1.1.2 .Vị trí địa lí và hình dạng của Biển Đông
3.2. PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ BIỂN
3.2.1. Khái niệm phát triển tổng hợp kinh tế biển
Phát triển tổng hợp kinh tế biển là phát triển các ngành kinh tế có liên quan đến biển, trong đó có các ngành kinh tế mang tính chất thuần biển và các ngành kinh tế không thuần biển.
Các ngành kinh tế thuần biển là các hoạt động sản xuất chủ yếu diễn ra trên biển và liên quan trực tiếp đến biển như nuôi trồng và khai thác thủy hải sản, khai thác dầu khí, hàng hải và du lịch biển đảo.
Các ngành kinh tế không thuần biển là những ngành sản xuất tuy khơng trực tiếp diễn ra trên biển nhưng nó có mối liên hệ với các hoạt động kinh tế biển.
51
3.2.2. Các ngành kinh tế biển quan trọng và giải pháp để khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên biển nguồn tài nguyên biển
Trong những năm qua, từ sau khi đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, từ nền kinh tế kế hoạch hố tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, kinh tế đất nước đă có những bước phát triển vượt bậc. Cùng với chiến lược kinh tế hội nhập và phát triển do Nhà nước đặt ra, thương mại quốc tế trở thành một bộ phận quan trọng có vai tṛị quyết định đến sự phát triển của quốc gia. Vì vậy việc đẩy mạng giao lưu thương mại quốc tế nói chung và xuất khẩu hàng hố dịch vụ nói riêng là mục tiêu phát triển kinh tế hàng đầu của nước ta.
Đối với một nước đang phát triển, có sự khan hiếm về vốn để tiến hành công nghiệp hố, hiện đại hố đất nước th́ì việc phát triển các ngành kinh tế tận dụng được lợi thế vốn có của quốc gia là một điều vô cùng quan trọng.
Với những lợi thế về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú Việt Nam cịn có 2 lợi thế đặc biệt quan trọng là: Ưu thế về tài nguyên biển dồi dào và phong phú ngồi ra vị trí địa lí lại là một ưu thế nổi bật khác để Việt Nam khai thác trong phát triển tổng hợp kinh tế biển. Đẩy mạnh khai thác biển và làm giàu từ biển, những lợi thế đó đang được Việt Nam bước đầu khai thác một cách có hiệu quả và dần dần đi vào chiều sâu với những tư duy và đường lối mới phù hợp hơn trong chính sách phát triển kinh tế của mình.
Các ngành kinh tế biển trọng điểm của Việt Nam hiện nay là kinh tế hàng hải, nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản, kinh tế du lịch và khai thác - chế biến dầu khí.
3.2.2.1. Kinh tế dầu khí a. Tiềm năng dầu khí ở Việt Nam a. Tiềm năng dầu khí ở Việt Nam
Việt Nam có trữ lượng và tiềm năng dầu khí thuộc hạng trung bình trên thế giới và đứng hàng thứ 3 ở khu vực Đông Nam Á.
Như chúng ta đã biết khu vực Biển Đơng có nguồn dầu khí được dự báo khá lớn và được xem là 1 trong 5 vùng có trữ lượng dầu lớn nhất trên thế giới. Theo cơ quan năng lượng Mỹ EIA thì trữ lượng dầu khí của Biển Đơng là 11,2 tỉ thùng dầu và 190.000 feet khối khí. Trong đó khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam được ước tính có tới 5,4 tỉ thùng dầu, tập trung chủ yếu ở Bãi Cỏ Rong (xem bảng phụ lục 4).
Theo bảng số liệu về sự phân bố dầu khí của Biển Đơng thì Malaysia, Việt Nam và Brunei có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất với 9,5 tỉ thùng, chiếm 85% trữ lượng dầu khí của Biển Đơng, về trữ lượng khí đốt Malaysia, Indonesia và Việt Nam là 3 nước chiếm trữ lượng lớn nhất với 81,6%. Tuy nhiên đây chỉ là bảng thống kê trữ lượng dầu khí của vùng Biển Đơng chứ khơng
52
phải tổng trữ lượng dầu khí của các quốc gia trong khu vực Biển Đơng vì ngồi nguồn dầu khí trên đây các quốc gia cịn có nguồn dầu mỏ từ các khu vực khác.
Hình 3.1:Khai thác dầu khí trên Biển Đơng
(Nguồn: http://www.vungtaujobs.com/career-talk/hoat-dong-dau-khi-tu-tham-do-den-khai-thac)
Tuy có trữ lượng dầu khí lớn nhưng tài nguyên này lại khó khai thác vì những ngun nhân khác nhau:
Dầu khí trong khu vực Biển Đơng tập trung chủ yếu ngồi biển khơi trên nhiều khu vực địa hình phức tạp, một số mỏ tập trung trong vùng biển có độ sâu lớn gây khó khăn cho việc khai thác mà hiện nay các quốc gia trong khu vực (trừ Trung Quốc) chưa có khả năng khai thác được.
