2.1.2 Thực trạng huy động tiền gửi tiết kiệm tại TPHCM:
2.1.2.3 Tình hình huy động tiền gửi của các ngân hàng trên địa bàn TPHCM những năm vừa
TPHCM những năm vừa qua:
Bảng 2.1: Vốn huy động của các ngân hàng trên địa bàn TP.HCM tính đến 31/12/2013 (Đơn vị tính: tỷ đồng)
Nguồn: Cục Thống Kê TPHCM
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Tổng số vốn huy động 487.028 585.339 786.892 1.014.900 893.490 973.900 1.170.785 Chia theo loại ngân hàng
Ngân hàng thương mại
Nhà nước 158.073 179.995 204.839 226.030 263.701 305.875 348.570
Ngân hàng thương mại
cổ phần 239.418 305.873 468.604 655.500 512.952 541.240 689.500
Ngân hàng có vốn đầu
tư nước ngồi 89.537 99.471 113.539 133.370 116.837 126.785 132.715
Chia theo đối tƣợng gửi tiền
Tiền gửi dân cư 420.034 294.166 407.465 567.260 375.332 473.614 632.224 Tiền gửi tổ chức kinh tế 52.790 278.416 365.266 431.540 501.245 485.533 522.579 Tiền gửi của khách
hàng nước ngoài 14.204 12.757 14.251 16.100 16.913 14.753 15.982
Chia theo loại tiền gửi
Bằng đồng Việt Nam 365.080 426.534 554.276 734.160 684.383 798.598 983.459
Trong đó :
Tiết kiệm 144.783 198.157 259.881 35.432 317.596 413.062 550.737
Trong đó: Tiết kiệm 38.258 51.488 66.340 89.630 57.736 48.805 63.691
Nhìn vào bảng 2.5 ta thấy, tổng nguồn vốn huy động của các ngân hàng trên địa bàn TP.HCM từ năm 2007-2010 tăng dần qua các năm và đạt cao nhất vào năm 2010 đạt 1 014 900 tỷ đồng, với tốc độ tăng bình quân 36,13%/năm. Tuy nhiên bước sang năm 2011, nguồn vốn huy động chỉ còn 893 490 tỷ đồng, tương ứng giảm 11,96% so với thời điểm năm 2010, điều này chủ yếu là do tiền gửi tiết kiệm khu vực dân cư giảm mạnh từ 567 260 xuống còn 375 332 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ 33.83%.. Ngoài ra cũng trong năm 2011, ta thấy rõ có một sự đối nghịch trong việc huy động vốn giữa các loại hình ngân hàng khác nhau, trong khi nguồn vốn huy động của các ngân hàng thương mại Nhà nước vẫn tiếp tục tăng 16,67% so với 2010, thì nguồn vốn huy động của các ngân hàng thương mại cổ phần giảm 21.75%, các ngân hàng nước ngồi giảm 12,4%. Điều này được giải thích là do đây là thời điểm Ngân hàng Nhà nước bắt đầu áp trần lãi suất huy động, và tiến hành xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm vượt trần lãi suất, do đó người gửi tiền sẽ khơng cịn được hưởng lợi từ cuộc chạy đua lãi suất như trước nữa, cho nên một lượng tiền gửi không nhỏ đã được chuyển sang các kênh đầu tư khác hấp dẫn hơn lúc bấy giờ như bất động sản, chứng khốn…Ngồi ra, khi lãi suất huy động chính thức bị áp trần thì mặt bằng lãi suất gần như là ngang nhau giữa các ngân hàng, khiến cho một lượng tiền gửi sẽ dịch chuyển từ ngân hàng TMCP nhỏ sang các ngân hàng TMCP lớn và ngân hàng TMCP nhà nước, khiến cho những ngân hàng TMCP nào lúc trước hưởng ứng nhiệt tình cuộc chạy đua lãi suất thì bây giờ sẽ bị ảnh hưởng nhiều.
