Đặc điểm chi phí ngành xây dựng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp xây dựng ở thành phố hồ chí minh (Trang 39 - 42)

CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.2 Một số đặc điểm của DNXD ảnh hưởng đến công tác KTQT

2.2.3 Đặc điểm chi phí ngành xây dựng

Chi phí xây dựng là biểu hiện bằng tiền của tổng số những hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí khác để xây dựng mới, cải tạo, mở rộng cơng trình, hạng mục cơng trình mà DNXD đã chi ra trong một thời kỳ nhất định. Đối với sản phẩm xây dựng, mỗi cơng trình có chi phí riêng khơng giống nhau, được xác định theo quy mơ, đặc điểm, tính chất kỹ thuật và u cầu cơng nghệ. Chi phí xây dựng dựa trên hệ thống định mức, thiết kế kỹ thuật và dựa trên khối lượng công việc thực hiện.

Để quản lý chi phí xây dựng tốt thì phải phân loại chi phí một cách thích hợp. Tùy theo yêu cầu của nhà quản lý mà chúng ta có thể phân loại chi phí theo nhiều cách khác nhau. Cần thiết phải phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí để phục vụ tốt cho q trình quản trị doanh nghiệp.

2.3 Một số lý thuyết nền tảng

KTQT bao gồm các kỹ thuật hỗ trợ nhà quản lý có thể thực hiện chức năng của mình nhằm nâng cao giá trị của tổ chức (Chenhall, 2007; Răc và Williamson, 2007). KTQT được phát triển mạnh mẽ bởi nhu cầu quản lý ngày càng cao của DN. Cũng như các chủ thể khác, KTQT cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác nhau như: yếu tố hành vi, yếu tố kinh tế, xã hội,…Chính vì vậy các lý thuyết: lý thuyết dự phòng, lý thuyết đại diện, lý thuyết xã hội học và lý thuyết tâm l thường xuyên được áp dụng trong các nghiên cứu KTQT, việc vận dụng các lý thuyết khác nhau để tìm hiểu về KTQT cho phép nhà nghiên cứu đứng ở nhiều góc cạnh khác nhau nhằm đánh giá một cách khách quan hiệu quả của các kỹ thuật khác nhau của KTQT (Maleen&Michael, 2009).

Trong nghiên cứu của mình, tác giả chọn ra một số l thuyết làm nền tảng để phục vụ cho việc xem xét đánh giá các tác động của các nhân tố đến việc vận dụng

KTQT trong các DNXD tại Việt Nam, bao gồm: lý thuyết dự phòng (Contingency Theory), l thuyết quan hệ lợi ích – chi phí (Cost benefit theory), lý thuyết tâm lý (Psychological theory), lý thuyết đại diện (Agency theory).

2.3.1 Lý thuyết dự phòng (Contingency Theory)

Các nghiên cứu trước đây cho rằng tồn tại một cấu trúc tối ưu cho tất cả tổ chức (Fayol, 1949; Taylor, 1911; Weber, 1946). Tuy nhiên các nhà lý thuyết đương đại cho rằng khơng có cơ cấu nào là tối ưu cho tất cả tổ chức, thay vào đó hiệu suất của tổ chức phụ thuộc vào mức độ phù hợp giữa cơ cầu tổ chức với các yếu tố như chiến lược của tổ chức, trình độ cơng nghệ, văn hóa tổ chức, quy mơ, mơi trường,.. (Chenhall 2007). Các lý thuyết phù hợp giữa cơ cấu tổ chức và các biến theo ngữ cảnh được gọi chung là lý thuyết dự phòng.

Việc thơng qua lý thuyết dự phịng để nghiên cứu KTQT (bởi vì theo lý thuyết dự phịng thì KTQT là thành phần của cơ cấu tổ chức) là quá trình điều chỉnh sự phù hợp giữa KTQT với các biến theo ngữ cảnh khác nhau trong một tổ chức. Các biến như môi trường bên ngồi, cơng nghệ, cơ cấu tổ chức và quy mô đã được nghiên cứu trong hơn 25 năm (Otley 1980; Waterhouse và Tiessen 1978). Trong 20 năm cuối của thế kỷ XX, các nhà nghiên cứu KTQT tập trung các biến như chiến lược (Langfield- Smith 2006) và văn hóa (Harrison và McKinnon 1999). Bên cạnh đó, những nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng công nghệ là một nhân tố tác động lớn đến nghiên cứu KTQT. Theo đó, khi tổ chức tiến hành thay đổi cơng nghệ thường là nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi về yêu cầu KTQT của tổ chức. Ví dụ, các tổ chức áp dụng công nghệ sản xuất đơn vị phức tạp yêu cầu sự kiểm sốt và điều khiển linh hoạt cần khuyến khích các nhân viên phản ứng nhanh với các tình huống khác nhau (Woodward 1965). Ngược lại, tổ chức có sử dụng dây chuyền cơng nghệ sản xuất hàng loạt thì quá trình sản xuất yêu cầu hệ thống ngân sách hỗ trợ quản lý các hoạt động thường xuyên hàng ngày (Chenhall 2007). Với việc ra đời các phương pháp quản lý hiện đại như Just-in time (JIT) và quản lý chất lượng

