Các cơ quan chuyên môn về quản lý gây nuôi động vật rừng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến việc tuân thủ các quy định đối với các hộ gây nuôi động vật rừng tại tỉnh tây ninh (Trang 30 - 42)

Về công tác quản lý gây nuôi động vật rừng, Tổng cục lâm nghiệp có nhiệm vụ tham mưu cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành các quy chuẩn quốc gia, các chế độ, chính sách liên quan; hướng dẫn, kiểm tra và chỉ đạo xử lý vi

phạm trong hoạt động gây nuôi ĐVR và bảo vệ môi trường rừng theo quy định của pháp luật

Về tổ chức, Tổng cục lâm nghiệp có các đơn vị trực thuộc gồm cơ quan quản lý Cites Việt Nam, Cục Kiểm lâm, Vụ bảo tồn thiên nhiên và các vụ liên quan khác

Cơ quan quản lý Cites Việt Nam

Cơ quan quản lý Cites Việt Nam thực hiện chức năng tham mưu, giúp Tổng cục trưởng tổng cục lâm nghiệp tổ chức, thực hiện quyền và nghĩa vụ của nước thành viên công ước Cites. Những nhiệm vụ cụ thể về quản lý gây ni ĐVR:

Xây dựng, trình Tổng cục trưởng các văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế chính sách thực thi Cites; chiến lược quy hoạch, chương trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn, quy chuẩn quản lý Cites và các cơ sở nuôi ĐVR thuộc phụ lục của Cites. Tổ chức hoạt động thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức và đào tạo về thực thi Cites, bảo tồn các loài động vật thuộc phụ lục của Cites

Quản lý, cấp, thu hồi các loại giấy phép, chứng chỉ Cites; giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu mẫu vật theo quy định hiện hành của nhà nước và Cites.

Cục Kiểm lâm

Cục Kiểm lâm có chức năng tham mưu, giúp Tổng cục trưởng tổng cục lâm nghiệp thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ rừng, đảm bảo việc thực hiện pháp luật về bảo vệ, phát triển rừng và quản lý lâm sản thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Tổng cục lâm nghiệp.

Cục Kiểm lâm có nhiệm vụ hướng dẫn nghiệp vụ quản lý, bảo vệ rừng nói chung, trong đó có quản lý gây ni ĐVR của các Chi cục kiểm lâm và chỉ đạo xử lý vi phạm trong hoạt động gây ni ĐVR thuộc phạm vi tồn quốc

kiểm lâm Vùng II (đóng tại tỉnh Thanh Hố, hoạt động tại các tỉnh từ Thanh Hố đến Khánh Hồ và Tây Nguyên, trừ tỉnh Lâm Đồng); kiểm lâm Vùng III (đóng tại thành phố Hồ Chí Minh và hoạt động ở 22 tỉnh phía Nam)

Chi cục kiểm lâm

Chi cục kiểm lâm là cơ quan chuyên ngành, trực thuộc Sở Nơng nghiệp và PTNT, có chức năng tham mưu cho Sở Nơng nghiệp và PTNT, UBND tỉnh QLNN về bảo vệ rừng và quản lý lâm sản trên địa bàn tỉnh, bao gồm công tác quản lý gây nuôi ĐVR, đảm bảo chấp hành pháp luật về quản lý bảo vệ rừng ở địa phương.

Về tổ chức: chi cục kiểm lâm có các phịng chun mơn, các hạt kiểm lâm trực thuộc và Đội kiểm lâm cơ động và PCCCR.

Chi cục kiểm lâm là cơ quan chính trong tổ chức, thực hiện quản lý gây nuôi ĐVR ở địa phương (trừ các loài thuỷ sinh). Các nhiệm vụ cụ thể gồm:

Thẩm định hồ sơ đăng ký trại nuôi, cấp giấy chứng nhận đăng ký trại nuôi sinh trưởng, nuôi sinh sản theo quy định đối với các loài thuộc phụ lục II và III Cites. Đối với gây nuôi sinh sản các loài thuộc Phụ lục I Cites, hồ sơ thẩm định được chuyển cho cơ quan quản lý Cites Việt Nam để đăng ký cho Ban Thư ký Công ước Cites thế giới xem xét, phê duyệt.

Định kỳ báo cáo kết quả đăng ký trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng tại địa phương để Cục kiểm lâm theo dõi và tổng hợp

Quản lý, kiểm tra, xác nhận năng lực sản xuất của các trại nuôi sinh sản, trại ni sinh trưởng các lồi động, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm theo quy định

Cấp giấy phép vận chuyển đặc biệt đối với các trường hợp vận chuyển ra ngoài tỉnh các mẫu vật, các loài ĐVR nguy cấp, quý, hiếm

Xử lý các vụ vi phạm trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng, quản lý gây nuôi ĐVR theo thẩm quyền

Về nghiệp vụ chuyên môn: Chi cục kiểm lâm được sự hướng dẫn của Cục Kiểm lâm và sự phối hợp, hỗ trợ của Kiểm lâm vùng và Cơ quan quản lý Cites Việt Nam

Hạt kiểm lâm

Hạt kiểm lâm (bao gồm Hạt kiểm lâm huyện và liên huyện) tham mưu cho UBND huyện thực hiện chức năng QLNN về bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Thực hiện công tác quản lý, kiểm tra hoạt động của các trại nuôi sinh sản, sinh trưởng ĐVR tại địa phương (trừ các loài thuỷ sinh) dưới sự chỉ đạo và hướng dẫn của Chi cục kiểm lâm.

Kiểm tra, xác nhận nguồn gốc lâm sản và lập hồ sơ theo quy định

Xử lý các vụ vi phạm trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng, quản lý gây nuôi ĐVR theo thẩm quyền

Kiểm lâm địa bàn xã

Tuỳ theo điều kiện tổ chức và tình hình nhân sự, Chi cục kiểm lâm (nơi khơng có Hạt kiểm lâm) và Hạt kiểm lâm bố trí kiểm lâm địa bàn xã (bao gồm 01 xã hoặc liên xã) để tham mưu cho UBND cấp xã thực hiện chức năng QLNN về lâm nghiệp, quản lý BVR tại địa phương. Việc bố trí này đã tạo thành hệ thống Kiểm lâm từ trung ương đến tỉnh, huyện, xã để triển khai và thực thi công tác quản lý, BVR, trong đó có cơng tác quản lý gây nuôi ĐVR.

(Nguồn: Tổng cục lâm nghiệp, Cơ quan quản lý Cities Việt Nam, năm 2013, “Báo cáo đánh giá thực trạng nuôi động vật hoang dã tại Việt Nam”.)

3.3. Mối liên hệ giữa chính sách pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật

Để tất cả cán bộ và nhân dân có ý thức chấp hành pháp luật cao, thì chính sách pháp luật cần phải được xây dựng và phát triển đúng với vị trí và vai trị của nó. Trước hết là cần phải xây dựng nhận thức, quan niệm đúng đắn, đầy đủ về chính sách pháp luật, để từ đó có cơ sở lý luận chuyển hố thành pháp luật, thành nguyên tắc ứng xử

pháp luật phụ thuộc vào 2 yếu tố chính: chính sách pháp luật, vị trí của chính sách pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật.

Chính sách pháp luật:

Chính sách pháp luật, các chủ trương, chính sách và các biện pháp thi hành được thể chế hóa và quy định trong pháp luật của Chính phủ trong các lĩnh vực chính trị - xã hội nhất định. Xây dựng và thực thi pháp luật là hai mặt hoạt động cơ bản của nền quản trị quốc gia. Một quốc gia vững mạnh phải là một quốc gia có nền quản trị quốc gia hữu hiệu khi cả hoạt động xây dựng pháp luật và hoạt động thực thi pháp luật đều hiệu quả. Để có thể đạt được những điều trên, khi xây dựng một chính sách, văn bản pháp luật phải đảm bảo những điều sau đây:

o Tính khả thi và hồn thiện về dự báo tác động: Các quy định của văn bản

luật, các cơ sở thực tiễn phải vững chắc, không chồng chéo, mâu thuẫn hay triệt tiêu hiệu lực của nhau. Bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân, Đảng và Nhà nước ta đã lấy con người là trung tâm, vừa là điểm xuất phát, vừa là mục tiêu của Pháp luật. Do đó, các quy định, văn bản Pháp luật phải mang tính bảo vệ quyền con người, mang lại lợi ích tốt nhất cho xã hội, không dừng ở việc phản ánh lợi ích cục bộ của ngành. Áp dụng các phương pháp khoa học kiểm nghiệm chính sách dự kiến áp dụng và phương pháp soạn thảo luật mà các nước đã và đang áp dụng như: Phương pháp đánh giá tác động chính sách (RIA), phương pháp phân tích các yếu tố tác động vào quy trình xây dựng pháp luật (ROCCIPI). Bên cạnh đó, cần mở rộng các đơn vị tham gia nghiên cứu chính sách phục vụ cho việc xây dựng luật.

