Thị trường trong nước

Một phần của tài liệu Sự phát triển nào cho ngôi vị hoàng đế của café chồn Việt Nam.pdf (Trang 35 - 50)

6. Những Khó khăn của việc kinh doanh sản phẩm cafe chồn hiện nay

7.2.2.1 Thị trường trong nước

Hiện nay , nước ta vẫn là một quốc gia đang phát triển, thu nhập còn thấp so với thế giới, do đó khả năng chi tiêu cho các mặt hàng cao cấp còn hạn chế .Chính

vì vậy , việc phân chia đối tượng khách hàng là cần thiết . Cụ thể , ta sẽ phân ra

thành 3 đối tượng khách hàng và 3 khu vực kinh doanh . 7.2.2.1.1 Về đối tượng khách hàng :

Ta phân làm 3 nhóm là nhóm khách hàng có thu nhập thấp , nhóm khách hàng có thu nhập trung bình và nhóm khách hàng có thu nhập cao . Cũng từ đây,

ta sẽ có được 3 dạng công thức pha chế café chồn cho phù hợp , để tạo ra được 3

mức giá bán phù hợp với 3 nhóm nêu trên . Trở lại phần trước chúng ta đã từng đề

cập đến sự pha trộn café chồn với các loại café thông thường khác . Điều này theo

lý thuyết là không có lợi cho người tiêu dùng , nhưng trên thực tế nếu ta công khai tỷ lệ pha trộn để bán với mức giá thích hợp với tỷ lệ đó , thì việc pha trộn café chồn là có lợi .

Cái lợi đầu tiên phải kể đến mức giá , khi ta pha trộn như vậy thì hiển nhiên giá café chồn pha trộn đó sẽ thấp hơn giá café chồn nguyên chất , còn thấp hơn bao nhiêu là do tỷ lệ pha như thế nào , và mặt hàng café nào được pha vào . Khi giá thấp hơn thì sẽ phù hợp với khả năng tiêu dùng của từng đối tượng khách hàng mà chúng ta muốn hướng đến . Điều này sẽ dẫn đến lượng hàng bán được sẽ tăng lên và lợi nhuận doanh nghiệp tăng .

Không những thế , mà sự pha trộn này còn giúp cho những khách hàng hoàn toàn không có điều kiện uống loại café chồn có thể thưởng thức nó ,mặc dù hương

tượng khách hàng ấy vẫn cảm thấy thỏa mãn và chấp nhận tiêu dùng ( sự pha trộn được công khai theo tỷ lệ trên bao bỉ sản phẩm) . Thiết nghĩ , sẽ có ý kiến cho rằng

việc chúng tôi đưa ra luận điểm là pha trộn là quá thực dụng , nhưng nếu một công

việc mà không những có lợi cho nhà sản xuất mà còn có lợi cho nhiều đối tượng

khách hàng khác nhau thì công việc đó là hoàn toàn đúng đắn, tại sao chúng ta không thực hiện nó ? Trên thị trường cũng đã có nhiều doanh nghiệp sử dụng phương pháp này phục vụ cho sản phẩm của họ .

Tùy từng nhóm khách hàng mà doanh nghiệp đưa ra mức pha trộn cho phù

hợp nhưng vẫn nên đảm bảo nguyên tắc không quá bán (không quá 50% sản phẩm

khác) mà tác động đến nhà sản xuất trong việc cải tiến kĩ thuật hạ giá thành sản phẩm . Tuy nhiên cần chú ý và tập trung nhiều nhất đến nhóm thứ 3 là nhóm khách hàng có thu nhập cao . Vì đây là nhóm khách hàng có thể tồn tại lâu dài cùng với sự phát triển của doanh nghiệp

7.2.2.1.2Về khu vực kinh doanh :

Ở đây, cụm từ khu vực được hiểu theo nghĩa là khu vực ngành nghề của đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp muốn hướng đến . Cụ thể : khu vực ngành

nghề lao động chân tay , khu vực ngành nghề lao động trí óc và khu vực ưu tiên

đặc biệt .

Khu vực ngành nghề lao động chân tay : là khu vực kinh doanh mà đối tượng khách hàng doanh nghiệp muốn hướng đến là những người lao động trong các lĩnh vực cần sử dụng sức khỏe , thủ công , chân tay… điều này đồng nghĩa với

việc những khách hàng này có thể thu nhập của họ thấp hoặc nhu cầu giải tỏa căng

thẳng lúc làm việc không cao . Tuy nhiên , điều này không phải là tuyệt đối, vì

hiện này vẫn có nhiều trường hợp ngược lại với nhận định trên , nhưng điều mà

chúng ta quan tâm ở đây là những khách hàng nằm trong khu vực này tiêu chuẩn

lựa chọn sản phẩm của họ không quá cao , tức họ sẽ ít khi sử dụng những hàng

hóa cao cấp , hay khi họ uống café, họ sẽ không cần phải chọn những hãng café

nổi tiếng, với giá cao ,… nên việc đưa sản phẩm café chồn vào khu vực này là

điều không quá cần thiết . Nếu đưa vào ta chỉ có thể sử dụng cách thức pha trộn

mà thôi, khu vực này thật ra có nhiều điểm tương đồng với nhóm khách hàng có thu nhập thấp mà ta đã đề cập ở trên . Điểm tương đồng quan trọng nhất là ở thu nhập của họ , họ sẽ lựa chọn căn cứ theo khả năng chi của mình chứ không phải dựa trên cơ sở sở thích . Với sản phẩm café chồn , thì khu vực này hoàn toàn không phải là khu vực trọng điểm muốn thâm nhập của doanh nghiệp .

Khu vực ngành nghề lao động trí óc : thông thường, khu vực này bao gồm

những khách hàng có khả năng chi trả cho những sản phẩm hàng hóa đắt tiền , do

vậy nếu đưa café chồn vào sâu trong họ thì sẽ rất khả thi . Nếu giá café chồn vẫn cao thì có thể họ chỉ thưởng thức khi có dịp đặc biệt nào đó , còn nếu ta đã có thể cải thiện được kĩ thuật , tăng số lượng sản phẩm, hạ giá thành thì xu hướng họ sẽ sử dụng café chồn như một loại thức uống thường xuyên vì chất lượng của nó

tuyệt vời hơn những sản phẩm café khác . Tức khi thâm nhập vào khu vực này

chúng ta cần lưu ý nhiều đến yếu tố giá cả và chất lượng . Về mặt giá cả thì đương nhiên khuynh hướng tiêu dùng là khách hàng sẽ lựa chọn những sản phẩm với

mức giá hợp lý trong khả năng của họ . Còn về mặt chất lượng thì doanh nghiệp

cần cẩn trọng , vì đây là khu vực khách hàng không dễ tính, khi tiêu dùng họ sẽ

lựa chọn những sản phẩm mà họ thích , phù hợp với nhu cầu hiện tại của họ , họ sẽ

tấy chay những sản phẩm không đạt chất lượng theo tiêu chuẩn và yêu cầu riêng

của mình . Tóm lại, các doanh nghiệp nên chú trọng nhiều vào đối tượng khách

hàng này, bởi họ sẽ sẽ nơi giúp doanh nghiệp tiêu thụ một khối lượng sản phẩm không nhỏ .

Khu vực ưu tiên đặc biệt : là khu vực mà doanh nghiệp kinh doanh café

chồn cần quan tâm đặc biệt vì chắc chắn nó sẽ đem lại nguồn thu khổng lồ khi đưa

mặt hàng café chồn vào sử dụng phổ biến . Đó là nhưng nơi mà thông thường khách hàng sẵn sàng chi trả cho sản phẩm mà họ ưu thích chứ không quan tâm

nhiều đến giá cả . Nghĩa là dù giá của mặt hàng đó cao nhưng họ vẫn chấp nhận

mua vì họ thích hoặc cho rằng giá cao là điều tất yếu . Nó bao gồm các khu du lịch , khu vui chơi giải trí , các khu resort, nhà hàng, khách sạn , khu mua sắm cao cấp ,… Rõ ràng, đây là những nơi nhu cầu thưởng thức và khám phá của khách hàng

rất cao , việc đưa café chồn vào kinh doanh tại đây là điều đúng đắn và ắt hẳn sẽ

giúp cho doanh nghiệp tiêu thụ được một số lượng sản phẩm rất cao . Và Doanh thu từ khu vực này sẽ lớn hơn nhiều lần so với việc chú trọng đến những vùng dân cư bình thường . Với những lợi thế của khu vực và những lợi ích dự đoán mang lại , doanh nghiệp nên ưu tiên đặc biệt trong việc tiêu thụ sản phẩm bằng các biện pháp marketing quảng cáo , liên kết với các trung tâm , khu vui chơi này để họ

chấp nhận việc tiêu thụ cho chúng ta. Nếu thành công , có thể doanh nghiệp kinh

doanh café chồn sẽ biến mặt hàng này thành đặc trưng tiêu dùng của khách hàng mỗi khi đi du lịch hay vui chơi giải trí .