toàn diện (TQM), tổ chức cần công cụ để đo lường hiệu quả của các phương pháp này. Do đó hệ thống kiểm sốt quản l hay phương pháp thẻ điểm cân bằng phù hợp với nhu cầu của quản trị.

Lý thuyết dự phòng nghiên cứu KTQT DN trong mối quan hệ tương tác với môi trường hoạt động của DN hay một hệ thống KTQT thích hợp với DN phụ thuộc vào mơi trường DN đó đang hoạt động và đặc điểm DN. Việc vận dụng KTQT vào DN phải tùy thuộc vào đặc thù từng ngành, từng lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đồng thời phải phù hợp với cơ cấu tổ chức, trình độ cơng nghệ sản xuất , quy mô DN và chiến lược tổ chức trong từng thời điểm khác nhau. Do đó, việc xây dựng một mơ hình KTQT tối ưu áp dụng cho tất cả các DN Việt Nam là điều không thể. Một hệ thống KTQT hiệu quả phải được xây dựng thích hợp với đặc điểm từng DN, phù hợp với môi trường bên trong và bên ngồi mà DN đó đang hoạt động.

Do đó, l thuyết dự phịng sẽ góp phần giải thích cho sự ảnh hưởng của các biến:quy mô doanh nghiệp, mức độ cạnh tranh trong ngành, áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến và trình độ của nhân viên kế tốn đến áp dụng kế toán quản trị vào hoạt động của doanh nghiệp.

2.3.2 L thuyết quan hệ ợi ích – chi phí (Cost benefit theory)

L thuyết quan hệ lợi ích – chi phí chỉ ra rằng lợi ích có được từ việc các thơng tin kế toán được cung cấp phải được xem xét trong mối quan hệ với chi phí dùng để tạo ra và cung cấp thơng tin đó. Xét một cách tổng thể thì lợi ích từ thơng tin kế tốn có thể phục vụ cho người sử dụng: là các bên có liên quan, là nhà đầu tư và ngay cả chính bản thân DN; cịn chi phí thì do người lập báo cáo thơng tin kế tốn gánh chịu nhưng xét rộng ra thì chi phí này do xã hội gánh chịu. Vì vậy ln ln phải xem xét và cân bằng mối quan hệ này nhằm đảm bảo chi phí tạo ra khơng được vượt quá lợi ích mang lại (Vũ Hữu Đức, 2010).

Mỗi DN khác nhau sẽ có yêu cầu khác nhau đối với hệ thống KTQT và các kỹ thuật KTQT tùy thuộc vào nhu cầu thơng tin quản trị mà DN đó cần cung cấp. Nghiên cứu việc vận dụng KTQT thơng qua l thuyết quan hệ lợi ích – chi phí sẽ xem xét hai yếu tố chính là mức chi phí đầu tư cho việc tổ chức KTQT – đại điện cho yếu tố chi phí và lợi ích do thơng tin KTQT mang lại cho DN – đại diện cho yếu tố lợi ích. Với một DN có quy mơ nhỏ, liệu rằng có cần thiết để đầu tư cho một hệ thống KTQT? Hay nếu đầu tư, thì chi phí đầu tư ở mức độ nào là chấp nhận được?. Ngược lại, đối với các DN lớn, yêu cầu về công cụ hỗ trợ ra quyết định và quản trị DN là tất yếu. Các công cụ kỹ thuật của hệ thống KTQT sẽ giúp ích rất nhiều cho nhà quản l . Tuy nhiên, việc đầu tư một khoản chi phí tương thích cho hệ thống KTQT cũng cần được xem xét so với lợi ích mà nó mang lại.

Do đó, l thuyết quan hệ lợi ích – chi phí sẽ góp phần giải thích cho sự ảnh hưởng của biến: chi phí cho việc tổ chức KTQT.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp xây dựng ở thành phố hồ chí minh (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)