o Tính ổn định, minh bạch (rõ ràng): Xây dựng, phát triển các cơ chế, quy định, văn bản pháp luật cần phải minh bạch, phù hợp với quyền lợi chung và sự phát triển của xã hội. Sao cho chính sách pháp luật, văn bản pháp luật sau khi được ban hành thúc đẩy sự phát triển chung, hạn chế quyền lợi cục bộ của một bộ, ngành hoặc một số nhóm lợi ít. Khi ban hành một văn bản pháp luật, việc nghiên cứu chính sách trên cả lĩnh vực lý thuyết và thực tế là hết sức cần thiết, ngồi ra một

chính sách pháp luật còn phải dự báo được, đánh giá được tác động kinh tế, xã hội của chính sách theo chuỗi thời gian. Chính sách, văn bản pháp luật phải phù hợp với chiến lược và định hướng chiến lược phát triển các ngành kinh tế trong tổng thể phát triển của nền kinh tế quốc dân. Có xây dựng chính sách dựa trên nền tảng này thì chính sách mới ổn định. Tất nhiên, ổn định ở đây khơng có nghĩa là khơng thay đổi mà chính sách có thể thay đổi để đáp ứng với tình hình phát triển của nền kinh tế đất nước một cách có tiên liệu trước.

o Tính được phê duyệt: Các chính sách được thể chế trong luật địi hỏi phải được nghiên cứu, đánh giá dự báo tác động, áp dụng thử nghiệm, rút kinh nghiệm và chỉ đưa vào luật những chính sách đã được đánh giá tác động là phù hợp với thực tiễn. Một văn bản pháp luật có hiệu lực khi hồn thành q trình phát triển, đánh giá sự tác động thực tiễn….và được phê duyệt bởi các cấp bộ, ngành liên quan. Thực tế, Cấp phê duyệt chính sách quan tâm thoả đáng đến việc nghiên cứu các chính sách giai đoạn trước khi bắt đầu quy trình xây dựng luật thì việc xây dựng luật sẽ rất thuận lợi và quy phạm của luật sẽ mang tính khả thi cao.

o Tính được tuyên truyền và phổ biến: Một văn bản được cơ quan nhà nước

ban hành, thường được đăng trên các báo trung ương và địa phương hoặc báo ngành để đảm bảo tính tun truyền. Thế nhưng khơng phải văn bản nào cũng được đăng trên báo và sự theo dõi của nhân dân, thậm chí cán bộ chuyên ngành cũng ở những mức độ rất khác nhau. Đánh giá việc phổ biến chính sách pháp luật đến được tầng lớp cán bộ và nhân dân là rất cần thiết, là chìa khóa vàng để chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước đi đến được với các cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước, cũng như đi đến được với đại đa số bộ phận người dân. Thực tiễn ở nước ta, việc phổ biến các chính sách pháp luật thường thơng qua các hình thức sau đây:

+ Qua đào tạo pháp luật: Đây là phương thức phổ biến kiến thức pháp luật đầy đủ, có hệ thống nhất trong tất cả các hình thức tìm hiểu pháp luật của nhân dân. Các chương trình đào tạo pháp luật bao giờ cũng bao gồm các loại vấn đề cơ bản cho tới chuyên sâu. Các văn bản, quy định của pháp luật được lồng ghép vào

Kiến thức luật phổ thơng cho chương trình đại cương bắt buộc ở các trường đại học cho tới các chuyên ngành, chẳng hạn, đào tạo chuyên gia luật hành chính, luật kinh tế, về tư pháp, công pháp quốc tế,v.v…hoặc đối với cách lĩnh vực chuyên ngành (tài chính, kế tốn, tiếp thị…)

+ Qua phương tiện thông tin đại chúng: Tuyên truyền pháp luật theo hình thức này được được thể hiện qua các bản tin, báo, đài về pháp luật. Tuy nhiên, do có sự khác biệt rất lớn về thông tin đại chúng giữa thành thị, nông thôn, miền núi và biển đảo…nên kênh truyền đạt của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền vẫn đóng vai trị quyết định.

