Qua số liệu trên ta thấy việc gây nuôi đã được thực hiện ở hầu hết các xã trên địa bàn các huyện thuộc tỉnh Tây Ninh. Từ đó cho thấy cần xây dựng các mơ hình gây ni phù hợp và có chính sách phối hợp đồng bộ và hiệu quả giữa các cơ quan ban ngành và các hộ gây ni trong tồn tỉnh; ngoài ra cũng cần tăng cường năng lực cán bộ ở số lượng và chất lượng nhằm đảm bảo và quản lý được tính tuân thủ các quy định pháp luật đối với các hộ dân trong việc gây nuôi động vật rừng
2.3.2 Tình hình vi phạm về quản lý bảo vệ ĐVHD
Theo số liệu thống kê từ Chi cục kiểm lâm tỉnh Tây Ninh thì từ năm 2009 đến năm 2014 có tổng cộng 231 vụ vi phạm các hành vi: mua bán vận chuyển ĐVHD trái phép, chưa đăng ký trại nuôi theo quy định, vi phạm thủ tục hành chính,….Phân tích trên biểu đồ ta thấy số vụ vi phạm đầu năm 2009 là 62 vụ chiếm cao nhất, sau khi triển khai các quy định, đồng thời công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân hiểu rõ hơn về công tác quản lý gây nuôi ĐVHD, hướng dẫn việc đăng ký trại nuôi cũng như thủ tục hành chính tinh gọn, đến năm 2014 có số vi phạm giảm đáng kể (18 vụ). Qua đó ta thấy được hiệu quả tích cực của việc ban hành các văn bản trong việc quản lý, và xử phạt các vụ vi phạm về động vật rừng. Tuy nhiên, đây chỉ là những số vụ vi phạm được phát hiện và xử lý, còn thực tế các vụ vi phạm về bảo vệ, quản lý động vật rừng xảy ra có thể nhiều hơn, khó có thể thống kê được.