Khảo sát thực tế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các tiêu chí lựa chọn phần mềm kế toán áp dụng phù hợp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa nghiên cứu trên địa bàn quận tân phú TP hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 41 - 53)

CHƢƠNG 1 : PHẦN MỞ ĐẦU

3.3. khảo sát thực tế

3.3.1. Đối tƣợng và phạm vi khảo sát

3.3.1.1. Đối tượng khảo sát

Đối tƣợng đƣợc tiến hành khảo sát là kế toán các doanh nghiệp đã đăng ký và đang hoạt động trên địa bàn Quận Tân Phú - Thành phố Hồ Chí Minh.

3.3.1.2. Phạm vi khảo sát

Đề tài luận văn thực hiện khảo sát trong tháng 9 năm 2013, có hạn chế về mặt thời gian nên dung lƣợng khảo sát đƣợc chúng tôi phát ra giới hạn ở con số 100 phiếu. Số lƣợng nhận về sau khi đƣợc lọc ra những phiếu khơng hợp lệ, phiếu phản hồi cịn lại đƣa vào mẫu phân tích chỉ cịn 58 phiếu.

3.3.2. Nội dung khảo sát

Để tiến hành nghiên cứu tìm hiểu các tiêu chí thực tế các doanh nghiệp trong phạm vi khảo sát đã và đang quan tâm vấn đề gì khi lựa chọn PMKT, chúng tôi lập phiếu khảo sát với cấu trúc đƣợc thiết kế gồm 02 phần chính: thơng tin chung và nội dung khảo sát.

Các câu hỏi chủ yếu ở thể loại câu hỏi đóng, câu hỏi đƣợc thiết lập sẵn các phƣơng án lựa chọn. Mỗi câu hỏi với nhiều lựa chọn khác nhau và đáp viên sẽ chọn phƣơng án gần nhất với quan điểm của họ. Hoặc có những ý kiến khác với các phƣơng án lựa chọn thì đáp viên sẽ nêu rõ ý kiến khác vào dòng kẻ cho sẵn. Chỉ có câu số 21 thuộc dạng câu hỏi mở.

3.3.2.1. Nội dung về thông tin chung

Trong 05 nội dung thuộc phần thông tin chung, chúng tôi muốn thu thập về tên doanh nghiệp, loại hình doanh nghiệp theo hình thức sở hữu, số lƣợng lao động, qui mô về vốn của doanh nghiệp, và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.

3.3.2.2. Nội dung khảo sát

Phần Nội dung khảo sát thì đƣợc chia thành 05 nhóm câu hỏi với tổng số 23 câu hỏi trong trong đó: (1) Hình thức đầu tƣ PMKT - 4 câu ; (2) Tiêu chí lựa chọn PMKT – 7 câu; (3) Tổ chức đánh giá và lựa chọn PMKT – 3 câu; (4) Đánh giá của doanh nghiệp về PMKT đang sử dụng và định hƣớng cải thiện – 6 câu; và cuối cùng (5) Câu hỏi dành cho doanh nghiệp chƣa sử dụng PMKT – 3 câu.

3.3.3. Phƣơng pháp khảo sát

3.3.3.1. Gửi phiếu khảo sát

Cách 1: Gửi phiếu khảo sát qua email

Đầu tiên chúng tôi chọn cách gửi phiếu khảo sát đến các doanh nghiệp bằng địa chỉ email. Đƣợc biết, số lƣợng doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn Quận Tân Phú - tính đến 31 tháng 12 năm 2012 là khoảng 9.500 doanh nghiệp. Tuy nhiên

số lƣợng doanh nghiệp đã nhận công văn qua email số 23/TK ngày 17/04/2003 (xem phụ lục 6); tải mẫu “Phiếu ghi chép thông tin về lao động của doanh nghiệp/hợp tác xã phi nông nghiệp“; cung cấp thông tin về lao động và nộp trực tiếp cho Chi cục Tống kê Quận Tân Phú chỉ có 4.423 doanh nghiệp.

