1.1.2 .Vị trí địa lí và hình dạng của Biển Đông
3.1. BẢO VỆ CHỦ QUYỀN VÀ TOÀN VẸN LÃNH THỔ VIỆT NAM
Một quốc gia muốn khai thác tối đa nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như những nguồn lợi mà biển đem lại như hải sản, khống sản, vị thế, an tồn hàng hải, du lịch và dịch vụ biển…thì điều quan trọng trước tiên là nước đó phải khẳng định được chủ quyền của mình trên vùng biển đó, vì có như vậy nước đó mới có tồn quyền khai thác và sử dụng những nguồn tài nguyên nằm trong vùng biển của nước họ mà không bị nước khác phản đối hay đe dọa.
Biển Đông là một vùng biển rộng lớn giàu có về tài ngun và là tuyến giao thơng hàng hải quan trọng, tuy nhiên có đến 9 quốc gia có lãnh hải nằm trong vùng biển này, một số quốc gia có vùng đặc quyền kinh tế chồng lấn với nhau gây nên sự khó khăn trong việc phân chia lãnh thổ trên biển.
Từ nhiều năm nay, nhất là vào những năm đầu thập kỷ 70 của thế kỷ XX đến nay trên Biển Đông đang tồn tại những tranh chấp biển, đảo rất quyết liệt và phức tạp, tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định, tác động tới quốc phòng và an ninh của nước ta. Trên Biển Đông vùng biển nước ta tiếp giáp với vùng biển 7 nước trong khu vực là: Trung Quốc (phía Bắc), Campuchia và Thái Lan (Tây Nam), Philippin, Malaysia, Indonexia, Brunei (phía Nam và phía Đơng). Nơi đây đang diễn ra những tranh chấp phức tạp và quyết liệt về chủ quyền giữa các quốc gia, đẩy tới xu hướng tăng cường lực lượng quân sự, đặc biệt là hải quân của các nước trong khu vực, nhất là những nước có tiềm lực lớn về kinh tế, quân sự tận dụng ưu thế của mình trên biển đe dọa chủ quyền trên vùng biển đảo, thềm lục địa của nước ta, gây ra những nhân tố khó lường về sự toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ và an ninh đất nước.
3.1.1. Ý nghĩa của việc bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam Ngày nay trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, biển đảo Việt Nam có vai Ngày nay trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, biển đảo Việt Nam có vai trị quan trọng, làm tăng chiều sâu phòng thủ đất nước ra hướng biển.
Do đặc điểm lãnh thổ đất liền nước ta có hình chữ S, trải dài ven biển từ Bắc vào Nam, chiều ngang hẹp (nơi rộng nhất khoảng 600km, nơi hẹp nhất khoảng 50km), nên chiều sâu phòng thủ đất nước bị hạn chế. Hầu hết các trung tâm chính trị, kinh tế - xã hội của ta đều năm trong phạm vi cách bờ biển không lớn, nên rất dễ bị tấn công từ hướng biển.(nếu có)
49
Nếu chiến tranh xảy ra thì mọi mục tiêu trên đất liền đều nằm trong tầm hoạt động, bắn phá của vũ khí trang bị cơng nghệ cao xuất phát từ hướng biển. Nếu các quần đảo xa bờ, gần bờ được củng cố xây dựng thành những căn cứ, vị trí trú đậu, triển khai của các lực lượng Hải quân Việt Nam và sự tham gia của các lực lượng khác thì biển, đảo có vai trị rất quan trọng làm tăng chiều sâu phòng thủ hiệu quả cho đất nước.
