Các hệ sinh thái biển

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đại học ngành sư phạm địa lí ảnh hưởng của biển đông đến tự nhiên và kinh tế - xã hội việt nam (Trang 40)

1.1.2 .Vị trí địa lí và hình dạng của Biển Đông

1.3. TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN BIỂN ĐÔNG

1.3.3.4. Các hệ sinh thái biển

a. Rạn san hơ

Vùng biển nước ta có diện tích gần 1.200km2 rạn san hơ, có tới hơn 300 lồi san hô

đá phân bố rộng khắp từ Bắc vào Nam.

Các rạn san hô đa số tập trung ở các đảo ven bờ, 2 quần đảo xa bờ Hoàng Sa và Trường Sa, trong các vũng vịnh ven bờ.

Các vùng tập trung nhiều san hô:

Vùng san hơ Hồng Sa - Trường Sa: Vùng biển này có san hơ rất phát triển, thành phần và giống loài rất phát triển gồn 259 lồi 65 giống có độ sâu <30m. Độ phủ đạt 100% diện tích đáy ở nhiều vùng.

Vùng san hơ Miền Trung và các đảo Đơng Nam Bộ: Vùng biển này có nhiều điều kiện thuận lợi cho san hơ phát triển, nước biển có nhiệt độ cao, độ muối cao và ổn định có nhiều dạng thủy vực có địa hình khác nhau tạo nên tính đa dạng của sinh cảnh, các rạng san hô ở đây phân bố trên một dãy rộng, phân bố đến độ sâu 15 - 20m, thành phần lồi đa dạng

31

hình 1.5: San hơ biển Việt Nam

(Nguồn: http://www.moitruongdulich.vn/index.php?itemid=5439)

Vùng san hơ phía Tây Vịnh Bắc Bộ: Điều kiện ở đây kém thuận lợi cho sự sinh trưởng và phân bố của các lồi san hơ, độ trong kém cùng với nền đáy bùn không thuận lợi cho san hô phát triển, san hô chỉ tập trung ở những vùng xa bờ như Cô Tô, Bạch Long Vĩ, độ sâu tối đa từ 5 - 7m phân bố trong một phạm vi hẹp.

Vùng san hô biển Tây Nam Bộ: Cũng giống như vùng Vịnh Bắc Bộ san hô ở vùng này chỉ tập trung ở các đảo xa bờ như quần đảo Nam Du, Thổ Chu, Phú Quốc tuy nhiên thành phần loài khá đa dạng, các loại san hô tương đối đồng nhất và phân bố tới độ sâu 10m.

Sống gắn bó với các hệ sinh thái này là trên 4.000 loài sinh vật sống dưới đáy và cá, trong đó có trên 400 lồi cá, rạn san hơ cùng nhiều đặc hải sản. Bản thân các hệ sinh thái này còn là những bức tường tự nhiên phịng chống thiên tai, bảo vệ bờ biển khỏi xói lở, thậm chí giảm thiểu tác hại của sóng thần.

b. Hệ sinh thái rừng ngập mặn

Hệ sinh thái rừng ngập mặn có tác dụng làm cho khí hậu điều hịa hơn góp phần bảo vệ bờ biển khơng bị xói lở, chống nạn cát bay lấn sâu vào trong đồng ruộng và thúc đẩy nhanh quá trình bồi tụ bờ biển.

Rừng ngập mặn là nơi cư trú và cung cấp thức ăn cho nhiều loài thủy hải sản, các khu rừng ngập mặn ven biển có năng suất sinh học cao.

Theo thống kê năm 1943 diện tích rừng ngập mặn của nước ta là 400.000 ha đứng thứ 2 trên thế giới tập trung chủ yếu ở ven bờ biển Nam Bộ, trong đó tỉnh Cà Mau chiếm 150.000 ha.

32

Rừng ngập mặn phía Bắc phân bố chủ yếu ở vùng ven Quảng Ninh - Hải Phòng với đặc điểm cây thấp bé, phân bố hẹp ở một dãy ven biển

Rừng ngập mặn phía Nam phân bố chủ yếu ở Cà Mau và Bạc Liêu, cây sinh trưởng tốt và phân bố thành 1 vùng rộng lớn, đa dạng sinh học cao.