Căn cứ vào danh sách này, chúng tôi lọc các email – mỗi email tƣơng ứng với một doanh nghiệp - từ Danh sách doanh nghiệp trên địa bàn Quận Tân Phú - 4.423 doanh nghiệp - với những điều kiện: (1) có đầy đủ thông tin nhƣ tên giám đốc và tên kế tốn , (2) có ít nhất 02 số điện thoại hoặc 01 số điện thoại - 01 số fax. Kết quả có 456 địa chỉ email. Chúng tơi đã tiến hành gửi phiếu khảo sát bằng email theo địa chỉ từ kết quả trên. Sở dĩ chúng tôi quyết định gửi nhiều email là muốn dự phòng xác suất doanh nghiệp dành thời gian trả lời phản hồi email. Tổng hợp những email trong Hộp thƣ đến thì có 67 thƣ chiếm tỉ lệ 14,69% từ Mailer- daemon@yahoo.com với tiêu đề Failure notice 8 hoặc từ Postmaster@vnn.vn với tiêu đề Delivery Status Notification 9

, 04 thƣ chiếm 0,88% trả lời tự động từ địa chỉ chúng tôi đã gửi. Điều đáng lo ngại là khơng có thƣ nào phản hồi phiếu khảo sát từ doanh nghiệp.

Riêng các doanh nghiệp thành lập trong năm 2012 thì khơng hiện diện trong kết quả lọc nêu trên. Vì trong Danh sách doanh nghiệp trên địa bàn Quận Tân Phú chƣa đƣợc cập nhật đủ thơng tin về tên giám đốc, tên kế tốn cũng nhƣ các số điện thoại và số fax. Chúng tôi tiếp tục gửi phiếu khảo sát đến tất cả 429 địa chỉ email của các doanh nghiệp thành lập năm 2012 có trong danh sách. Kết quả gửi thƣ đính kèm phiếu khảo sát lần thứ 2 nhƣ sau: nhận đƣợc 37 thƣ chiếm tỉ lệ 8,63% từ Mailer-daemon@yahoo.com với tiêu đề Failure notice hoặc từ Postmaster@vnn.vn với tiêu đề Delivery Status Notification, 11 thƣ chiếm 0,03% trả lời tự động từ địa chỉ chúng tôi đã gửi.

8

Thông báo thất bại 9 Báo cáo tình trạng gửi thƣ

Gần một tuần kể từ ngày gửi phiếu khảo sát bằng email, chỉ nhận đƣợc 02 email đính kèm phiếu phản hồi từ 02 doanh nghiệp, chiếm tỉ lệ 0,23% trong tổng mẫu 885 email. Tuy nhiên, các phiếu phản hồi này đã bị loại bỏ khi xử lý số liệu. Phƣơng thức gửi phiếu khảo sát bằng email khơng có phiếu hợp lệ, xem nhƣ thất bại. Thời hạn thu thập số liệu cũng khơng cịn nhiều, chúng tơi đổi kế hoạch gửi phiếu khảo sát bằng cách khác.

Cách 2: Gửi phiếu khảo sát trực tiếp đến trụ sở chính của doanh nghiệp

Từ Danh sách doanh nghiệp trên địa bàn Quận Tân Phú, chúng tôi tiến

hành lọc các tuyến đƣờng với điều kiện có ít nhất 30 doanh nghiệp. Nghiên cứu của chúng tôi chỉ tập trung vào các doanh nghiệp có qui mơ nhỏ và vừa. Trong danh sách doanh nghiệp trên địa bàn Quận Tân Phú hiện đang nắm giữ thì lại khơng có

thơng tin về qui mô doanh nghiệp. Do đó chúng tơi khơng thể lọc danh sách DNNVV trƣớc khi gửi phiếu khảo sát. Tuy nhiên, theo chúng tôi đƣợc biết thì Quận Tân Phú chỉ có khoảng 50 doanh nghiệp qui mơ lớn - chiếm tỉ lệ rất thấp. Bên cạnh đó để thuận tiện cho việc đi lại, phƣơng án lọc theo tuyến đƣờng đã đƣợc chúng tôi lựa chọn. Việc loại bỏ phiếu phản hồi của doanh nghiệp lớn sẽ đƣợc thực hiện trong giai đoạn xử lý số liệu.

