CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
4.1. Kết quả nghiên cứu
4.1.5.4. Kiểm định độ phù hợp mơ hình và hiện tượng đa cộng tuyến
4.1.5.4.1 Kiểm tra đa cộng tuyến
Kiểm tra vấn đề đa cộng tuyến: Vấn đề đa cộng tuyến xảy ra khi các biến (nhân tố) độc lập có tương quan tuyến tính khá mạnh với nhau. Nói cách khác hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra khi có mối tương quan tuyến tính hiện hữu giữa >= 2 biến độc lập trong mơ hình. Như đã đề cập ở phần phân tích tương quan, giữa các biến độc lập có tương quan với nhau, điều này sẽ tạo ra khả năng đa cộng tuyến của mơ hình. Vì vậy ta sẽ kiểm tra thêm hệ số phóng đại phương sai (Variance inflation factor – VIF). Kết quả phân tích cũng cho thấy hệ số phóng đại phương sai VIF của các biến là tương đối nhỏ (tất cả đều nhỏ hơn 2). Theo Nguyễn Đình Thọ “quy tắc là khi VIF vượt quá 10, đó là dấu hiệu của đa cộng tuyến”. Do đó hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập trong mơ hình này là nhỏ, khơng ảnh hưởng đáng kể đến kết quả hồi quy.
4.1.5.4.2. Kiểm định về phân phối chuẩn của phần dư
Phần dư của một mơ hình hồi quy có thể không tuân theo phân phối chuẩn vì những lý do như sử dụng sai mơ hình, phương sai không phải là hằng số. Vì thế
nghiên cứu tiến hành kiểm định về giả thuyết phân phối chuẩn phần dư để dảm bảo mơ hình hồi quy bội đã phân tích có phù hợp với mục đích nghiên cứu.
Giả định phân phối chuẩn của phần dư được kiểm tra qua biểu đồ Histogram và đồ thị Q-Q plot . Nhìn vào biểu đồ Histogram ta thấy phần dư có dạng gần với phân phối chuẩn, giá trị trung bình gần bằng 0 và độ lệch chuẩn gần bằng 1 (cụ thể là 0.983). Đồ thị Q-Q plot biểu diễn các điểm quan sát thực tế tập trung khá sát đường chéo những giá trị kỳ vọng, có nghĩa là phần dư có phân phối chuẩn.
Hình 4.1 cho thấy đường cong phân phối chuẩn được đặt trên biểu đồ tần số của phân dư chuẩn hóa. Phân tích trên biểu đồ, các phần dư chuẩn hóa này có phân phối xấp xỉ chuẩn, khi các phần dư nằm tương đối sát với đường cong phân phối chuẩn. Phân tích qua số liệu thống kê bằng phần mềm SPSS thì giá trị trung bình của phần dư xấp xỉ bằng 0 và độ lệch chuẩn của phần dư là Std.Dev. = 0.983, gần bằng 1.
Hình 4.1: Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa
Ngồi ra các điểm thể hiện phần dư đều phân tán xung quanh đường thẳng kỳ vọng tại hình 4.2. Như vậy giả thuyết về phân phối chuẩn phần dư khơng bị vi phạm, mơ hình hồi quy bội được sử dụng là phù hợp về mặt ý nghĩa thống kê. Do đó, có thể kết luận rằng phần dư của mơ hình hồi quy bội có phân phối chuẩn.
Hình 4.2: Đồ thị so sánh với phân phối chuẩn (p-p) của phần dư chuẩn hóa
Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu của tác giả
4.1.5.4.3. Kiểm định mối quan hệ tuyến tính
Về kiểm định quan hệ tuyến tính, phương pháp được sử dụng là biểu đồ phân tán. Nghiên cứu tiếp tục kiểm định mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập. Phương thức kiểm tra là dựa trên đồ thị thể hiện mức độ phân tán giữa các phần dư u của mơ hình hồi quy bội. Hình 4.3 dưới đây cho thấy khơng có
mối liên hệ gì giữa các giá trị dự đốn và phần dư, vì phần dư có mức độ phân tán rất ngẫu nhiên quanh giá trị 0 và không theo một trật tự, hình dạng cụ thể, ví dụ như đường cong dạng Parabol, hình cong dạng biểu đồ Sin, hình Hypebol,...Do đó, phần dư khơng thay đổi theo một trật tự nào đối với giá trị dự đốn. Vì vậy, giả thiết về liên hệ tuyến tính khơng bị vi phạm.
Hình 4.3: Đồ thị phân bố ngẫu nhiên của phần dư chuẩn hóa
Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu của tác giả
4.1.5.5. Tóm tắt kết quả kiểm định các giả thuyết
Chấp nhận giả thuyết H1: Nhà quản trị doanh nghiệp có tác động cùng
chiều đến chất lượng BCTC.
Chấp nhận giả thuyết H2: Mục đích lập BCTC có tác động cùng chiều đến
Bác bỏ giả thuyết H3: Quy mơ cơng ty có tác động cùng chiều đến chất
lượng BCTC. Dựa vào hệ số hồi quy, suy ra quy mơ cơng ty có tác động ngược chiều đến chất lượng BCTC.
Chấp nhận giả thuyết H4: Bộ máy kế tốn có tác động cùng chiều đến chất
lượng BCTC.
Các nhân tố trong giả thuyết H5 và H6 là chính sách thuế và cơng tác kiểm tra khơng có ý nghĩa thống kê trong mơ hình.
4.2. Bàn luận kết quả nghiên cứu
Kết quả phân tích từ dữ liệu khảo sát của mơ hình hồi quy bội (Bảng 4.18) cho thấy nhân tố quy mơ doanh nghiệp có tác động cao nhất đến chất lượng báo cáo tài chính (β = -0.218), lần lượt tiếp theo là các nhân tố Bộ máy kế tốn của cơng ty (β = 0.201), Mục đích lập báo cáo tài chính (β = 0.126) và cuối cùng là nhân tố nhà quản trị cơng ty có mức tác động thấp nhất (β = 0.125). Hai nhân tố là chính sách thuế và cơng tác kiểm tra/thanh tra khơng có ý nghĩa thống kê trong mơ hình nghiên cứu.
Nhân tố nhà quản trị công ty: Kết quả nghiên cứu ủng hộ lý thuyết ủy quyền,
nhà quản trị công ty và các bên liên quan như nhà cung cấp, nhà đầu tư… đều mong muốn tối đa hóa lợi ích của mình. Đối với các DNNVV, nhà quản trị cơng ty có thể là nhà đầu tư hoặc cá nhân được ủy quyền. Do đó, xung đột lợi ích có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng BCTC. Trong trường hợp nghiên cứu tại các DNNVV tại Bà Rịa-Vũng Tàu thì nhà quản trị doanh nghiệp càng có kiến thức chun mơn về báo cáo tài chính thì càng làm cho chất lượng BCTC của doanh nghiệp được cải thiện.
Mục đích lập BCTC: Kết quả nghiên cứu tương đồng với nghiên cứu của Phan
Thị Minh Nguyệt (2014) về việc xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng thơng tin kế tốn trình bày trên BCTC của các cơng ty niêm yết ở Việt Nam, thì nhân tố mục đích lập BCTC tác động đáng kể đến chất lượng thơng tin kế tốn trình bày trên BCTC của các công ty niêm yết. Xu hướng hiện nay phần lớn các doanh nghiệp khi lập BCTC đều lập theo lợi ích riêng cho từng bên liên quan cũng ảnh hưởng đến chất lượng BCTC. Trong trường hợp nghiên cứu này thì
Quy mơ công ty: Kết quả nghiên cứu trái ngược với lý thuyết tín hiệu và
nghiên cứu của Meek, Roberts & Gray (1995), Đặng Thị Kiều Hoa (2016) cho rằng các doanh nghiệp có quy mơ càng lớn thì mức độ cơng bố và minh bạch thông tin càng nhiều so với doanh nghiệp có quy mơ nhỏ nhằm củng cố niềm tin và thu hút vốn của nhà đầu tư. Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng các doanh nghiệp có quy mơ nhỏ hơn thì chất lượng báo cáo tài chính tốt hơn. Điều này có thể lý giải là do các doanh nghiệp quy mô nhỏ hơn thường hạch toán trung thực và theo dõi chặt chẽ hơn các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại đơn vị của mình. Các DNNVV thường là các doanh nghiệp đóng (Non – pulic). Chứng khốn hoặc các cơng cụ tài chính do các nghiệp này phát hành thường không được trao đổi rộng rãi trên thị trường. Đối tượng sử dụng thông tin kế toán của các DNNVV tập trung vào chủ sở hữu, chủ nợ hiện tại và tiềm năng. Do vậy, nghĩa vụ pháp lý cơng bố thơng tin tài chính của các doanh nghiệp này có những giới hạn nhất định và đơn giản hơn so với các doanh nghiệp đại chúng có quy mơ lớn. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường tập trung vào những ngành nghề kinh doanh chính. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong các doanh nghiệp này thường là những nghiệp vụ cơ bản gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu. Các quan hệ kinh tế, tài chính phức tạp thường hiếm khi xảy ra do vậy cơng tác kế tốn của các doanh nghiệp này chủ yếu tập trung vào những vấn đề cơ bản trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
Bộ máy kế toán: Kết quả nghiên cứu tương đồng với nghiên cứu của Phạm
Thanh Trung (2016) đánh giá một trong các yếu tố tác động đến chất lượng thông tin BCTC là tổ chức bộ máy kế toán. Trong trường hợp này, các DNNVV có bộ máy kế tốn tốt thì cho ra các báo cáo tài chính có chứa đựng thơng tin kế tốn có chất lương. Bộ máy kế toán tốt giúp doanh nghiệp vận hành trơn tru, hạch toán đúng và đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Heidi (2001), Trần Đình Khơi Nguyên (2010), Võ Văn Nhị và Trần Thanh Hải (2013), Phạm Minh Nguyệt (2014).
Nghiên cứu cho thấy hệ thống kế tốn của doanh nghiệp có tác động đến việc hồn thiện cơng tác kế toán và lập BCTC tại các DNNVV.
Hiện nay, DNNVV Việt Nam nói chung và BR-VT nói riêng khơng chỉ chịu sức ép cạnh tranh với các cơng ty trong nước mà cịn cạnh tranh gay gắt, quyết liệt với các tập đồn đa quốc gia, những cơng ty hùng mạnh cả về vốn, thương hiệu sản phẩm, dịch vụ và trình độ quản lý. Trong khi đó, phần lớn những DNNVV thường hạn chế về vốn, trình độ và uy tín với thị trường. Để có một hệ thống kế tốn tốt, doanh nghiệp cần phải đầu tư chi phí khơng hề nhỏ, bao gồm chi phí cho nhân viên, chi phí xây dựng và vận hành bộ máy kế tốn hồn chỉnh. Do vậy, ít doanh nghiệp có khả năng hoặc dám đầu tư cho việc này. Vì vậy, thực tế hiện nay là các doanh nghiệp thường thuê các kế tốn viên có nghiệp vụ giỏi làm ngoài giờ hoặc th những người có trình độ thấp với chi phí có thể chấp nhận được. Hệ quả tất yếu là doanh nghiệp sẽ có một hệ thống kế tốn manh mún, nhiều rủi ro, hoạt động kém hiệu quả và thông tin cung cấp không kịp thời, thiếu chính xác để ra quyết định.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có bộ máy kế tốn thì hầu như chưa có bộ phận kế tốn quản trị. Bộ máy kế tốn của các cơng ty được xây dựng chủ yếu tập trung vào công tác thu thập, xử lý và cung cấp thông tin của kế tốn tài chính cho việc tổng hợp mà chưa có bộ phận riêng phục vụ cho yêu cầu quản trị cũng như phân tích hoạt động kinh doanh. Vì vậy, thơng tin trên BCTC chưa giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng thể về tương lai của DN.
Ngoài ra, hiện nay nhiều DNNVV chưa sử dụng đầy đủ các chứng từ cần thiết để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh cho đúng với tính chất và nội dung của nghiệp vụ kinh tế cũng như yêu cầu quản lý. Một số chứng từ kế tốn cịn chưa đảm bảo đầy đủ tính hợp pháp hợp lệ của chứng từ, một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh không đảm bảo đầy đủ các chứng từ chứng minh (khơng được xét duyệt, thiếu chữ kí hoặc nội dung, nhiều chi phí khơng có hóa đơn, hoặc hóa đơn khơng hợp lệ) ảnh hưởng đến việc tổng hợp số liệu vào hệ thống và lập BCTC.
Trình độ cơng nghệ thơng tin, trình độ excel và các thủ thuật kế toán của nhân viên kế tốn trong các DNNVV chưa cao, do đó ứng dụng cơng nghệ, các kỹ thuật hiện đại, đặc biệt là máy vi tính, phầm mềm kế toán chưa hiệu quả, thu thập, xử lý, tổng hợp cung cấp lưu trữ thơng tin cịn nhiều hạn chế, nhiều rủi ro.
