Tình hình nghiên cứu về đột biến gen KRAS, BRAF và điều trị đích 38

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đột biến gen KRAS, BRAF ởbệnh nhân ung thư đại trực tràng (Trang 49 - 51)

ĐIỀU TRỊ ĐÍCH

1.5.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Nghiên cứu CRYSTAL của Van Cutsem E và cộng sự thực hiện trên 1.198 bệnh nhân ung thư đại trực tràng di căn được phân ngẫu nhiên thành hai nhóm với 599 nhận điều trị Cetuximab cộng phác đồ FOLFIRI và 599 nhận điều trị phác đồ FOLFIRI đơn thuần. Kết quả tỷ lệ bệnh nhân có gen

KRAS đột biến phát hiện được chiếm 37% tổng số bệnh nhân. Việc bổ sung điều trị Cetuximab cùng phác đồ FOLFIRI ở bệnh nhân có gen KRAS khơng đột biến đã cải thiện đáng kể thời gian sống cịn tổng thể (OS) trung bình 23,5

tháng ở nhóm điều trị Cetuximab so với 20,0 tháng ở nhóm khơng điều trị

Cetuximab. Thời gian sống không bệnh (PFS) trung bình 9,9 tháng ở nhóm điều trị Cetuximab so với 8,4 tháng ở nhóm khơng điều trị Cetuximab. Tình

trạng đột biến gen KRAS đã được xác nhận như một dấu ấn sinh học tiên đoán mạnh mẽ cho hiệu quả của Cetuximab cộng phác đồ FOLFIRI [15].

Bokemeyer C và cộng sự nghiên cứu trên 845 bệnh nhân ung thư đại

trực tràng có gen KRAS khơng đột biến cho thấy Cetuximab kết hợp với hóa chất bổ trợ cải thiện đáng kể thời gian sống tổng thể và thời gian sống không bệnh. Đột biến gen BRAF đã được phát hiện trong 70/800 khối u [122].

Jonker DJ và cộng sự nghiên cứu trên 572 bệnh nhân bị ung thư đại

trực tràng được điều trị một liều ban đầu là 400 mg/m2da Cetuximab, tiếp theo là truyền hàng tuần 250 mg/m2da cộng với chăm sóc hỗ trợ tốt nhất (287

bệnh nhân) hoặc chăm sóc tốt nhất hỗ trợ đơn thuần (285 bệnh nhân). Thời

gian sống cịn tổng thể trung bình là 6,1 tháng ở nhóm điều trị Cetuximab và

4,6 tháng ở nhóm được phân cơng chăm sóc hỗ trợ đơn thuần. Đáp ứng một

phần xảy ra ở 23 bệnh nhân (8,0%) trong nhóm điều trị Cetuximab nhưng

khơng có bệnh nhân nào trong nhóm được phân cơng chăm sóc hỗ trợ đơn

thuần (p <0,001); bệnh đã ổn định thêm ở 31,4% bệnh nhân được chỉ định

Cetuximab và 10,9% bệnh nhân được phân cơng chăm sóc hỗ trợ đơn thuần

(P < 0.001) [123].

1.5.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam

Nghiên cứu về đột biến gen trong ung thư đại trực tràng, năm 2010,

Nguyễn Phương Anh và cộng sự nghiên cứu đột biến dòng mầm trên exon 15 của gen APC ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng thể đa polyp tuyến gia đình. Tỷ lệ đột biến gen APC phát hiện được ở 100% số bệnh nhân ung thư đại trực tràng thể đa polyp tuyến gia đình. Các đột biến dịch khung (cài, xóa: 1, 2, 4

nucleotid) là loại hay gặp nhất chiếm 70,7%, đột biến thay thế nucleotid (thay thế 1, 2, 4 nucleotid) chiếm 29,3%. Tỷ lệ đột biến gen APC ở người thân của bệnh nhân ung thư đại trực tràng thể đa polyp tuyến gia đình chiếm 63,6%.

Khơng có đột biến gen APC ở nhóm người khỏe mạnh làm đối chứng [124]. Tại Việt Nam chưa có nhiều cơng trình nghiên cứu về đột biến gen

KRAS và BRAF ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng được công bố. Năm

2013, Lê Văn Thiệu và cộng sự nghiên cứu trên 79 bệnh nhân ung thư đại trực tràng được phẫu thuật tại Bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng bằng phương pháp giải trình tự trực tiếp gen KRAS. Kết quả tỷ lệ đột biến gen KRAS là 46/79

(58,2%), chỉ phát hiện 2 dạng đột biến gen KRAS tại codon 12 là GGT thành GAT(93,5%) và GGT thành GTT (6,5%), khơng có sự khác biệt về tỷ lệ đột

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đột biến gen KRAS, BRAF ởbệnh nhân ung thư đại trực tràng (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)