Kết quả có 40 tên đƣờng thoả điều kiện. Chúng tôi chọn 04/40 tên đƣờng tập trung ở các phƣờng có số lƣợng doanh nghiệp trong các khoảng 401÷500 (phƣờng Tân Thành - 439 doanh nghiệp), 501÷600 (phƣờng Tân Sơn Nhì - 529 doanh nghiệp) và 601÷700 (phƣờng Tân Quý - 689 doanh nghiệp). Chúng tôi đến từng doanh nghiệp - gặp trực tiếp và gửi phiếu khảo sát đến kế tốn doanh nghiệp, có một số là chủ doanh nghiệp (ký tên và đóng dấu xác nhận) - trên đƣờng Độc Lập, đƣờng Trƣơng Vĩnh Ký, đƣờng Tân Sơn Nhì và đƣờng Nguyễn Cửu Đàm. Thời gian khảo sát: từ ngày 13 đến ngày 14 tháng 09 năm 2013. Kết quả nhận đƣợc 11/30 phiếu khảo sát.

Bảng 3.1: Số doanh nghiệp trên 11 phường của Quận Tân Phú

Stt Tên Phƣờng Số lƣợng doanh nghiệp

Stt Tên Phƣờng Số lƣợng doanh nghiệp

01 Tân Quý 689 07 Sơn Kỳ 322

02 Tây Thạnh 557 08 Hiệp Tân 296

03 Tân Sơn Nhì 529 09 Phú Trung 235

04 Phú Thạnh 507 10 Hòa Thạnh 210

05 Tân Thành 439 11 Tân Thới Hòa 208

06 Phú Thọ Hòa 430 12 thiếu thông tin 1

-- ---- ------- Tổng Cộng 4.423

Nguồn: Theo thống kê của tác giả luận văn 10

Bên cạnh đó, chúng tơi phát phiếu khảo sát trực tiếp cho kế toán doanh nghiệp tại Cơ quan Bảo hiểm Xã hội Quận Tân Phú, những ngƣời đại diện doanh nghiệp đến nộp/nhận hồ sơ về Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế. Thời gian khảo sát: từ ngày 16 đến ngày 19 tháng 9 năm 2013. Kết quả có khả quan hơn, tổng cộng có 55/70 phiếu khảo sát.

3.3.3.2. Xử lý số liệu

Trƣớc tiên, chúng tôi làm sạch 68 phiếu phản hồi từ các đáp viên (trong đó có 02 phiếu phản hồi qua email). Đối với những phiếu phản hồi có các câu hỏi chƣa đƣợc trả lời, chúng tôi tiến hành gọi đến đáp viên theo số điện thoại - mà họ đã cung cấp ở cuối phiếu khảo sát - để bổ sung thơng tin. Sau đó, loại bỏ 08 phiếu phản hồi bao gồm 02 phiếu có những câu trả lời mâu thuẫn nhau, 06 phiếu có thơng tin về địa chỉ công ty không phù hợp với phạm vi khảo sát. Tiếp theo là đánh số thứ tự cho tất cả các phiếu phản hồi. Chúng tôi nhập thông tin của 60 phiếu phản hồi -

10 từ danh sách các doanh nghiệp tải Phiếu điều tra qua email, cung cấp thông tin và nộp trực tiếp cho Chi

đã đƣợc làm sạch - vào phần mềm Microsoft Excel để thống kê và từ đó lập các bảng phân tích và đƣa ra nhận định.

Chúng tôi loại thêm 02 phiếu của các doanh nghiệp không thuộc qui mô doanh nghiệp nhỏ và vừa theo kết quả lọc (data filter) trong bảng dữ liệu Excel. Với điều kiện lọc là tổng nguồn vốn trên 20 tỷ và đồng thời có số lao động trên 100 ngƣời. Cuối cùng, mẫu đƣa vào phân tích sau khi xử lý số liệu là 58 phiếu hợp lệ.

3.3.4. Kết quả khảo sát

3.3.4.1. Kết quả khảo sát về phần thông tin chung

Phiếu khảo sát đƣợc gửi trực tiếp đến 100 doanh nghiệp, thu thập đƣợc 66 phiếu chiếm tỉ lệ 66%, số phiếu không phản hồi chiếm tỉ lệ 34%. Trong số các phiếu phản hồi thì có 08 phiếu bị loại bỏ trong giai đoạn xử lý số liệu, kết quả mẫu phân tích cịn 58.

