H1 H2 H4 H3 H5 H6
Tính tuân thủ các quy định đối với các hộ gây nuôi động vật rừng
4.2. Đối tượng và số mẫu nghiên cứu 4.2.1. Đối tượng nghiên cứu 4.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Các hộ gây nuôi ĐVR trên địa bàn tỉnh Tây Ninh chủ yếu trên địa bàn 3 huyện Tân Châu, Tân Biên và Dương Minh Châu, khoảng 835 hộ.
Động vật hoang dã được nuôi chủ yếu : Rắn; Cá Sấu; Nhím;
Các văn bản quy định pháp luật về quản lý, nuôi trồng động thực vật hoang dã hiện hành:
+ Nghị định số 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30/3/2006 về quản lý động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp quý hiếm
+ Nghị định số 82/2006/NĐ-CP ngày 10/8/2006 của TTCP về quản lý hoạt động xuất nhập khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài động thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm.
+ Thông tư số 47/2012/TT-BNNPTNT của Bộ NNPTNT về việc Quy định về quản lý khai thác từ tự nhiên và nuôi động vật rừng thông thường
4.2.2. Số mẫu nghiên cứu
Do hạn chế về thời gian và nguồn lực nên tác giả chọn kích thước mẫu là 5 cho 1 ước lượng, mơ hình nghiên cứu có 42 ước lượng nên tác giả chọn số mẫu (số hộ khảo sát: 42 x 5) là 210 hộ.
4.3. Thang đo cho các nhân tố
Để thực hiện các phân tích các biến định lượng, tác giả đã lựa chọn thang đo Likert với 5 mức độ để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự tuân thủ các quy định về gây nuôi ĐVR.
Mức đo Ý nghĩa
1 Hồn tồn khơng đồng ý
2 Khơng đồng ý
3 Bình thường
4 Đồng ý
5 Hoàn toàn đồng ý
Để thực hiện được bảng câu hỏi định lượng cho các nhân tố như trên, tác giả đã thực hiện lấy ý kiến từ các chuyên gia trong ngành Kiểm lâm và ý kiến từ các chủ hộ ni theo quy trình như sau: