CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.5. Đối tượng và phạm vi khảo sát
Đối tượng khảo sát: các kế toán hiện làm việc trong các doanh nghiệp nhỏ
và vừa
Phạm vi khảo sát: trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 3.6. Cơng cụ thu thập, phân tích và xử lý dữ liệu:
3.6.1. Cơng cụ thu thập dữ liệu:
Dựa vào bảng câu hỏi khảo sát ở Phụ lục 1, gửi bảng câu hỏi đến các đối tượng khảo sát được nêu ở trên qua email, qua mạng xã hội facebook và phát bảng câu hỏi trực tiếp.
3.6.2. Phân tích và xử lý dữ liệu:
Bài nghiên cứu dùng phần mềm thống kê SPSS 22.0 nhằm quan sát những tham số đặc trưng thống kê của dữ liệu, đặc điểm của những đối tượng khảo sát. Sau đó, tác giả tiến hành sử dụng cơng cụ Cronbach’s Alpha để đánh giá độ tin cậy của thang đo, loại bỏ các biến không phù hợp và tiến hành phân tích EFA đối với các biến tốt, các biến này nếu đạt sẽ tiếp tục đưa vào phân tích hồi quy để kiểm định sự tương quan giữa các biến với nhau và kiểm định độ phù hợp của mơ hình.
Kiểm định bằng thang đo:
Dữ liệu sau khi được sàng lọc để tiến hành phân tích dữ liệu, kiểm định thang đo bằng hệ số α của Cronbach là cho phép người phân tích loại bỏ các biến
khơng phù hợp và hạn chế các biến rác trong quá trình nghiên cứu và đánh giá độ tin cậy của thang đo. Những biến có hệ số với tương quan biến tổng (Item Total Corelation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại khỏi thang đo. Thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên là thang đo có thể chấp nhận được về độ tin cậy. Thông thường, thang đo có Cronbach’s alpha từ 0.7 đến 0.8 là sử dụng được (Nunnally & Burnstein, 1994) (theo Nguyễn Đình Thọ, 2014). Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng khi thang đo có độ tin cậy từ 0.8 trở lên đến gần 1 là thang đo lường tốt.
Phân tích nhân tố khám phá (Explorary Factor Analysis - EFA)
Phân tích nhân tố khám phá là một phương pháp phân tích rất có ích cho việc xác định các tập hợp biến cần thiết cho vấn đề nghiên cứu và được sử dụng để tìm mối quan hệ giữa các biến với nhau. Các biến được gọi là nhân tố hay các biến tiềm tàng là do chúng không thể được nhận ra một cách trực tiếp. Như vậy, qua phân tích nhân tố với phép rút gọn dữ liệu và biến bằng cách nhóm chúng lại với các nhân tố đại diện.
Trong phân tích nhân tố khám phá, trị số KMO (Kaisor Meyer Olkin) là chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số của KMO lớn (giữa 0.1 và 1) có ý nghĩa là phân tích nhân tố là thích hợp, cịn nếu như trị số này nhỏ hơn 0.5 thì phân tích nhân tố có khả năng khơng thích hợp với các dữ liệu).
Một phần quan trọng trong bảng phân tích nhân tố là ma trận nhân tố (Component Matrix). Ma trận nhân tố chứa các hệ số biểu diễn các biến chuẩn hóa bằng các nhân tố (mỗi biến là một đa thức của các nhân tố). Những hệ số này (factor loading) biểu diễn tương quan giữa các nhân tố và các biến. Các hệ số này dùng để giải thích các nhân tố. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp trích nhân tố Component Principle và phương pháp xoay nhân tố được sử dụng phổ biến nhất là phương pháp Varimax (xoay nguyên góc các nhân tố để tối thiểu hóa số lượng biến có hệ số lớn tại cùng một nhân tố, vì vậy sẽ tăng cường khả năng giải thích các nhân tố).
Hệ số tải nhân tố factor loading là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA. Factor loading lớn hơn 0.3 được xem là đạt mức tối thiểu, factor loading
lớn hơn 0.4 được xem là quan trọng và lớn hơn 0.5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn (Nguyễn Đình Thọ, 2014). Nếu cỡ mẫu khoảng 120 thì hệ số tải nhân tố phải lớn hơn 0.5 thì mới đạt yêu cầu.
Xây dựng phương trình hồi quy
Phân tích hồi quy là phương pháp dùng trong thống kê nhằm xác định giá trị kỳ vọng của một hoặc nhiều biến ngẫn nhiên có thể dự đốn hay được dự đốn thơng qua điều kiện, dữ liệu của mốt hay nhiều biến ngẫu nhiên khác. Hồi quy phần lớn có khả năng biểu diễn bằng phương pháp hàm hợp lý ước lượng các tham số có mối liên quan của mơ hình hoặc một số mơ hình nào đó. Với đề tài các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC của các DNNVV trên địa bàn tỉnh BR-VT, qua phân tích cơ sở lý thuyết, tác giả xây dựng phương trình hồi quy như sau:
Y = β0 + β1QT+ β2MD+ β3QM+ β4BM+ β5TH+ β6KT + µ
Trong đó:
Biến phụ thuộc Y: Chất lượng BCTC
Các biến: QT, MD, QM, TD, BM, TH, KT lần lượt là các biến: Nhà quản trị công ty (QT); (2) Mục đích lập BCTC (MD); (3) Quy mô công ty (QM); (4) Bộ máy kế tốn (BM); (5) Chính sách thuế (TH) và (6) Tác động của công tác kiểm tra (KT).
β0: hằng số(constant term)
βi(i=1...6) : hệ số các biến độc lập µ: phần dư (Residual)
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Chương 3 đã giới thiệu phương pháp nghiên cứu sử dụng trong luận văn này là sử dụng phương pháp thang đo để xây dựng và đo lường các khái niệm nghiên cứu, từ đó kiểm định giả thiết nghiên cứu đặt ra, xây dựng thang đo hiệu chỉnh, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa và xây dựng mơ hình nghiên cứu. Đồng thời, trong chương này cũng đã giới thiệu cách thức lấy mẫu, chọn mẫu quan sát và cách tiến hành nghiên cứu của luận văn.
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
Chương 3 đã trình bày phương pháp nghiên cứu để đánh giá thang đo, kiểm định mơ hình, giả thuyết nghiên cứu. Mục đích của chương 4 là trình bày kết quả kiểm định thang đo, mơ hình nghiên cứu cũng như các giả thuyết đưa ra trong mơ hình.
Đầu tiên, kiểm định thang đo bằng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach Anpha và phân tích yếu tố khám phá EFA. Tiếp theo, kiểm định mơ hình và giả thuyết nghiên cứu bằng phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính bội bằng SPSS, phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố chi phối đến chất lượng BCTC của các DNNVV.
4.1. Kết quả nghiên cứu: 4.1.1. Nghiên cứu định tính 4.1.1. Nghiên cứu định tính
Thông qua việc thảo luận trực tiếp (phụ lục 1), thu thập và đánh giá ý kiến của các chuyên gia, tác giả nhận thấy nhiều ý kiến cho rằng hiện nay DNNVV chỉ quan tâm đến việc ghi chép sổ sách kế toán theo nghiệp vụ phát sinh và BCTC của DNNVV chỉ mục đích cho đối tượng sử dụng là cơ quan thuế. Do vậy, phần lớn ý kiến cho rằng thông tin trên BCTC hiện nay chưa phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng, chưa phản ánh đúng tình hình tài chính và kinh doanh của doanh nghiệp. Thực tế hiện nay cho thấy, nhiều DNNVV tồn tại hai hệ thống sổ sách, một hệ thống sổ sách chính dùng nội bộ phản ánh đúng thực trạng tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, và một hệ thống sổ sách bên ngoài dùng để đối phó với cơ quan thuế, nhằm phục vụ cho mục đích thuế.
Các DNNVV được sở hữu bởi một hoặc một số cá nhân vì vậy các chủ sở hữu DNNVV không cần nâng đỡ giá cổ phiếu và cũng không sợ bị mất chức vụ nên mục đích của các doanh nghiệp này là làm sao có thể giảm được thuế nhiều nhất. Vì vậy, các DNNVV có xu hướng muốn giấu lãi bằng cách giấu doanh thu. Điển hình như nhiều DNNVV bán hàng nhưng cố tình khơng xuất hóa đơn hoặc khi bị khách hàng u cầu xuất hóa đơn thì các doanh nghiệp này tìm nhiều lý do để trì hỗn làm
cho những khách hàng là cá nhân thường không đủ kiên nhẫn rồi bỏ qua việc yêu cầu lấy hóa đơn. Việc này nếu thực hiện trót lọt sẽ làm giảm thu nhập chịu thuế dẫn đến BCTC bị bóp méo theo xu hướng lỗ giả - lãi thật. Mặc dù ai cũng biết, nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp được xác định dựa trên các báo cáo thuế chứ không dựa trên BCTC, tuy nhiên BCTC lại là một trong những căn cứ quan trọng để lập nên báo cáo thuế nên nếu cơ quan thuế không kiểm tra được sự trung thực của BCTC thì khả năng rất cao là báo cáo thuế cũng bị sai lệch đáng kể.
Lý do sai sót trên BCTC thì có nhiều, có cả ngun nhân chủ quan và khách quan, có thể là do gian lận và cũng có thể do sai sót vơ ý. Ngun nhân chủ yếu làm cho BCTC giảm bớt sự trung thực và minh bạch là do ý muốn chủ quan của doanh nghiệp, cố tình gian lận để trình bày BCTC theo mục đích riêng của từng doanh nghiệp, tức là muốn giấu lãi hoặc giấu lỗ. Mặt khác, nghề kế toán là nghề của những con số nên khó tránh khỏi việc sai sót khi tính tốn số liệu và nếu hệ thống kiểm soát nội bộ khơng làm hết trách nhiệm thì khả năng sai sót số liệu do tính tốn là rất cao.
Ngồi ra, do một số quy định về pháp luật cịn chưa thật sự rõ ràng, thậm chí có trường hợp cịn có sự mâu thuẫn giữa các văn bản quy phạm pháp luật nên gây khó khăn cho việc áp dụng hoặc có thể dẫn đến hiểu sai quy định của pháp luật.
Thêm nữa, nhiều ý kiến cho rằng chất lượng BCTC của DNNVV trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu bị ảnh hưởng bởi những người làm cơng tác kế tốn lập BCTC. Hiện nay, người làm công tác kế tốn trong phần lớn DNNVV cịn hạn chế nhiều về kinh nghiệm, kiến thức và trình độ. Lý do đưa ra, là vì DNNVV cịn hạn chế về ngân sách và tiềm lực kinh tế để mạnh tay đầu tư vào việc tuyển dụng, đào tạo một đội ngũ nhân viên kế tốn giỏi, trình độ cao.
4.1.2. Mẫu nghiên cứu định lượng
Tổng số phiếu khảo sát đã gửi đi là 238 phiếu bằng hình thức phát bảng khảo sát trực tiếp và khảo sát trực tuyến qua địa chỉ: http://docs.google.com. Số phiếu thu về là 197 phiếu, sau khi loại các phiếu khảo sát khơng đạt u cầu thì cịn lại 181 phiếu. Thực hiện thống kê mô tả để phân loại số người tham gia trả lời như sau:
Bảng 4.1a: Đặc điểm mẫu nghiên cứu Các đặc điểm Mẫu n = 181 Các đặc điểm Mẫu n = 181 Tần số Tỷ lệ Giới tính Nữ 79 43,65% Nam 102 56,35% Ngành học Kế toán 85 46,96% Kiểm toán 52 28,73% Quản trị 34 18,78% Tài chính Ngân hàng 10 5,52% Trình độ Trung cấp 72 39,78% CĐ - ĐH 90 49,72% Sau đại học 12 6,63% Khác 7 3,87% Kinh nghiệm Dưới 2 năm 74 40,88% Từ 2 đến 5 năm 56 30,94% Từ 5 đến 10 năm 37 20,44% Từ 10 năm trở lên 14 7,73%
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu nghiên cứu bằng SPSS 22
Về giới tính, khảo sát gồm 102 nam chiếm 56.35% và 79 nữ chiếm 43.65%. Về ngành học, dữ liệu khảo sát trong mẫu cho thấy ngành kế toán chiếm tỷ trọng nhiều nhất (85 người tương đương 46.96%), kế tiếp là ngành kiểm toán chiếm 28.73% tương đương 52 người. Ngành quản trị chiếm tỷ lệ 18.78%, tương đương 34 người và ngành tài chính ngân hàng với 10 người chiếm tỷ lệ 5.52%.
Về trình độ học vấn, người tham gia khảo sát có trình độ học vấn thuộc 4 nhóm: trung cấp, cao đẳng - đại học, trên đại học và khác. Số lượng người có trình độ cao đẳng - đại học chiếm tỷ trọng lớn nhất (90 người, tương đương tỷ lệ 49.72% so với
mẫu). Tiếp theo là số lượng người có trình độ trung cấp với tỷ lệ 39.78%, trình độ trên đại học chiếm tỷ lệ 6.63% với 12 người.
Về kinh nghiệm, chiếm tỷ trọng cao nhất là dưới 2 năm với 74 người, chiếm tỷ lệ 40.88%, thấp nhất là kinh nghiệm từ 10 năm trở lên với 14 người, chiếm tỷ lệ 7.73%.