Một yếu tố khơng thuận lợi nữa là yếu tố chính trị. Trên Biển Đơng hiện nay đang xảy ra vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh hải giữa các quốc gia Đông Nam Á với Trung Quốc, nhất là trên khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Với trữ lượng dự báo chiếm gần 50% trữ lượng dầu mỏ tồn vùng Biển Đơng nhưng đang có sự tranh chấp giữa các nước trong khu vực nên gây khó khăn cản trở trong vấn đề khai thác nguồn dầu mỏ tại khu vực này.
Trữ lượng dầu mỏ của Việt Nam đứng hàng thứ 3 trong khu vực sau Indonesia và Malaysia. Trữ lượng dầu khí của Việt Nam khoảng từ 6,3-10 tỉ tấn dầu quy đổi
b. Cơng tác thăm dị và khai thác dầu khí
Cơng tác tìm kiếm thăm dị dầu khí được tiến hành ở cả vùng nước nông và vùng nước sâu, xa bờ. Đến nay hiện có 61 hợp đồng dầu khí đang hoạt động trên 140 lơ, trong đó 47 hợp đồng ở giai đoạn thăm dò và thẩm lượng.
Khối lượng cơng tác thăm dị, khai thác dầu khí đã thực hiện trên tồn bộ vùng biển và thềm lục địa Việt Nam là khá lớn với khoảng trên 300.000km2 tuyến khảo sát địa chấn 2D, 40.000km2 khảo sát địa chấn 3D và trên 1.000 giếng khoan.
53
Kết quả cơng tác tìm kiếm thăm dị dầu khí đã xác định được các bể/cụm bể trầm tích có triển vọng dầu khí: Sơng Hồng, Phú Khánh, Hồng Sa, Cửu Long, Nam Cơn Sơn, Trường Sa-Tư Chính-Vũng Mây, Malay - Thổ Chu và Phú Quốc, trong đó các bể: Sơng Hồng, Cửu Long, Nam Cơn Sơn và Malay - Thổ Chu đã phát hiện và đang khai thác dầu khí.
• Bể Sơng Hồng: Phát hiện cả dầu và khí, trong đó mỏ khí Tiền Hải “C” ở Đồng bằng sông Hồng (miền võng Hà Nội) đang được khai thác.
• Bể Cửu Long: Chủ yếu phát hiện dầu, hiện có 12 mỏ đang khai thác. Đây là bể chứa dầu chủ yếu ở thềm lục địa Việt Nam.
• Bể Nam Cơn Sơn: Phát hiện cả dầu và khí
• Bể Malay - Thổ Chu: Phát hiện cả dầu và khí, hiện có mỏ dầu Sơng Đốc và một số mỏ dầu - khí ở vùng chồng lấn giữa Việt Nam và Malaysia đang được khai thác.
Kết quả tính trữ lượng và dự báo tiềm năng dầu khí các bể trầm tích trên vùng biển và thềm lục địa Việt Nam tính đến ngày 31/12/2011 cho thấy tổng trữ lượng dầu khí tại chỗ đã phát hiện của các bể trầm tích của Việt Nam khoảng 3.700 triệu m3 dầu qui đổi.
Tiềm năng dầu khí chưa phát hiện của các bể trầm tích ở Việt Nam được dự báo vào khoảng từ 2.800 - 3.600 triệu m3 quy dầu
c. Q trình khai thác dầu khí và cơng nghiệp dầu khí
* Vai trị, ý nghĩa của ngành cơng nghiệp dầu khí trong nền kinh tế hiện nay
Là nguồn cung cấp năng lượng vô cùng quan trọng phục vụ cho các hoạt động kinh tế trong nền kinh tế quốc dân. Đối với những quốc gia được thiên nhiên ưu đãi về nguồn tài ngun dầu khí thì việc phát triển ngành cơng nghiệp dầu khí là một yếu tố có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển kinh tế chung của đất nước bởi cơng nghiệp dầu khí hiện nay là một ngành cơng nghiệp mũi nhọn của nền kinh tế quốc dân đi đầu trong việc áp dụng những công nghệ tiên tiến hiện đại nhất của thế giới.