Bảng 3.2: Thơng tin chung của các doanh nghiệp được khảo sát

Chỉ tiêu Tỉ lệ (%)

1 Loại hình doanh nghiệp theo hình thức sở hữu

Tập thể 1,72

Doanh nghiệp tƣ nhân 6,90

Cty trách nhiệm hữu hạn (tƣ nhân) 70,69 Cty Cổ phần khơng có vốn Nhà nƣớc 20,69

2 Số lao động tại doanh nghiệp (người)

Từ 10 trở xuống 50,00

Trên 10 đến 50 31,03

Trên 50 đến 100 12,07

Trên 100 đến 200 5,17

Trên 200 đến 300 1,72

3 Tổng nguồn vốn tại doanh nghiệp

Trên 10 tỷ đến 20 tỷ 12,07

Trên 20 tỷ đến 50 tỷ 5,17

4 Loại hình hoạt động của doanh nghiệp

Sản xuất 24,14

Thƣơng mại, dịch vụ 62,07

Xây dựng, xây lắp 10,34

Giáo dục 3,45

Nguồn: Theo khảo sát của tác giả luận văn

Qua kết quả khảo sát bảng 3.2 có thể thấy trong số các doanh nghiệp nhỏ và vừa đƣợc khảo sát, các doanh nghiệp có qui mơ nhỏ và siêu nhỏ chiếm tỉ lệ rất lớn. Doanh nghiệp có lao động dƣới 10 ngƣời chiếm tỉ lệ 50% và có đến 82,76% các doanh nghiệp có tổng nguồn vốn dƣới 10 tỷ đồng tại thời điểm 31/12/2012. Loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất là công ty trách nhiệm hữu hạn chiếm tỉ lệ 70,69%; công ty cổ phần khơng có vốn nhà nƣớc có 12 phiếu chiếm tỉ lệ 20,69%; doanh nghiệp tƣ nhân chiếm tỉ lệ 6,90% và thấp nhất là doanh nghiệp tập thể chiếm tỉ lệ 1,72%.

Bảng 3.3: Tình hình ứng dụng phần mềm trong cơng tác kế toán của các doanh nghiệp được khảo sát

Chỉ tiêu Số lƣợng Tỉ lệ (%)

Tình hình ứng dụng PMKT

Không 8 13,79

Có 50 86,21

Lý do doanh nghiệp vẫn chưa ứng dụng PMKT

Tiết kiệm chi phí 3 37,50 Nhân sự phụ trách kế tốn khơng ổn định 2 25,00 Chƣa đủ điều kiện sử dụng phần mềm 2 25,00 Không phù hợp qui mô, hoạt động 1 12,50

Về tình hình ứng dụng cơng nghệ thơng tin tại các doanh nghiệp, bảng 3.3 cho thấy có 50 doanh nghiệp đã sử dụng phần mềm trong cơng tác kế tốn chiếm 86,21%. Tuy nhiên gần 14% doanh nghiệp vẫn chƣa sử dụng PMKT. Hầu hết 08 doanh nghiệp này ký hợp đồng sử dụng dịch vụ kế tốn từ bên ngồi, duy chỉ có 01 doanh nghiệp là vẫn thực hiện công tác kế tốn bằng thủ cơng với ý kiến cho rằng “vẫn làm tốt bằng thủ công, đỡ chi phí”. Nguyên do các doanh nghiệp chƣa sử dụng PMKT xoay quanh các vấn đề về tiết kiệm chi phí có 3/8 phiếu, nhân sự phụ trách kế tốn khơng ổn định có 2/8 phiếu, chƣa đủ điều kiện sử dụng phần mềm có 2/8 phiếu, và có 01 ý kiến cho rằng các phần mềm không phù hợp với qui mô hoạt động.

3.3.4.2. Kết quả khảo sát về hình thức đầu tư phần mềm kế tốn

Theo thống kê kết quả khảo sát trong số các doanh nghiệp khảo sát có ứng dụng phần mềm vào cơng tác kế tốn, phần mềm kế tốn đóng gói đƣợc 35 doanh nghiệp lựa chọn chiếm ƣu thế với tỉ lệ 70%, theo sau là phần mềm tự thiết kế bởi chính các doanh nghiệp sử dụng hầu hết viết trên nền tảng ứng dụng Microsoft Excel với tỉ lệ 22%, số ít các doanh nghiệp đang sử dụng phần mềm bẻ khoá cũng nhƣ khơng phải trả phí bản quyền cho sản phẩm này chiếm tỉ lệ 6%, phần mềm thuê viết chiếm tỉ lệ thấp 2% (xem phụ lục 8.1).