Hiện nay, nhiều DNNVV đã ứng dụng phần mềm kế toán để hạch toán và xử lý số liệu kế toán, cũng như quản lý doanh nghiệp. Tuy nhiên, để tiện theo dõi, quản lý, các công ty này cũng lập một số loại sổ dành cho ghi chép thủ công, đôi khi số liệu và hành văn của các sổ sách này không rõ ràng mạch lạc, thậm chí cịn tẩy xố số liệu, không thực hiện đúng theo phương pháp ghi sổ quy định. Đặc biệt, ở doanh nghiệp siêu nhỏ, việc hạn chế về vốn khiến doanh nghiệp ít đầu tư vào các phần mềm kế toán chất lượng, hệ hống kế toán tự thiết kế nên rất thủ công thô sơ, việc ghi chép xử lý các số liệu kế tốn phát sinh gần như mang tính tường thuật, khơng có logic trong chuẩn mực kế toán. Đến cuối tháng, khi nộp báo cáo thuế, kế toán tự “chế biến” số liệu cho hợp lý, phù hợp với mục đích thuế của doanh nghiệp, và hầu như báo cáo tài chính của những doanh nghiệp dạng này khơng có ý nghĩa tham khảo. Ngoài ra, nhiều DN siêu nhỏ vì khơng có kế tốn nên sử dụng dịch vụ kế tốn bên ngồi. Sử dụng những dịch vụ kế toán này thì việc ghi chép rất chính xác và đúng quy định nhưng thơng tin kế tốn khơng đáp ứng tính kịp thời do thông thường các kế toán dạng này chỉ nhận chứng từ vào cuối ngày hoặc cuối tháng để tổng hợp. Do vậy, báo cáo tài chính của các doanh nghiệp này hầu như không đáp ứng được thông tin cho việc sử dụng BCTC để ra các quyết định kinh tế của người sử dụng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Chương này trình bày kết quả nghiên cứu bao gồm thống kê mô tả, kiểm định thang đo Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố khám phá. Kết quả từ mơ hình hồi quy tuyến tính, ta nhận thấy chất lượng BCTC của DNNVV ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu bị ảnh hưởng bởi bốn nhân tố: nhà quản trị công ty, mục đích BCTC, quy mơ cơng ty và bộ máy kế tốn.
Bằng phương pháp định tính kết hợp định lượng, nghiên cứu đã tìm ra các nhân tố tác động đến chất lượng BCTC của DNNVV ở tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Nghiên cứu sẽ giúp cho người sử dụng BCTC có cơ sở để đánh giá chất lượng BCTC khi muốn đưa ra các quyết định quan trọng của mình.
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận:
Mục đích của nghiên cứu này là xác định tác động và mức độ các nhân tố: nhà quản trị của doanh nghiệp, mục đích lập BCTC, quy mơ doanh nghiệp, bộ máy kế tốn, chính sách thuế và cơng tác kiểm tra đến chất lượng BCTC của các DNNVV tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Những kết luận có được dựa trên kết quả của phân tích thống kê của mẫu khảo sát. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng để hoàn thiện thang đo và kiểm định các mối quan hệ giữa các yếu tố bao gồm hai bước chính: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính được thực hiện nhằm khẳng định sự lựa chọn các nhân tố trong mơ hình nghiên cứu đề xuất hay khơng và có bổ sung hay loại bỏ nhân tố nào hay khơng. Mục đích của nghiên cứu định tính này nhằm làm rõ các khái niệm và nội dung của thang đo để hiệu chỉnh thang đo dùng cho nghiên cứu định lượng tiếp theo. Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua khảo sát bằng bảng câu hỏi trực tiếp với mẫu có kích thước n = 181. Nghiên cứu này dùng để đánh giá thang đo (thông qua độ tin cậy Cronbach alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA) sau khi thu thập và phân tích dữ liệu khảo sát và kiểm định các giả thuyết thơng qua phân tích tương quan và phân tích hồi quy.
Mơ hình nghiên cứu đề xuất ban đầu gồm 6 nhân tố được giả định là có ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính với 25 biến quan sát được đề cập trong 6 biến độc lập bao gồm: nhà quản trị của doanh nghiệp, mục đích lập BCTC, quy mơ doanh nghiệp, bộ máy kế tốn, chính sách thuế và công tác kiểm tra/thanh tra đối với BCTC.
Sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo và phân tích nhân tố, kết quả cả 6 nhân tố độc lập đều được giữ lại vì cùng có tác động với nhân tố phụ là chất lượng báo cáo tài chính.