Hiện nay trong cán cân năng lượng, dầu khí vẫn giữ vai trị quan trọng nhất so với các dạng năng lượng khác. Đối với nước ta vai trị và ý nghĩa của dầu khí và ngành cơng nghiệp dầu khí ngày càng trở nên quan trọng trong thời kỳ cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Dầu khí là nguồn nguyên liệu cho các ngành kinh tế khác hầu hết mọi ngành kinh tế đều cần đến năng lượng như GTVT, Sản xuất điện, xây dựng …
54
Ngành cơng nghiệp dầu khí đóng góp một phần khơng nhỏ vào ngân sách nhà nước góp phần làm tăng nguồn thu ngoại tệ thông qua hoạt động xuất khẩu từ đó góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế. Chỉ tính riêng xuất khẩu dầu thơ hàng năm đã chiếm trên dưới 10 - 15% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước đem lại một nguồn ngoại tệ lớn để đầu tư vào các lĩnh vực khác.
Phát triển ngành công nghiệp dầu khí, nhất là các nhà máy lọc dầu giúp hạn chế nhập khẩu nguồn nhiên liệu xăng dầu từ đó thay đổi cán cân xuất nhập khẩu, tăng lượng xuất khẩu dầu thô qua chế biến thay thế cho xuất khẩu dưới dạng thơ, từ đó giảm lượng xăng dầu nhập khẩu, phát triển ngành hóa dầu giúp giảm sự tác động của tình hình giá dầu lên nền kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và ổn định nguồn cung.
Phát triển ngành cơng nghiệp dầu khí góp phần gia tăng sản lượng điện nước ta, thay đổi tỉ trọng nguồn nguyên liệu phục phụ ngành cơng nghiệp dầu khí
Phát triển ngành cơng nghiệp khai thác dầu khí cịn có ý nghĩa quốc phịng to lớn, có vai trị bảo vệ vùng biển và khẳng định chủ quyền đất nước
* Khai thác dầu khí
- Đối với khai thác dầu
Ngày 6/11/1984 hạ thủy chân đế giàn khoan dầu khí đầu tiên của Việt Nam tại mỏ Bạch Hổ. Ngày 26/6/1986 Việt Nam đã hoàn thành khai thác tấn dầu đầu tiên kể từ đó ngành cơng nghiệp dầu khí phát triển khơng ngừng và trở thành một quốc gia xuất khẩu dầu mỏ trên thế giới. Đến năm 2001 Việt Nam đã xuất khẩu 100 triệu tấn dầu thơ.
Tính đến năm 2012 sản lượng khai thác dầu khí của Việt Nam đạt 440,64 triệu tấn quy ra dầu trong đó khai thác chủ yếu từ các mỏ trong bể Cửu Long (chiếm 82%).
Trung bình mỗi năm Việt Nam khai thác được 24 triệu tấn quy ra dầu tương đương với sản lượng 330.000 - 370.000 thùng/ngày.
Hiện nay ta đang khai thác các mỏ dầu ở các bể trầm tích như mỏ Bạch Hổ, Rồng, Đồi Mồi, Rạng Đông, Phương Đông, Hồng Ngọc, Pearl, Topaz, Sư Tử Đen, Sư Tử Vàng, Tê Giác Trắng, Cá Ngừ Vàng ở bể Cửu Long. Đại Hùng, Chim Sáo ở bể Nam Côn Sơn.
Mỏ dầu Bạch Hổ được phát hiện năm 1984 và được đưa vào khai thác từ năm 1986, sản lượng dầu khí của mỏ Bạch Hổ chiếm 80% tổng sản lượng dầu được khai thác của tập địan dầu khí quốc gia Việt Nam với sản lượng bình qn 200.000-250.000
55
thùng/ngày.tính từ năm 1998-2005 mỏ Bạch Hổ đã khoan 266 giếng với sản lượng ổn định ở mức 210.000 thùng/ngày (xem phụ lục 5 ).
- Khai thác khí
Trước đây dầu mỏ khai thác chủ yếu là để phục vụ cho việc xuất khẩu, các khí đồng hành do chưa có cơng nghệ thu gom phục vụ sản xuất chủ yếu bị đốt bỏ gây lãng phí và ơ nhiễm mơi trường.
Ngày 1/5/1995 dịng khí đầu tiên từ mỏ Bạch Hổ được tiếp bờ và cung cấp khí cho nhà máy nhiệt điện Bà Rịa kể từ đó ngành cơng nghiệp khí được hình thành và phát triển.
Các mỏ khí được khai thác và đưa vào đất liền để phục vụ cho các nhà máy nhiệt điện chạy bằng tuốt bin khí, sản xuất phân đạm và khí hóa lỏng.
