So sánh mức độ nôn qua các nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đánh giá kết quả hóa xạ trị đồng thời trong ung thư vòm mũi họng giai đoạn II tại bệnh viện k (Trang 116 - 117)

Nghiên cứu Nôn độ 1-2 (%) Nôn độ 3-4 (%) p 3 tuần Hàng tuần 3 tuần Hàng tuần

Kim (2008) [101] 32,2 33,4 45,2 33,3 0,46 Tao (2014) [103] 51,9 56,1 3,7 0 0,295 Lee (2016) [104] 89,3 92,5 10,7 7,5 0,743 Xu (2011) [17] 6,6 Luo (2014) [93] 60,8 2,9 B.V. Quang (2012) [109] 51,8 8,9 Lu (2010) [136] 90,9 9,1 Chen (2011) [13] 8,6 P.T.Huyền (2006) [107] 50,0 9,5 Đ.H.Q. Thịnh (2012) [48] 21,5 0,8

Nghiên cứu này (2018) 48,4 9,7

4.2.4.2. Biến chứng xạ mạn

Xạ trị cho UTVMH là một thách thức vì cấu trúc giải phẫu bao quanh vịm mũi họng là các tổ chức nhạy cảm với XT như thân não, tủy sống, trục dưới đồi, tuyến yên, thùy thái dương, mắt, tai giữa và tai trong, tuyến nước bọt. Ung thư vịm mũi họng có xu hướng xâm lấn và lan tràn vào vào các tổ chức bình thường này nên thể tích điều trị khơng phải lúc nào cũng theo một quy tắc cố định và việc bảo vệ các tổ chức lành lân cận nhạy cảm với XT trong khi xạ liều cao là rất khó. Các tổ chức quan trọng như thân não, ổ mắt, cột sống là được an toàn với việc che chắn đủ trong khi các tổ chức ít quan trọng hơn như tuyến nước bọt, và vùng tai sẽ bị tổn thương trong quá trình xạ. Đối với các BN giai đoạn sớm, vì họ có cơ hội sống thêm dài nên độc tính của XT ở các cơ quan ít quan trọng này sẽ ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống

111

của họ. Một số tác dụng phụ mạn tính của XT hay gặp là khơ miệng, xơ hóa da vùng cổ, khít hàm, giảm thính lực.

*Khô miệng

Khô miệng là biến chứng xạ mạn mà các BN XT vùng đầu mặt cổ gần như đều gặp phải, nó ảnh hưởng trực tiếp đến tiêu hóa của BN, như gây khó nuốt và góp phần dẫn tới suy dinh dưỡng ở BN ung thư vùng đầu mặt cổ nói chung và UTVMH nói riêng. Trong 56 BN còn sống trong nghiên cứu của chúng tôi, phần lớn BN gặp biến chứng khô miệng (91,1%), trong đó độ 2 gặp nhiều nhất (35,7%), độ 3 gặp 21,5%. Kết quả của chúng tôi tương đương với kết quả của Bùi Vinh Quang (độ 3,4 là 23,2%) [109], thấp hơn của Đặng Huy Quốc Thịnh (khô miệng độ 3,4 là 59,5%) [48]. Điều này có thể lý giải được là do nghiên cứu của chúng tôi và Bùi Vinh Quang được XT bằng máy gia tốc cịn Đặng Huy Quốc Thịnh cịn có một số BN XT bằng máy Cobalt. Tuy nhiên, khi sử dụng IMRT đã hạn chế rất nhiều biến chứng này, như theo tác giả Tao và Luo [93],[103]. Số liệu cụ thể ở bảng 4.5 dưới đây.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đánh giá kết quả hóa xạ trị đồng thời trong ung thư vòm mũi họng giai đoạn II tại bệnh viện k (Trang 116 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)