Diện tích rừng ngập mặn của nước ta liên tục bị suy giảm nghiêm trọng cả về diện tích và chất lượng hệ sinh thái. Đến năm 1982 Việt Nam còn 252.000 ha mà nguyên nhân chủ yếu là do chuyển đổi phần lớn diện tích rừng ngập mặn sang ni trồng thủy hải sản.

c. Hệ sinh thái cỏ biển

Cỏ biển là nhóm thực vật bậc cao có hoa duy nhất sống trong mơi trường biển thích hợp với các vùng biển ngập nước trong độ sâu từ 3 - 30m ít chịu sự tác đơng mạnh của sóng gió.

Hệ sinh thái cỏ biển có vai trị quan trọng trong hoạt động điều chỉnh, ổn định điều kiện môi trường, tạo nguồn thức ăn, nơi cư trú cho nhiều loài hải sản. Cỏ biển cùng với các loài thực vật phù du, rong biển và cây ngập mặn, đã tạo nên thế giới thực vật biển rất có giá trị về kinh tế và mơi trường.

Các khu vực cỏ biển được phân bố dọc bờ biển từ biên giới phía Bắc của Việt Nam với Trung Quốc, đến tận biên giới Tây Nam với Campuchia, nhưng chủ yếu là các khu vực miền Nam. Vùng biển Phú Quốc là nơi tập trung diện tích cỏ biển lớn nhất cả nước với diện tích 10.063 ha chiếm 61,2% diện tích. Tổng diện tích cỏ biển Việt Nam khoảng 16.443 ha với 14 loài.

Cỏ biển sinh trưởng theo mùa vụ và thời tiết. Ở phía Bắc, các loại cỏ biển phát triển tốt vào mùa Đông - Xuân từ tháng 11 - tháng 5 năm sau, vùng xa bờ phát triển quanh năm, khu vực miền Nam từ tháng 3 đến tháng 10 cỏ biển phát triển tốt.

Như vậy có thể thấy cỏ biển phát triển hầu như quanh năm trên các vùng biển Việt Nam, thích hợp với các điều kiện khí hậu lạnh, độ muối bị pha loãng từ 20 - 30%o, vào mùa mưa khi lượng mưa tăng mạnh làm giảm độ mặn nước biển và có sóng lớn cỏ biển thường chết hàng loạt.

Hệ sinh thái cỏ biển cũng là nơi có sự đa dạng sinh học cao với 82 lồi ở phía Bắc và 62 lồi ở phía Nam, là nơi sinh sản và cư trú của nhiều lồi thủy sản và các động vật biển như Vít, Rắn biển, Bị biển, … Mật độ động vật đáy ở trong các thảm cỏ biển cao hơn ở bên ngồi: từ 1,5 đến 5,2 lần. Do đó, cỏ biển có vai trị rất quan trọng trong việc tạo ra các bãi khai thác hải sản có giá trị kinh tế cao.

33

Hoạt động khai thác hải sản vùng ven bờ bằng lưới làm tăng độ đục của nước biển, làm nhàu nát các thảm cỏ biển.

Khai thác hải sản bằng chất nổ, xung điện tạo ra sự huỷ diệt các thảm cỏ biển. Trong trường hợp gây nổ, đáy biển bị xáo trộn mạnh, khả năng tái tạo cỏ biển trở nên rất khó khăn, ảnh hưởng mạnh đến mơi trường sinh thái.

1.3.4. Tài nguyên khoáng sản

1.3.4.1. Đánh giá tiềm năng khống sản vùng Biển Đơng

Nguồn tài nguyên khoáng sản có cả trong khối nước, trên đáy và trong lòng đất dưới đáy biển. Trong các vùng biển và thềm lục địa nước ta, nhiều bể trầm tích có triển vọng dầu khí đã được xác định, trong đó các bể Cửu Long và Nam Côn Sơn được đánh giá là có triển vọng dầu khí và điều kiện khai thác thuận lợi nhất, với tổng trữ lượng ước tính khoảng 10 tỷ tấn dầu quy đổi. Cùng với dầu - khí, trong các bể trầm tích ở thềm lục địa nước ta cịn có trữ lượng than rất đáng kể.

