Bảng 4.10 : Tóm tắt mối tương quan giữa các khái niệm nghiên cứu
2.4. Tóm tắt chương 2
Chia sẽ thông tin thực của người dùng mạng xã hội Facebook phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố và đã có nghiên cứu về Chia sẽ thơng tin thực như đã trình bày ở trên. Các nghiên cứu cho thấy nhiều điểm tương đồng và những điểm khác nhau, có những yếu tố tác động mạnh mẽ vào Chia sẽ thông tin thực như: Cảm nhận sự tin cậy, Nhận thức rủi ro, Nhận thức hữu ích, Nhận thức dể sử dụng .... Do đó trong nghiên cứu này tác giả muốn làm rõ mối quan hệ giữa Cảm nhận sự tin cậy, Nhận thức hữu ích, Nhận thức rủi ro, Nhận thức dể sử dụng, Ý định hành vi tác động đến Chia sẽ thông tin thực của người dùng mạng xã hội Facebook tại Tp HCM. Trong chương này đã trình bày cơ sở lý luận về Cảm nhận sự tin cậy, Nhận thức rủi ro, Nhận thức hữu ích, Nhận thức dể sử
dụng, Ý định hành vi và Chia sẽ thông tin thực của người dùng mạng xã hội Facebook. Trên cơ sở này, một mơ hình lý thuyết và các giả thuyết đã được đưa ra. Nghiên cứu này cho rằng Cảm nhận sự tin cậy, Nhận thức rủi ro, Nhận thức hữu ích, Nhận thức dể sử dụng không phải là nguyên nhân trực tiếp tác động đến Chia sẽ thông tin thực của người dùng mạng xã hội Facebook mà là biến Ý định hành vi. Chương tiếp theo sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu được sử dụng để điều chỉnh và đánh giá các thang đo lường các khái niệm nghiên cứu và kiểm định mơ hình lý thuyết cùng với các giả thuyết đưa ra.
CHƯƠNG III
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Giới thiệu
Chương II trình bày lý thuyết về Chia sẽ thơng tin thực (Actual Sharing-AS) và các yếu tố có ảnh hưởng đến Chia sẽ thông tin thực của người dùng Facebook như: Cảm nhận sự tin cậy (Trust), Nhận thức rủi ro (Perceived Risk- PR), Nhận thức hữu ích (Perceived Usefulness- PU), Nhận thức dể sử dụng (Perceived Ease of Use- PEOU) và Ý định hành vi (Behaviour Intention- BI). Mơ hình lý thuyết đã được xây dựng kèm theo các giả thuyết. Chương III này nhằm mục đích giới thiệu phương pháp nghiên cứu sử dụng để điều chỉnh và đánh giá các thang đo lường các khái niệm nghiên cứu và kiểm định mơ hình lý thuyết cùng với các giả thuyết đưa ra. Chương này bao gồm ba phần chính: (1) thiết kế nghiên cứu, (2) xây dựng thang đo và (3) các tiêu chí đánh giá thang đo.