(nguồn: Bou-Assaly [118]) (khi yếu tố tăng trưởng (Ligand) gắn với thụ thể EGFR kích hoạt tín hiệu tăng trưởng từ EGRF vào trong nội bào).
Thụ thể yếu tố phát triển biểu mơ là nhóm thụ thể mang hoạt tính tyrosine kinase được phát hiện vào năm 1978 bởi Carpenter và cộng sự.
EGFR là một phân tử glycoprotein bề mặt màng, trọng lượng phân tử 170 kDa gồm một vùng gắn kết với các phối tử nằm ngoài màng tế bào, một vùng xuyên màng đặc hiệu và một vùng trong bào tương có vai trị kích thích sự tăng sinh, biệt hóa của tế bào. Phần ngồi màng của EGFR có trọng lượng phân tử khoảng 100 kDa có hai vùng giàu Cystein là nơi để gắn kết các phối tử của EGF. Các phối tử này chính là yếu tố hoạt hóa hay ức chế thụ thể yếu
tố phát triển biểu mơ. Vùng xun màng có trọng lượng phân tử nhỏ 3 kDa, tập chung tại vùng phân cực phospholipid màng. Phần trong tế bào trọng lượng khoảng 60 kDa là protein kinase với đuôi tận cùng carboxyl nơi xảy ra phản ứng tự phosphoryl hóa của EGFR đóng vai trị chính điều hóa sự phát
triển tăng sinh của tế bào [83]. Có bốn thành viên trong gia đình thụ thể yếu tố phát triển biểu mô: HER1(EHFR, ErbB1), HER2 (neu, ErbB2), HER3 (ErbB3) và HER4 (ErbB4). Các protein này có vai trị rất quan trọng trong việc điều hịa các q trình sinh trưởng, phát triển, trao đổi chất và sinh lý của tế bào [119]. Khi các tín hiệu phân bào được tiếp nhận ở phần ngoài màng của
EGFR, tín hiệu này được truyền vào phần bên trong màng tế bào của thụ thể. Khi phần bên trong tế bào này được hoạt hóa sẽ khởi động một dịng thác tín hiệu lan tỏa khắp tế bào gây kích hoạt: con đường PI3K/Akt, sự tăng sinh
mạch máu, di căn và ức chế quá trình chết theo chương trình (appotosis), tín
hiệu Ras/MAPK (Ras/mitogen-activated protein kinsase), và các con đường
dẫn truyền tín hiệu phiên mã. Phân tử Cetuximab khi gắn kết với thụ thể EGFR sẽ ức chế dịng tín hiệu tăng trưởng từ thụ thể EGFR vào trong tế bào dẫn đến ức chế quá trình tăng trưởng của tế bào [120].