Tổng sản lượng khai thác hàng năm đạt 8 tỉ m3 khí đốt - Sử dụng và chế biến dầu khí
Trước đây khi mới bước vào khai thác và xuất khẩu dầu khí, sản phẩm chủ yếu là dầu thơ được xuất khẩu hồn tồn, cịn các chất khí đồng hành thì chủ yếu là đốt bỏ do chưa có cơng nghệ thu hồi gây lãng phí lớn trong một thời gian dài.
Năm 1995 dịng khí đốt đầu tiên được đưa vào bờ phục vụ cho nhà máy Dinh Cố sau đó là nhà máy nhiệt điện Vũng Tàu kể từ đó nguồn khí đốt được khai thác mạnh mẽ để làm nguên nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện như Phú Mỹ, Vũng Tàu, Cà Mau...ngồi ra nó cịn làm ngun liệu để sản xuất khí hóa lỏng và sản xuất phân đạm. Năm 2009 Việt Nam bắt đầu vận hành nhà máy lọc dầu Dung Quất tại Quãng Ngãi với công suất thiết kế 6,5 triệu tấn sản phẩm mỗi năm. Đến cuối năm 2010 nhà máy đã nhập 6,1 triệu tấn dầu khí và sản xuất ra được 5,7 triệu tấn sản phẩm, chủ yếu là xăng dầu. Nguồn cung chủ yếu là mỏ dầu Bạch Hổ và một phần nhập khẩu từ Trung Đông.
Như vậy từ giai đoạn 1986 - 1995 nước ta chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực khai thác dầu và xuất khẩu dưới dạng thô, từ năm 1995 đến nay chúng ta trú trọng khai thác các mỏ khí đốt và tận dụng nguồn khí đồng hành từ các mỏ dầu vào phục vụ cho ngành công nghiệp điện lực, sản xuất gas và phân bón.
Cịn trong lĩnh vực khai thác dầu từ việc khai thác chủ yếu để xuất khẩu dưới dạng thô nước ta đang trú trọng đến việc tự sản xuất các sản phẩm dầu mỏ quan trọng để đáp ứng nhu cầu trong nước, đẩy mạnh khai thác ở nước ngồi và nhập khẩu nguồn ngun liệu thơ từ bên ngoài để đa dạng nguồn cung cấp nguyên liệu, giảm lượng dầu thơ xuất khẩu thay vào đó tăng sản lượng khí đơt xuất khẩu dưới dạng đã qua chế biến.
56 - Xuất khẩu dầu khí
Năm 1986 Tập đồn dầu khí Việt Nam bắt đầu xuất khẩu dầu thô với sản lượng chỉ 0.4 triệu tấn thì 20 năm sau đã tăng lên 17,2 triệu tấn, sản lượng dầu thô xuất khẩu tăng nhanh trong giai đoạn 1986 – 2006.
Trong giai đoạn từ năm 2001 - 2006 dầu thô luôn là mặt hàng đứng đầu trong tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam, trở thành động lực cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
Giai đoạn từ 2007 đến nay sản lượng dầu khai thác liên tục sụt giảm dẫn đến xuất khẩu dầu thô giảm về số lượng xuất khẩu và cả giá trị.
Đến năm 2012 kim ngạch xuất khẩu dầu thô giảm cả về lượng và giá trị khi chỉ mang về giá trị xuất khẩu 8,2 tỉ USD và đứng hàng thứ 3 trong tổng số các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam.
Sự sụt giảm này là do việc sự giảm mạnh về sản lượng dầu thô khai thác ở mỏ dầu Bạch Hổ - mỏ dầu khí lớn nhất nước ta, chưa phát hiện ra được mỏ dầu nào có trữ lượng tương đương để thay thế, hơn nữa dầu thô khai thác hiện nay một phần phục vụ cho nhà máy lọc dầu Dung Quất vì vậy làm giảm lượng dầu thơ xuất khẩu dưới dạng thơ, điều đó đúng với định hướng của đảng và nhà nước trong chiến lược phát triển ngành dầu khí trong thời gian tới.
d. Định hướng phát triển ngành dầu khí giai đoạn 2011-2020 tầm nhìn đến năm 2030
* Quan điểm phát triển
Phát triển ngành dầu khí đồng bộ, mang tính đa ngành và liên ngành, trở thành một ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng, dựa trên tiềm năng dầu khí trong nước và ở nước ngồi, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên trong nước, khai thác nhanh nguồn tài nguyên nước ngồi, trên cơ sở đó phát triển ngành dầu khí bền vững, có khả năng cạnh tranh và đảm bảo an ninh năng lượng cho sự phát triển của đất nước
Phát triển ngành dầu khí đi đơi với bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái, đảm bảo an ninh, quốc phòng, tăng cường sức mạnh bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, hiện đại hóa nhanh và đồng bộ.
Phát triển vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực dầu khí.