1.3.4.2. Dầu khí

Biển Đông nằm trên vùng trầm tích Đệ Tam nên có tiềm năng dầu khí khá lớn, nhiều nghiên cứu của các nước đã đưa ra những con số về trữ lượng dầu khí rất khác nhau: IAEA cho rằng Biển Đơng có tới 11 tỉ thùng dầu và 190 tỉ m3 khí trong đó tập trung chủ yếu ở quần đảo Hoàng Sa (5,4 tỉ thùng dầu) và các bồn phía Nam, trong khi đó Trung Quốc cho rằng trữ lượng dầu khí ở Biển Đơng là 125 tỉ thùng dầu và 500 ngàn tỉ m3 khí (xem bảng phụ lục 2 )

Ở thềm lục địa Việt Nam đã phát hiện dầu khí ở các bể trầm tích như: bể Sơng Hồng, bể Phú Khánh, bể Nam Côn Sơn, bể Malay - Thổ Chu, bể Tư Chính - Vũng Mây, … với trữ lượng dầu khí đã phát hiện từ 3,6 – 6 tỉ tấn dầu qui đổi, với khả năng khai thác 1.370 triệu m3, trong đó tập trung ở bể Nam Côn Sơn là chủ yếu.

1.3.4.3. Muối

Với diện tích bờ biển rộng lớn, độ mặn nước biển khá cao, khí hậu nhiệt đới với lượng nhiệt và ẩm lớn nên Việt Nam có tiềm năng sản xuất muối rất lớn, hay có thể nói là vơ tận.

Về độ mặn nước biển dao động từ 32 - 34%o, tổng lượng nhiệt cao từ 230-240 Kcal/cm2/năm, phía Nam mùa khô lại kéo dài là những điều kiện thuận lợi để sản xuất muối

Năm 2011 diện tích đưa vào sản xuất muối cả nước ước đạt 14.612 ha, trong đó, diện tích muối thủ cơng chiếm 11.651 ha. Sản lượng muối cả năm ước đạt xấp xỉ

34

800.000 tấn, trong đó muối cơng nghiệp đạt chừng 180.000 tấn, muối thủ cơng 620.000 tấn.

Diện tích các cánh đồng muối được phân bố trên 3 vùng nguyên liệu muối với các đặc thù riêng biệt như sau:

Miền Bắc: Chủ yếu tại các tỉnh Nam Định, Thanh Hoá, Nghệ An

Miền Trung: tập trung tại các tỉnh từ Bình Định đến Bình Thuận. Riêng Ninh Thuận sau khi khu cơng nghiệp muối xuất khẩu Qn Thẻ với diện tích 2.500ha đi vào sản xuất đã nâng diện tích sản xuất của cả tỉnh lên con số 3.700ha dẫn dầu cả nước.

Đồng bằng sông Cửu Long : chủ yếu ở Bạc Liêu với gần 3.400ha

Tuy có tiềm năng sản xuất to lớn nhưng lượng muối ở Việt Nam chưa đủ cung ứng cho thị trường trong nước, đặc biệt là muối dùng cho sản xuất Công nghiệp, lượng muối sản xuất chủ yếu là muối thủ công chỉ phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng, muối công nghiệp với sản lượng 180.000 tấn, không đủ để đáp ứng nhu cầu cho Cơng nghiệp,vì vậy hàng năm vẫn phải nhập khẩu một lượng lớn muối phục vụ cho công nghiệp, mặc dù lượng muối trong nước lớn

1.3.4.4. Vật liệu xây dựng

Việt Nam có nhiều mỏ vật liệu xây dựng: sét gạch ngói, sét xi măng, cát sỏi, đá vôi, đá hoa trắng, đá ốp lát, đá ong

Vật liệu xây dựng và san lấp: Phân bố ở vùng nước nơng, cửa sơng, ven biển, trong đó khá tập trung ở vùng ven bờ nước nơng Quảng Ninh - Hải Phịng.

