1.1.2 .Vị trí địa lí và hình dạng của Biển Đông
1.2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN BIỂN ĐÔNG
1.2.4.6. mặn nước biển
Độ mặn nước biển khu vực Biển Đơng trung bình khoảng 32 - 33%o nhưng có sự thay đổi theo mùa, theo độ sâu và theo khu vực.
* Vịnh Bắc Bộ: trên bề mặt độ mặn nước biển trung bình năm ở dãy ven bờ dao động trong khoảng 20 - 31%o, khu vực giữa vịnh độ mặn thường cao và ổn định hơn và đạt tới 32%o, độ mặn tầng đáy trong năm giao động từ 29 - 34%o.
Độ mặn trong năm phân bố theo xu thế tăng dần từ Bắc xuống Nam và từ bờ ra khơi. Trong mùa gió Đơng Bắc nước bị xáo trộn mạnh độ mặn tầng mặt và tầng đáy ít chênh lệch do có sự pha trộn. Trong mùa gió Tây Nam lượng mưa lớn nước ngọt từ lục địa đổ ra nhiều độ mặn tầng mặt vùng ven bờ giảm. Tại vùng cửa sơng độ mặn có thể giảm xuống cịn 5%o vào tháng 8.
* Vùng biển Miền Trung:
Trong mùa gió Tây Nam vùng ven bờ từ Quảng Bình đến Quy Nhơn độ mặn tầng mặt dao động trong khoảng 32 - 33%o, ngoài khơi từ 33,4 - 35%o.
Riêng ở mũi Dinh do hiện tượng nước trồi ngay sát ven bờ độ mặn tầng mặt lên đến 34%o.
Trong mùa gió Đơng Bắc độ mặn đạt từ 31,5 - 34,5%o thấp nhất là ngay dãy ven bờ ngang Quy Nhơn 31,5 - 32,5%o, các khu vực còn lại độ mặn từ 33 - 34%o nhìn chung biên độ dao động độ mặn giữa 2 mùa mưa - khô không thể hiện rõ và quanh năm đều trên dưới 33%o.
Thời kỳ độ mặn có trị số cao và ổn định là từ tháng 12 năm trước đến tháng 6 năm sau với giá trị tầng mặt từ 31 - 34%o, tầng đáy từ 33 - 34%o.
* Vùng biển Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ.
Độ mặn ở Vịnh Thái Lan tương đối ổn định mức độ chênh lệch về độ mặn ở các khu vực khác nhau không lớn. Độ mặn tầng mặt dao động từ 30,5 - 32,5%o vào mùa nắng và từ 31,8 - 33%o vào mùa mưa. Độ mặn tầng đáy về cơ bản không sai khác đáng kể so với tầng mặt và tương đối ổn định.
Trong năm độ mặn tầng mặt dao động từ 27 - 34,1%o, tầng đáy từ 28 - 34%o cao nhất vào tháng 3 và thấp nhất vào tháng 8. Vùng cửa sông, nhất là các cửa sông lớn độ mặn giảm xuống còn 5%o.
22