Hồn tồn khơng có doanh nghiệp nào trong mẫu phân tích sử dụng dịch vụ phần mềm kế toán online. Mẫu quan sát cũng cho thấy, các doanh nghiệp không sử dụng phần mềm ERP điều này cũng hợp lý vì chi phí đầu tƣ là trở ngại đầu tiên hiện nay đối với các doanh nghiệp có qui mơ nhỏ và vừa.

Khi đƣợc hỏi lý do các doanh nghiệp đang sử dụng phần mềm tự thiết kế, có 4/12 ý kiến cho rằng khơng tìm đƣợc PMKT phù hợp với doanh nghiệp về qui mơ và đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp; có 3/12 ý kiến cho rằng PMKT phù hợp nhƣng chƣa đáp ứng đƣợc các yêu cầu doanh nghiệp nhƣ dễ sử dụng, dễ kiểm tra, dễ truy xuất thông tin, . . . ; số ít doanh nghiệp cho rằng PMKT khơng có tính linh

hoạt. Ngồi ra cịn có các ý kiến khác nhƣ: phần mềm tự thiết kế dễ sử dụng và kiểm soát đƣợc, dễ chỉnh sửa khi có sai sót, qui mơ doanh nghiệp nhỏ nên chƣa cần thiết mua PMKT thƣơng phẩm, hoặc nhân viên của doanh nghiệp có khả năng thiết kế phần mềm kế toán.

Các doanh nghiệp đƣợc khảo sát đang sử dụng PMKT miễn phí, thì cả 03 doanh nghiệp trả lời với 03 ý kiến khác nhau đó là giá phí mua PMKT bản quyền cao, chƣa tìm đƣợc phần mềm ƣng ý, hoặc đang trong giai đoạn lựa chọn phần mềm phù hợp. Khi đƣợc hỏi doanh nghiệp quan tâm về vấn đề gì khi lựa chọn máy tính, thiết bị nối mạng, … thì có 57,89% ý kiến quan tâm đến sự hữu hiệu, 38,60% doanh nghiệp quan tâm đến hiệu quả chi phí, cịn lại 3,51% khơng quan tâm (xem phụ lục 8.1).

3.3.4.3. Kết quả khảo sát về tiêu chí lựa chọn phần mềm kế tốn

Tổng hợp kết quả khảo sát ở phụ lục 8.2 cho thấy, các tiêu chí doanh nghiệp quan tâm khi lựa chọn phần mềm kế toán, đáp ứng yêu cầu của ngƣời sử dụng là tiêu chí đƣợc nhiều ý kiến đồng ý nhất với tỉ lệ 48,24%. Kế đến là ý kiến quan tâm tính kiểm sốt cao của phần mềm chiếm 16,47%, phần mềm phải phổ biến và tính ổn định cao là ý kiến đồng tình có tỉ lệ 15,29%. Theo sau là ý kiến quan tâm đến giá phí của phần mềm chiếm tỉ lệ 11,76%, cuối cùng tiêu chí đƣợc ít đƣợc quan tâm nhất là tính linh hoạt của phần mềm.

Tiêu chí phù hợp, các doanh nghiệp hầu hết trả lời có quan tâm đến. Mức

độ quan tâm các tiêu chí chi tiết khi doanh nghiệp lựa chọn phần mềm kế tốn về tính phù hợp đƣợc thể hiện trong phục lục 8.2. Cụ thể: (1) phần mềm phải hỗ trợ tốt nhất cho ngƣời dùng trong q trình làm việc là tiêu chí dẫn đầu có 19,01% sự quan tâm; (2) phần mềm phải phù hợp các quy định của pháp luật và chính sách, chế độ của doanh nghiệp đã đăng ký với 16,20%; (3) phần mềm phải phù hợp với qui mô và đăc điểm tổ chức bộ máy kế toán của doanh nghiệp chiếm 14,79%; (4) phần mềm phải thân thiện, dễ sử dụng,

dễ kiểm tra, dễ truy xuất thông tin với 14,08% chiếm cùng tỉ lệ với tiêu chí phần mềm phải phù hợp đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; (5) phần mềm phải phù hợp với yêu cầu xử lý và cung cấp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các tiêu chí lựa chọn phần mềm kế toán áp dụng phù hợp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa nghiên cứu trên địa bàn quận tân phú TP hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 41 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)