+ Các chương trình đào tạo cán bộ quản lý: Chương trình đào tạo cán bộ quản lý, kiến thức pháp luật thường phụ thuộc vào cường độ đào tạo, hướng (ngành) đào tạo, tính chất đào tạo cũng như tính chất, phạm vi công việc của cán bộ quản lý. Rõ ràng ta có thể thấy việc đào tạo về các luật bảo vệ rừng, bảo vệ ĐVHD mang lại những hiệu ứng tích cực qua các chương trình đào tạo các cán bộ quản lý Cục, Chi cục kiểm lâm….

Tính khả thi và hồn thiện

Tính ổn định, minh bạch

Tính được phê duyệt

Tính được tuyên truyền và phổ biến

Chính sách pháp luật

Ý thức Pháp Luật:

Ý thức pháp luật là thước đo để đánh giá nhận thức của con người đối với các vấn đề ý thức lập pháp, là năng lực trong việc giải thích pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật. Ý thức pháp luật có mối quan hệ mật thiết với chính sách pháp luật. Ý thức pháp luật là sản phẩm của quá trình phát triển xã hội chịu ảnh hưởng sâu sắc của các hệ tư tưởng và quan niệm xã hội, ảnh hưởng trực tiếp của chính sách pháp luật. Do đó, Ý thức pháp luật đóng vai trị chủ chốt, xác định những mối liên hệ giữa chính sách pháp luật của Nhà nước tới việc hình thành ý thức pháp luật. Ý thức pháp luật chịu ảnh hưởng ở những mức độ khác nhau của các yếu tố:

Trình độ văn hóa của chủ thể: Rõ ràng Trình độ dân trí cao là điều kiện

đầu tiên, cơ bản để có những hành vi xử sự hợp pháp, với người có trình độ văn hóa cao họ sẽ dễ dàng hiểu biết pháp luật, nhận thức đúng pháp luật. Trên cơ sở đó dẫn đến việc thực hiện pháp luật tốt. Cịn với những người trình độ văn hóa thấp, việc hiểu biết và thực thi pháp luật sẽ gặp những khó khăn và trở ngại nhất định. Theo thống kê vào năm 2013, nước ta có trên 1,7 triệu người trên 15 tuổi có những hạn chế nhất định về chữ viết, chủ yếu tập trung ở vùng núi, biên cương và vùng sâu, vùng xa. Trình độ học vấn thấp, hiểu biết và thích nghi với sự thay đổi của chính sách một cách chưa tồn diện sẽ khơng hiểu được sâu sắc, thậm chí hiểu sai, dẫn đến việc thực thi pháp luật cũng có những hạn chế tương tự.

Văn hóa: Theo định nghĩa của UNESCO (1982) “văn hóa hơm nay có thể coi là

tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng: Văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân. Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lý tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lý. Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân,

của bản thân, tìm tịi khơng biết mệt những ý nghĩ mới mẻ và sáng tạo nên những cơng trình vượt trội lên bản thân”.Văn hóa khơng phải là một lĩnh vực riêng biệt. Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra. Văn hóa là chìa khóa của sự phát triển. Văn hóa cũng như những yếu khác có 2 mặt tác động tới Ý Thức Pháp Luật, Những giá trị văn hóa phù hợp với chính sách, văn bản pháp luật sẽ ảnh hưởng tích cực tới ý thức pháp luật cũng như thực thi pháp luật. Tuy nhiên, những giá trị văn hóa khơng cịn phù hợp (phần lớn xảy ra tại các vùng dân tộc thiểu số: đa thê, lễ hội đâm trâu, thách cưới,…..) sẽ gây những ảnh hưởng tiêu cực đến ý thức pháp luật.

o Yếu tố kinh tế: Các yếu tố kinh tế có sự ảnh hưởng cực kỳ lớn đến việc thực

thi pháp luật, ý thức pháp luật. Khi điều kiện kinh tế được cải thiện, đời sống vật chất cũng như tinh thần người dân được nâng cao, việc tiếp xúc với những chính sách pháp luật (qua các kênh thông tin đại chúng, đào tạo pháp luật…. ) tự khắc được cải thiện. Qua đó gián tiếp nâng cao ý thức pháp luật, thực thi pháp luật.

o

Trình độ văn hóa của chủ thể

Văn hóa ( Phong tục tập quán và lối sống )

Kinh tế

Ý thức Pháp Luật

Hình 3.2: Ý thức pháp luật

Trong nội dung nghiên cứu tác giả chỉ tập trung phân tích về tính tuân thủ pháp luật

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến việc tuân thủ các quy định đối với các hộ gây nuôi động vật rừng tại tỉnh tây ninh (Trang 30 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)