CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP
5.2 TÓM TẮT CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Về hệ thống thang đo: Kết quả của các mơ hình đo lường cho thấy sau khi đã
được bổ sung và điều chỉnh dựa trên nghiên cứu định tính và một số kết quả nghiên
cứu trước đó của các tác giả trong và ngoài nước, 5 trong 7 thang đo đạt độ tin cậy và giá trị cho phép.Thang đo đầu tiên “bản chất công việc” đạt độ tin cậy và giá trị cho phép sau khi loại một biến quan sát. Thang đo số 3 “phúc lợi” bị loại do không đo đạt
độ tin cậy.
Nghiên cứu này góp phần vào hệ thống thang đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ thỏa mãn trong công việc của người lao động tại Công ty cổ phần Chăn Nuôi CP Việt Nam.
Về mơ hình lý thuyết: Mơ hình nghiên cứu ban đầu đưa ra khá phù hợp. Tuy
nhiên sau quá trình khảo sát và xử lý số liệu, kết quả cuối cùng đã loại bỏ một yếu tố và sửa đổi một yếu tố như trình bày ở phần trên.
Các mục tiêu chính của đề tài:
Số liệu thống kê cho thấy rằng, sự thỏa mãn của nhân viên tại công ty công ty
không cao. Đối với thang đo Likert 5 bậc thì 3 là trung bình. Trong khi đó, sự thỏa
mãn chung chỉ ở mức 3.28. Các yếu tố được thỏa mãn cao nhất là yếu tố đồng nghiệp (3.60), yếu tố cấp trên (3.57). Sự thỏa mãn đối với 4 yếu tố còn lại là ở mức thấp hơn mức thỏa mãn chung: Môi trường làm việc (3.17), Đào tạo và thăng tiến (3.13), Bản chất công việc (3.11) và thấp nhất là sự thỏa mãn đối với yếu tố lương/thu nhập (3.05)
Sự khác biệt về mức độ thỏa mãn của nhân viên theo các đặc trưng cá nhân (Phịng ban cơng tác, chức vụ, trình độ chun mơn, giới tính, độ tuổi và thâm niên làm việc) được kiểm định dựa trên kết quả phân tích Independent t-test và One-Way ANOVA. Kết quả phân tích cho thấy rằng khơng có sự khác biệt về mức độ thỏa mãn trong công việc của người lao động theo các đặc trưng cá nhân được đề cập trong
nghiên cứu.