Bước sang năm 2012, tổng số vốn huy động trên địa bàn TPHCM tăng xấp xỉ 9% so với năm 2011, đạt 973 900 tỷ đồng, trong đó tăng đều ở các loại hình ngân hàng, cụ thể: ở khối ngân hàng thương mại nhà nước tăng hơn 15%, ngân hàng TMCP tăng 5.6%, ngân hàng có vốn đầu tư nước ngồi tăng 8.5%. Tuy nhiên lại có sự khác biệt trong đối tượng gửi tiền và loại tiền gửi, trong khi huy động từ tầng lớp dân cư tăng 26%, thì huy động từ các tổ chức kinh tế có phần giảm nhẹ, bên cạnh
đó huy động vốn bằng VND tăng 13,9%, còn ngoại tệ lại giảm 6,7%. Lý giải điều này, sở dĩ tiết kiệm tiền đồng tăng mạnh là do lãi suất tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ lúc bấy giờ ở mức 1,25%/năm đến 2%/năm, chênh lệch quá lớn so với lãi suất tiết kiệm tiền đồng ở mức 7%/năm, cùng với tỷ giá ổn định và kênh tiền gửi tại ngân hàng an tồn, hiệu quả nên kích thích người dân bán USD mà mình có được để gửi tiền đồng tại ngân hàng. Bên cạnh đó, đối với một số khách hàng cá nhân đang có một phần vốn nhàn rỗi cho rằng lãi suất còn tiếp tục giảm thêm nên vẫn tiếp tục gửi ngân hàng. Tuy nhiên, điều này không xảy ra với mọi ngân hàng. Thực tế cho thấy, thực trạng vượt trần lãi suất huy động tiền đồng vẫn luôn tồn tại trong hệ thống ngân hàng, nhất là ở kỳ hạn ngắn (1 - 3 tháng) và xuất hiện nhiều hơn ở những nhà băng quy mô nhỏ và yếu kém với mức lãi suất thỏa thuận lúc bấy giờ có thể lên đến 12%/năm.
Năm 2013 tiếp tục đà tăng trưởng, huy động vốn TPHCM tiếp tục gia tăng 20% so với năm trước, ước đạt 1 170 nghìn tỷ đồng. Việc các ngân hàng trong giai đoạn này đều đẩy mạnh hoạt động huy động vốn trong khi tốc độ tăng trưởng tín dụng cịn thấp và nợ xấu gia tăng được lý giải là do: việc luân chuyển dòng tiền ở các ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng nhỏ, đã chậm hơn trước, do nợ xấu tăng, và bơm tiền của NHNN qua thị trường mở hạn chế, vì vậy, đa phần các ngân hàng chọn giải pháp huy động từ dân cư và tổ chức kinh tế để chuẩn bị cho nguồn tiền chi trả cho người gửi. Các ngân hàng cũng cần thêm vốn để cho vay với kỳ vọng tín dụng sẽ tăng hơn khi càng về cuối năm. Thêm vào đó, sự mất cân đối trong huy động và cho vay, tức huy động ngắn hạn, nhưng cho vay trung, dài hạn cũng khiến cho các ngân hàng dễ rơi vào tình trạng thiếu tiền ngắn hạn để trả cho người gửi, khiến họ tăng lãi suất huy động trong thời điểm này.
Nhìn chung tình hình huy động vốn của các ngân hàng trên địa bàn TPHCM tăng dần qua các năm, tuy nhiên trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng thấp, nhiều ngân hàng, trong đó có các ngân hàng lớn, vẫn đang ra sức tăng cường cơng tác huy động, bằng các chương trình khuyến mãi, ưu đãi lãi suất…nhằm giải quyết bài toán thanh khoản đang căng thẳng hiện nay. Nếu không tiếp tục cạnh tranh để huy động
vốn sẽ dễ bị mất thị phần khi NH bạn gia tăng thêm tính hấp dẫn cho lãi suất. Tuy nhiên, nếu không thận trọng, lãi suất sẽ tạo khó khăn cho chính NH khi chạy đua huy động tiết kiệm vì khơng dễ để cho vay ra.