Vật liệu xây dựng có vùng đá vơi Hà Tiên, Kiên Lương Trữ lượng khoảng 440 triệu tấn, trong đó trữ lượng khai thác cơng nghiệp khoảng 245 triệu tấn. Chất lượng đá vôi tương đối tốt cho sản xuất xi măng.

1.3.4.5. Các nguồn khoáng sản khác

Vùng ven biển Việt Nam chứa đựng một tiềm năng to lớn về quặng sa khoáng như titan, zircon, thiếc, vàng, sắt, mangan, thạch cao, đất hiếm trong đó cát nặng, cát đen là nguồn tài nguyên quý giá.

Quặng titan sa khoáng ven biển phân bố rải rác từ Móng Cái đến Vũng Tàu. Đặc biệt ở một số diện tích ven biển tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và Bà Rịa - Vũng Tàu có tiềm năng lớn, tài nguyên dự báo đạt hàng trăm triệu tấn.

Cát thủy tinh: Cát thủy tinh là một trong những khống sản chính ven biển Việt Nam, phân bố rải rác dọc bờ biển từ Bắc đến Nam.Có mỏ ở ngồi đảo như Vân Hải (Quảng Ninh). Hầu hết các mỏ cỡ lớn tập trung ở ven biển, đoạn từ Cam Ranh đến

35

Bình Châu. tổng trữ lượng khống 584 triệu tấn. Đa số các mỏ là cát thủy tinh. Một số mỏ cát có chất lượng tốt như Vân Hải, Cam Ranh có chất lượng cao để sản xuất pha lê dụng cụ quang học.

Sa khoáng ven biển của các nguyên tố hiếm quý: Khá phong phú và đa dạng. Một số mỏ sa khống có ý nghĩa kinh tế như các mỏ có chứa Inmenit, Rutin,Monazit, Ziacon và các biểu hiện Manhêtit, Caxiterit, Vàng, Crôm, Corindon, Topa, Spiner,...

Những mỏ đang khai thác là Quảng Xương, Thanh Hóa (trừ lượng Ti: 80.198 tấn, Zn: 2.298 tấn), mỏ Cẩm Hoà (trữ lượng Ti: 2.500.000 tấn, Zn: 85.995 tấn), mỏ Kẻ Ninh (trữ lượng Ti: 443.475 tấn, Zn: 35.126 tấn), mỏ Kẻ Sung (trữ lượng Ti: 3.370.000 tấn, Zn: 100.000 tấn), mỏ Đề Gi (trữ lượng Ti:1.749.599 tấn, Zr:78.978 tấn), mỏ Hàm Tân (Ti: 1.300.000 tấn, Zn:442.198 tấn).

1.3.5. Các nguồn tài ngun khác

Việt Nam có diện tích biển khoảng 1 triệu km2, trải dài 3.260 km dọc theo chiều dài đất nước là một yếu tố thuận lợi để phát triển năng lượng từ biển.

Việt Nam có thể khai thác được nguồn năng lượng sạch từ biển khơi, nhiều gấp hơn 200 lần sản lượng điện nhà máy thủy điện Sơn La đang khai thác và gấp 10 lần tổng công suất điện dự báo của EVN cho toàn quốc vào năm 2020.

Việt Nam được các tổ chức năng lượng quốc tế và ngân hàng thế giới đánh giá là nước có tiềm năng to lớn về năng lượng tái tạo, năng lượng gió với công suất dự báo hơn 513.000 MW, đứng đầu Đơng Nam Á.

* Về Điện gió: Việt Nam có tiềm năng điện gió to lớn, đứng đầu Đơng Nam Á Nằm trong khu vực cận nhiệt đới gió mùa với bờ biển dài, Việt Nam có một thuận lợi cơ bản để phát triển năng lượng gió. So sánh tốc độ gió trung bình trong vùng Biển Đơng Việt Nam và các vùng biển lân cận cho thấy gió tại Biển Đơng khá mạnh (6- 7m/s) và thay đổi nhiều theo mùa. Tổng tiềm năng điện gió của Việt Nam ước đạt 513.360 MW, trong đó 2 vùng có tiềm năng điện gió cao nhất là khu vực Bình Định - Phú Yên, khu vực ven biển Ninh Thuận và Bình Thuận.