Vươn ra biển, làm giàu từ biển là định hướng đúng đắn phù hợp trong điều kiện hiện nay. Việt Nam là một quốc gia khơng chỉ có biển mà chúng ta cịn sở hữu một vùng biển rộng gấp nhiều lần diện tích đất liền, một nhân tố mà thế giới luôn xem như một yếu tố đặc lợi, chúng ta cần tăng cường hơn nữa những khả năng quản lý, làm chủ vươn ra biển làm động lực thúc đẩy các vùng khác trong đất liền phát triển,
Tập trung huy động mọi tiềm năng và lợi thế của biển, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng - an ninh trên biển để tạo ra mơi trường hịa bình, ổn định, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và ngư dân các địa phương yên tâm làm ăn trên các vùng biển, đảo, nhất là ở vùng biển xa bờ.
Làm tốt công tác bảo vệ chủ quyền biển đảo sẽ đảm bảo được các hoạt động kinh tế - xã hội diễn ra trên biển của nước ta.
Thứ nhất: Hoạt động khai thác nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản của ngư dân trong vùng đặc quyền kinh tế được đảm bảo từ đó làm gia tăng khả năng đánh bắt thủy hải sản của ngư dân (nhất là những vùng xa bờ) với những ngư trường truyền thống của mình, qua đó sản lượng thủy hải sản Việt Nam có thể tăng lên góp phần tăng sản lượng và giá trị cho ngành thủy sản nói riêng và kinh tế cả nước nói chung.
Thứ hai: Nước ta có thể tăng cường các hoạt động thăm dị và khai thác dầu khí trên vùng đặc quyền kinh tế của nước ta một cách bình thường, khơng bị quấy nhiễu. Từ đó gia tăng trữ lượng và sản lượng khai thác dầu thơ của nước ta, thúc đẩy ngành dầu khí phát triển.
Thứ ba: Hạn chế việc trang bị thêm vũ khí và giảm chi phí quốc phịng, thức đẩy quá trình hợp tác với các nước trong khu vực để thúc đẩy các ngành kinh tế, nhất là kinh tế biển.
3.1.2. Biện pháp bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam
Đứng trước những thách thức về chủ quyền trước những tranh chấp với các nước trong khu vực ASEAN và Trung Quốc, Việt Nam cần đưa ra những biện pháp cụ thể nhằm tăng cường sức mạnh quốc phòng và giải quyết những vấn đề tranh chấp trong khu vực dưới đây là những giải pháp nhằm mục đích bảo vệ chủ quyền và bảo vệ những lợi ích kinh tế xã hội của nước ta trong khu vực Biển Đông
50
Phải xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam và các lực lượng vũ trang vững mạnh, theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại, ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ để quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc.
Thường xuyên tuần tra và canh gác các hoạt động vi phạm chủ quyền lãnh thổ, kịp thời nhắc nhở và xử lí các hoạt động vi phạm
Yêu cầu các bên tranh chấp Biển Đơng tơn trọng chủ quyền, thống nhất và tồn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, hạn chế những hành động làm căng thẳng khu vực.
Giải quyết những tranh chấp bằng biện pháp hịa bình trên cơ sở tơn trọng luật pháp quốc tế, giải quyết trên cơ sở đàm phán đa phương các bên tranh chấp. Tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, nêu lên những hoạt động sai trái của các nước có tham vọng chiếm Biển Đông.
Hợp tác với các nước phát triển như Nga, Ấn Độ, Nhật Bản và Hoa Kỳ và các nước ASEAN trên các lĩnh vực, quân sự, kinh tế, văn hóa nhằm tăng thêm mối liên hệ giữa nước ta với các nước để tranh thủ sự ủng hộ
Không hợp tác liên minh quân sự với nước ngoài để giải quyết tranh chấp khu vực mà phải biết dựa vào cộng đồng quốc tế và năng lực của đất nước.
Tăng thêm ngân sách quốc phịng để hiện đại hóa qn đơi, mua sắm các trang thiết bị hiện đại đáp ứng nhu cầu của tình hình hiện nay nhằm tăng cường khả năng chiển đấu, phòng thủ và bảo vệ vùng biển rộng lớn của đất nước trước các hoạt động quấy rối và khiêu khích của các nước tranh chấp