Vai trò và ý nghĩa của tài nguyên vị thế

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đại học ngành sư phạm địa lí ảnh hưởng của biển đông đến tự nhiên và kinh tế - xã hội việt nam (Trang 33 - 34)

1.1.2 .Vị trí địa lí và hình dạng của Biển Đông

1.3. TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN BIỂN ĐÔNG

1.3.2.2. Vai trò và ý nghĩa của tài nguyên vị thế

Việt Nam có một vị trí đặc biệt và quan trọng tạo nên vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới kết hợp với tài nguyên vị thế vùng biển Việt Nam tạo nên vị thế chung của nước ta nhưng do giới hạn của đề tài nên chỉ chú trọng tài nguyên vị thế của Biển Đơng.

Biển Đơng có một vị trí hết sức quan trọng đối với nhiều nước trong khu vực và thế giới:

Đối với ngành hàng hải: Biển Đơng là vùng biển có các tuyến vận tải trong số 10 tuyến đường hàng hải lớn nhất trên thế giới đi qua. Giao thông nhộn nhịp đứng thứ 2 thế giới (sau Địa Trung Hải). Hàng ngày có khoảng 200 - 300 tàu từ 5.000 tấn trở lên qua lại, chiếm 1/4 lưu lượng tàu hoạt động trên biển của thế giới.

Là tuyến đường hàng hải và hàng khơng huyết mạch mang tính chiến lược của các nước trong khu vực và thế giới, nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương, châu Âu, Trung Đơng với châu Á và giữa các nước châu Á với nhau, Chuyên chở 1/2 sản lượng dầu thơ và các sản phẩm tồn cầu và 45% giá trị thương mại trên toàn thế giới.

Đối với Việt Nam, hơn 90% hàng xuất khẩu thơng qua đường biển. Có thể nói, biển Đơng đã trở thành “van điều tiết” dòng chảy thương mại, đặc biệt là vận chuyển dầu hỏa giữa các nước Trung Đông và châu Phi và các nền kinh tế ở Đơng Á. Chính có những lợi thế trên, Biển Đơng thường được ví như “Địa Trung Hải châu Á”.

Nằm ở phía Đơng của Việt Nam, phía Nam Trung Quốc và phía Tây Phillippin, phía Bắc Indonesia, Tây Bắc Malaysia, Brunei, Đông Bắc Xingapo, Biển Đông được xem như “trái tim hàng hải” của Đơng Nam Á. Ngồi ra sự hình thành mạng lưới cảng biển cùng các tuyến đường bộ, đường sắt dọc ven biển và nối với các vùng sâu trong nội địa (đặc biệt là các tuyến đường xuyên Á) sẽ cho phép vùng biển và ven biển nước ta có khả năng chuyển tải hàng hóa nhập khẩu tới mọi miền của Tổ quốc một cách nhanh chóng và thuận lợi.

Về chính trị và quân sự: Trong khu vực Biển Đơng thì nhiều hịn đảo quần đảo có diện tích bé nhỏ nhưng có vị trí hết sức quan trọng, khu vực quần đảo Trường Sa các hịn đảo đa số có diện tích <2km2 nhưng nó có diện tích mặt biển lớn (trải dài trên 1,3 triệu km2, chiếm 38% tổng diện tích Biển Đơng), khơng chỉ chứa đựng nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên nhất, đặc biệt là dầu khí, mà nó cịn là nơi có vị trí chiến lược về giao thơng hàng hải và phịng thủ chiến lược. Nếu quần đảo này có căn cứ qn sự hiện đại thì có thể kiểm sốt được một địa bàn rộng, gần như tồn bộ Đông Nam Á và Đông Nam của Trung Quốc. Chính những lợi ích to lớn trên đã kích thích thêm tham

24

vọng địa chính trị của nhiều nước, làm cho biển Đông trở nên nổi sóng trong nhiều thập kỷ qua.

Thực tiễn lịch sử cũng như viễn cảnh, Biển Đơng có tầm quan trọng khá đặc biệt với Mỹ, cả về địa kinh tế, quân sự chiến lược. Hoa kỳ có nhiều tuyến đường hàng hải đi qua khu vực này, các đồng minh thân cận của Hoa Kỳ đều phụ thuộc vào tuyến đường quan trọng đi qua Biển Đông.

Vùng biển Việt Nam có nhều vùng có vị thế rất lớn về quốc phịng trong khu vực: Cam Ranh được xem là một trong những nơi tốt nhất để xây dựng căn cứ quân sự ở Biển Đơng, nằm ở cực Đơng của Việt Nam. Vị trí này có thể kiểm sốt được tồn bộ khu vực Biển Đơng, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, khống chế các eo biển trong khu vực vì thế các cường quốc trên thế giới đều muốn đặt căn cứa quân sự của mình tại đây.

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đại học ngành sư phạm địa lí ảnh hưởng của biển đông đến tự nhiên và kinh tế - xã hội việt nam (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)