiêu của hộ gia đình cho giáo dục cũng như 8 nhân tố khác gồm: tổng chi tiêu của hộ gia đình, quy mơ của hộ gia đình, nơi sinh sống của hộ gia đình, dân tộc của chủ hộ, giới tính của chủ hộ, trình độ học vấn của chủ hộ, độ tuổi của chủ hộ, trợ cấp giáo dục là các nhân tố theo giả thiết nghiên cứu có khả năng ảnh hưởng đến chi tiêu của hộ gia đình cho giáo dục. Nghiên cứu đã sử dụng các bảng tần suất một chiều để làm thống kê mô tả cho các biến trên.
Ở phần thứ hai, nghiên cứu thực hiện mô tả chi tiêu của hộ gia đình cho giáo dục theo các nhân tố khác để đưa ra những nhận định ban đầu về xu hướng tương quan trong từng trường hợp thông qua việc sử dụng các bảng thống kê tổng hợp và tần suất hai chiều. Với các kiểm định chi bình phương cho từng trường hợp, bước đầu ta có thể nhận định chi tiêu của hộ gia đình cho giáo dục nhiều khả năng phụ thuộc vào các nhân tố: tổng chi tiêu của hộ, nơi sinh sống của hộ, tuổi của chủ hộ, trình độ học vấn của chủ hộ, các khoản trợ cấp giáo dục; các nhân tố khác như: quy mơ hộ, giới tính của chủ hộ, dân tộc của chủ hộ nhiều khả năng không ảnh hưởng đến chi tiêu của hộ gia đình cho giáo dục. Tuy nhiên, các phán đốn này sẽ được kiểm chứng rõ hơn khi ta tiến hành chạy hồi quy ở chương 3 của nghiên cứu này.
Chương 3: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ CÓ KHẢ NĂNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI TIÊU CỦA HỘ GIA ĐÌNH CHO GIÁO DỤC Ở VÙNG ĐƠNG NAM BỘ BẰNG MƠ HÌNH KINH TẾ