7.2.2.2 Thị trường nước ngoài :

Vì sản phẩm café chồn hiện nay được sản xuất ít , giá cả lại cao nên nó chưa

được phổ biến rộng rãi trong nước ta . Và đồng thời nó cũng chưa phải là mặt

hàng mà doanh nghiệp chú trọng đưa ra xuất khẩu trên thị trường thế giới . Nhưng ! chúng ta có điều kiện hết sức thuận lợi khi đang là quốc gia xuất khẩu café đứng nhất nhì , lại có khả năng mở rộng quy mô sản xuất , tăng số lượng sản phẩm , thì việc xuất khẩu mặt hàng café chồn chỉ là chuyện ở trong tương lai . Vậy thì tại sao ta không bắt đầu ngay từ bây giờ để chuẩn bị đầy đủ các nguồn lực cần thiết để

biến café chồn thành mặt hàng xuất khẩu nổi tiếng của Việt Nam . Về thế thì ta đã

có hay hoàn toàn có khả năng tiếp tục tạo ra và củng cố , còn về lực ta nên sử dụng phương pháp liên kết , hợp tác giữa các doanh nghiệp , nhà sản xuất với nhau để có thể tập trung vốn nhanh hơn . Khi đã có đầy đủ thế và lực thì việc đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng café chồn Việt Nam ra thị trường Quốc Tế chỉ còn là điều sớm muộn .

Hiện nay, nước ta có nhiều mặt hàng cũng như chủng loại café , một số ít trong đó cũng đã xuất khẩu nhưng những gì mà nó mang lại thật sự chưa xứng tầm

với tiềm lực và khả năng của chúng ta . Một số loại thì được xuất khẩu thô ,làm

giàu cho các doanh nghiệp mạnh nước ngoài . Một số tuy đã có nhãn hiệu nhưng thương hiệu thì rất tối tăm và ảm đạm , chưa mang sắc thái của quốc gia cũng như

hơi thở của người Việt Nam , hay nói cách khác sản phẩm của chúng ta chưa là gì

so với thế giới dù mang tiếng là một nước xuất khẩu café hàng đầu thế giới . Điều

này xét về mặt kinh tế thì nó làm giảm khả năng tiêu thụ , lợi nhuận không được tối đa hóa , còn nếu xét về mặt xã hội thì nó là tự ái dân tộc , Hàn Quốc xuất khẩu phim ra thị trường thế giới với nền văn hóa của mình chức đựng trong đó , Nhật bản thì nổi tiếng với những mặt hàng chất lượng cao , Trung Quốc thì mẫu mã

kiểu dáng cực kỳ bắt mắt , sáng tạo , …còn Việt Nam thì sao ? Chúng ta cũng là

một nước Châu Á như các nước trên, chúng ta cũng có nhiều tiềm lực để phát triển , chúng ta có sự nhiệt huyết , có nhân lực ,…nhưng điều gì khiến cho lợi thế của chúng ta trở thành thương hiệu của người khác ? Lúc này , chúng ta chỉ có thể giải thích bằng một vài lý do là chúng ta chưa nhận thức được , chưa có sự quan tâm đúng mức đến nó , sự tự ái dân tộc của chúng ta chưa cao . Đây có lẽ cũng là trăn trở của một số người Việt Nam và của cả chúng tôi nữa - những người đang thực

hiện đề tài này . Chúng tôi cho rằng và cũng mong muốn rằng Việt Nam chúng ta

sẽ có sản phẩm nổi tiếng khắp thế giới với một tên tuổi, một thương hiệu mạnh

thực sự , không phải chỉ thể hiện qua thứ hạn nhất nhì .

Kể từ khi chúng tôi biết đến mặt hàng này , thì chúng tôi đã có thể khẳng định được rằng đây sẽ là sản phẩm mà chúng ta cần quan tâm đặc biệt vì khả năng phát

triển của nó là rất cao , ta hoàn toàn có thể tạo dựng nên được một thương hiệu

café chồn Việt Nam với một chất lượng tuyệt vời và một nền văn hóa Việt ẩn chứa trong đó .

Quả thật, thị trường thế giới là một thị trường rất hấp dẫn cho một loại sản phẩm chất lượng tuyệt vời như thế này và một mức giá cao hơn so với nhu nhập

trong nước . Nhu cầu tiêu dùng nước ngoài cộng với khả năng chi trả của họ cao

thì việc thâm nhập café chồn là điều dễ dàng hơn rất nhiều so với việc thâm nhập vào thị trường trong nước . Có thể nói đây là mặt hàng ưu ái cho những đối tượng khách hàng có mức sống cao , và việc tìm kiếm thị trường xuất khẩu là một bước

đi rất quan trọng khi chúng ta đã có đầy đủ được nguồn lực . Mỹ? Anh? Trung

Quốc?...hay Singapore ? điều này phụ thuộc rất nhiều vào tình hình cụ thể của từng giai đoạn và điều kiện của mỗi doanh nghiệp . Do đó trước khi tiến hành xuất

khẩu đương nhiên doanh nghiệp cần tiến hành điều tra thị trường một cách chính

xác để có thể tung sản phẩm ra một cách hợp lí nhất .

