Điều trị đích

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đánh giá kết quả hóa xạ trị đồng thời trong ung thư vòm mũi họng giai đoạn II tại bệnh viện k (Trang 35 - 37)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.4. Điều trị

1.4.4. Điều trị đích

30

Dựa trên các đánh giá về bản chất sinh học phân tử của UTVMH, người ta phát triển các liệu pháp điều trị mới để tăng tỷ lệ sống thêm theo các hướng sau: tác động vào đích của con đường truyền tín hiệu và yếu tố tăng sinh mạch, điều hòa biểu hiện gen và liệu pháp miễn dịch trong ung thư.

1.4.4.1. Thụ thể phát triển biểu bì

Nghiên cứu cho thấy thụ thể phát triển biểu bì EGFR bộc lộ trên 85% ở các bệnh phẩm sinh thiết UTVMH. Bộc lộ quá mức EGFR cũng là một yếu tố tiên lượng độc lập trong UTVMH [72]. Các thử nghiệm tiền lâm sàng đã cho thấy hiệu quả kháng u của Cetuximab. Đặc biệt khi kết hợp Cetuximab với Cisplatin hoặc Paclitaxel, hiệu quả kết hợp độc tế bào của thuốc đã được chứng minh [73]. Hiệu quả của Cetuximab sau đó được đánh giá trên BN UTVMH tái phát sau hóa trị có platinum trong một thử nghiệm đa trung tâm pha II [74].

1.4.4.2. Yếu tố phát triển nội mô mạch máu

Nghiên cứu cho thấy có bộc lộ quá mức của VEGF (Vascular Endothelial Growth Factor) xuất hiện ở 60-90% BN UTVMH có liên quan với di căn hạch, di căn xa và giảm thời gian sống thêm [75],[76]. Một số nghiên cứu chứng minh vai trò đặc hiệu của của tăng sinh mạch trong việc phát triển UTVMH. Trong một số thử nghiệm lâm sàng, kháng tăng sinh mạch đã được chứng minh có hiệu quả trong điều trị UTVMH [77],[78].

1.4.4.3. Epstein-Barr Virus

Sự hiện diện của Epstein-Barr virus (EBV) trong hầu hết các ca UTVMH gợi ý các phương pháp nhắm vào đích EBV trong điều trị UTVMH. Bộc lộ kháng nguyên virus EBV ứng dụng trong điêu trị cũng được rất nhiều tác giả nghiên cứu bao gồm phương pháp miễn dịch (điều trị bằng truyền tế bào T, vacxin chống EBV), kháng thể chống EBV, phương pháp di truyền ngoại gen và chống quá trình ly giải của virus [79],[80],[81].

31

Hai phương pháp khác nhau được ứng dụng để điều trị UTVMH đó là phương pháp miễn dịch bằng tế bào mượn (các tế bào miễn dịch được vận chuyển thụ động đến BN - adoptive immunotherapy) và phương pháp miễn dịch chủ động (một tác nhân gây miễn dịch được tiếp nhận để kích thích đáp ứng từ hệ thống miễn dịch của BN) [79].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đánh giá kết quả hóa xạ trị đồng thời trong ung thư vòm mũi họng giai đoạn II tại bệnh viện k (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)