Điện gió là giải pháp hiệu quả nhằm cung ứng điện cho các vùng hải đảo,hiện nay điện gió đã được xây dựng tại đảo phú quý với công suất 6MW góp phần đáp ứng nhu cầu cho sản xuất và đời sống của người dân sống trên đảo.

36

* Băng cháy

Băng cháy (còn gọi là đá cháy), có tên khoa học là Natural Hydrate hoặc gas hydrate, hình thành từ các loại khí thiên nhiên như Methane, Ethane, Propan và nước trong điều kiện áp suất cao (trên 30 Atm) và nhiệt độ thấp (dưới 0°C). Băng cháy thường tồn tại ổn định trong điều kiện thềm biển sâu ít nhất từ 300 m trở lên, các đảo ngầm đại dương và ở các vùng băng vĩnh cửu, dưới dạng thể rắn giống như những trái

banh tuyết nhỏ.

Thềm lục địa và dưới đáy Biển Đông chứa một nguồn tài nguyên băng cháy rất lớn, thuộc hàng trung bình của thế giới, riêng khu vực Bắc Biển Đông, Trung Quốc đã đánh giá trữ lượng băng cháy khoảng 19,5 tỉ m3, trữ lượng băng cháy trong vùng biển Việt Nam chưa được đánh giá cụ thể nhưng theo dự báo đánh giá của Mỹ, Việt Nam có trữ lượng băng cháy đứng thứ 5 khu vực châu Á với diện tích 269 km2 có băng cháy.

Băng cháy là một nguồn năng lượng tương đối sạch, ít gây ô nhiễm. Đây là một nguồn năng lượng quan trọng trong tương lai mà các nước trên thế giới đang đẩy mạnh việc nghiên cứu khai thác và sử dụng, với tiềm năng băng cháy lớn ở Biển Đông nếu khai thác được, đây sẽ là nguồn đảm bảo năng lượng rất lớn cho phát triển kinh tế của nước ta trong tương lai, tuy nhiên hiện nay trên thế giới nguồn tài nguyên băng cháy vẫn chưa được sử dụng rộng rãi vì khả năng khai thác và tính hiệu quả khơng cao, một số nước đã khai thác thành công băng cháy nhưng chỉ với quy mô nhỏ như Nhật Bản và Canada.

37

Chương 2. ẢNH HƯỞNG CỦA BIỂN ĐÔNG ĐỐI VỚI TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM

2.1. ẢNH HƯỞNG VỀ MẶT TỰ NHIÊN

Là một quốc gia ven biển nằm kề một vùng biển rộng lớn trong vùng nội chí tuyến gió mùa, có đường bờ biển trải dài đến 3260 km lại hẹp ngang, vì vậy điều kiện tự nhiên của lãnh thổ Việt Nam chịu sự tác động mạnh mẽ từ Biển Đông trên nhiều phương diện và hầu hết trên lãnh thổ Việt Nam dù ít hay nhiều đều chịu sự tác động bởi các nhân tố tự nhiên của Biển Đơng

2.1.1. Ảnh hưởng đến khí hậu

Khí hậu Việt Nam rất đặc sắc so với các nơi khác trên thế giới nằm trên cùng vĩ độ vì khơng khơ hạn như Bắc Phi và Tây Á cũng khơng nóng ẩm quanh năm như các nước Đông Nam Á hải đảo như Philippin, Indonesia mà lại có một mùa Đơng lạnh ở phía Bắc, một mùa khơ kéo dài ở phía Nam.

Sự khác biệt này do nhiều nhân tố tạo thành như vị trí nội chí tuyến, hồn lưu gió mùa, địa hình và quan trọng là do nước ta có vị trí tiếp giáp với biển…Đã tạo cho khí hậu Việt Nam có sự thay đổi từ Bắc vào Nam, từ Đông sang Tây và từ thấp lên cao.

Tuy vậy nếu nhìn chung về tính chất trội thể hiện trong các chỉ số trung bình năm phản ánh qua lớp phủ thổ nhưỡng - sinh vật và trong diễn biến mùa thì có thể nói rằng

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đại học ngành sư phạm địa lí ảnh hưởng của biển đông đến tự nhiên và kinh tế - xã hội việt nam (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)