7.3 Nhà phân phối :

Mạng lưới nhà phân phối chính là một cánh tay nối dài, giúp cho sản phẩm hàng hóa của Doanh nghiệp được tiêu thụ rộng khắp . Do đó việc lựa chọn một hệ

thống phân phối là điều mà bất cứ một nhà sản xuất hay một nhà doanh nghiệp nào

cũng cần phải lưu ý đến . Tiêu chuẩn về việc lựa chọn một nhà phân phối khá cao ,

đặc biệt là đối với các doanh nghiệp lớn , bởi họ luôn mong muốn tìm được những

nơi có thể phân phối sản phẩm của mình một cách đáng tin cậy . Trong việc kinh doanh và tiêu thụ café chồn cũng vậy, chúng ta cần quan tâm một cách đặc biệt

đến việc tuyển lựa nhà phân phối , một số tiêu chuẩn để lựa chọn như sau :

Thứ nhất, Không mâu thuẩn quyền lợi : nếu như ta chọn được một nhà phân

nhà phân phối độc quyền như vậy , nên doanh nghiệp có thể chấp thuận việc nhà phân phối của mình cùng lúc phân phối sản phẩm khác nhưng không phải là đối thủ cạnh tranh trực tiếp

Thứ hai, khả năng về tài chính của nhà phân phối : điều này đồng nghĩa với

việc nhà phân phối phải có đủ lực , đủ khả năng về tình hình tài chính để đáp ứng

được những nhu cầu cơ bản của việc phân phối sản phẩm như kho bãi, máy móc,

thiết bị….liên quan đến việc phân phối . Đặc biệt ưu tiên cho những nhà phân phối

có quan tâm đến việc quảng bá sản phẩm của chính mình , từ đó liên đới quảng bá cho sản phẩm mà doanh nghiệp cần phân phối .

Thứ ba , tiêu chuẩn về kinh nghiệm trong việc phân phối sản phẩm : đây là tiêu chuẩn khá quan trọng giúp doanh nghiệp đánh giá được một nhà phân phối đáng tin cậy , bởi lẽ khi đã có kinh nghiệm trong việc phân phối , đặc biệt là trong việc phân phối hàng hóa cùng lĩnh vực , thì nhà phân phối đó có nhiều thế mạnh

về các mối quan hệ phân phối hàng cũng như quan hệ với bộ phận quản lý ở tại địa

phương . Điều này vô cùng có lợi đối với một doanh nghiệp khi tiến hành đưa sản phẩm về cho các đại lý phân phối .

Thứ tư, nhà phân phối cần có một bộ phận bán hàng riêng biệt , chỉ phục vụ lợi ích cho nhà sản xuất hay nhà doanh nghiệp mà thôi , đương nhiên phần tiền

lương , tiền thưởng cho bộ phận này phải do phía doanh nghiệp chi trả . Thật vậy,

kho bãi có thể sử dụng chung với các mặt hàng khác nhưng bộ phận bán hàng phải

tuyệt đối độc lập và được theo dõi bằng hệ thống quản lý và báo cáo riêng . Sự

quản lý này cần được thành lập một cách chặt chẽ , tránh tình trạng gây những tổn

thất đáng tiếc cho phía doanh nghiệp cũng như nhà phân phối .

Thứ năm , Nhà phân phối cần có một khả năng hậu cần tốt, phục vụ cho công tác phân phối sản phẩm của mình đến các cửa hàng trong hệ thống phân phối, tiêu

biểu là khả năng giao nhận hàng theo đúng thời gian quy định , vầ nếu có thể nhà

phân phối đươc tuyển chọn nên có khả năng linh động trong việc chuyên chở, vận

chuyển hàng thường nhật hoặc khi cần thiết . Một khả năng hậu cần vững chắc còn

giúp doanh nghiệp hay nhà sản xuất nhìn nhận ra được tiềm năng phát triển cũng như thế mạng của nhà phân phối mà mình muốn lựa chọn.

Một phần của tài liệu Sự phát triển nào cho ngôi vị hoàng đế của café chồn Việt Nam.pdf (Trang 35 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)