Bảng 4.1b: Đặc điểm mẫu nghiên cứu (tt)
Đặc điểm Tần số Tỷ lệ Số nhân viên trong công ty Dưới 10 26 14,36% Từ 10 đến dưới 50 46 25,41% Từ 50 đến dưới 100 85 46,96% Từ 100 đến dưới 200 21 11,60% Từ 200 trở lên 3 1,66% Loại hình cơng ty Thương mại 24 13,26% Sản xuất 86 47,51% Dịch vụ 39 21,55% Khác 32 17,68% Tổng nguồn vốn Dưới 10 tỷ 139 76,80% Từ 10 đến dưới 20 tỷ 23 12,71% Từ 20 đến dưới 50 tỷ 15 8,29% Từ 50 đến dưới 100 tỷ 4 2,20%
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu nghiên cứu bằng SPSS 22
Về số nhân viên trong công ty, chiếm tỷ trọng cao nhất là quy mô từ 50 đến dưới 100 người, với 85 công ty, chiếm tỷ lệ 46.96%, thấp nhất là quy mô từ 200 người trở lên, chiếm tỷ lệ 1.66%.
Về loại hình cơng ty, chiếm tỷ trọng cao nhất là công ty sản xuất với 86 công ty, chiếm tỷ lệ 47.51%, chiếm tỷ trọng thấp nhất là công ty thương mại với 24 công ty, chiếm tỷ lệ 13.26%.
Về tổng nguồn vốn, chiếm tỷ trọng cao nhất là công ty dưới 10 tỷ với 139 công ty, chiếm tỷ lệ 76.80%, tiếp theo là công ty từ 10 đến dưới 20 tỷ, với 23 công ty chiếm tỷ trọng 12,71%.
4.1.3. Phân tích hệ số Cronbach’s alpha
4.1.3.1. Thang đo nhà quản trị của doanh nghiệp
Thang đo nhà quản trị của doanh nghiệp gồm 04 biến quan sát. Kết quả tóm tắt được thể hiện trong bảng dưới đây:
Bảng 4.2: Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo nhà quản trị Biến quan sát Biến quan sát
Hệ số tương quan biến -
tổng
Cronbach's Alpha nếu loại biến Nhà quản trị của doanh nghiệp có hiểu biết nhất định
về lĩnh vực kế toán
.709 .887
Nhà quản trị có quan tâm đến cơng tác kế toán của doanh nghiệp.
.830 .842
Nhà quản trị có can thiệp vào việc ghi chép và lập BCTC của bộ phận kế toán.
.751 .872
Nhà quản trị có thể đưa ra các quyết định kinh tế dựa trên BCTC của doanh nghiệp.
.790 .857
Cronbach's Alpha = .896
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu nghiên cứu bằng SPSS 22
Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha cho thấy các biến quan sát của thang đo nhà quản trị cơng ty đều có hệ số tương quan biến – tổng lớn hơn 0.3 và có hệ số độ tin cậy Cronbach’s Alpha là 0.896 > 0.6. Vì vậy, các biến này đều được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo.
4.1.3.2. Thang đo mục đích lập BCTC
Thang đo mục đích lập BCTC gồm 03 biến quan sát. Kết quả tóm tắt được thể hiện trong bảng dưới đây:
Bảng 4.3: Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo mục đích lập BCTC Biến quan sát Biến quan sát Hệ số tương quan biến - tổng Cronbach's Alpha nếu loại
biến Lập BCTC theo yêu cầu của các cơ quan hữu
quan hơn là cung cấp thông tin cho người sử dụng
.660 .841
Lập BCTC nhằm hỗ trợ cho việc vay vốn của doanh nghiệp
.778 .728
Lập BCTC nhằm hỗ trợ cho việc tìm kiếm, duy trì khách hàng và nhà cung cấp
.720 .787
Cronbach's Alpha = .848
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu nghiên cứu bằng SPSS 22
Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha cho thấy các biến quan sát của thang đo mục đích lập BCTC đều có hệ số tương quan biến – tổng lớn hơn 0.3 và có hệ số độ tin cậy Cronbach’s Alpha là 0.848 > 0.6. Vì vậy, các biến này đều được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo.
4.1.3.3. Thang đo quy mô công ty
Thang đo quy mô công ty gồm 03 biến quan sát. Kết quả tóm tắt được thể hiện trong bảng dưới đây:
Bảng 4.4: Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo quy mô công ty Biến quan sát Biến quan sát
Hệ số tương quan biến -
tổng
Cronbach's Alpha nếu loại
biến Doanh nghiệp có quy mơ càng nhỏ thì càng ít
quan tâm đến chất lượng BCTC
.652 .850
DNNVV không nhất thiết phải đảm bảo chất lượng BCTC
.801 .705
Doanh nghiệp nhỏ không đủ nguồn lực tài chính để đảm bảo chất lượng BCTC.
.711 .797
Cronbach's Alpha = .849
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu nghiên cứu bằng SPSS 22
Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha cho thấy các biến quan sát của thang