Thiết kế nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến việc chia sẻ thông tin của người dùng mạng xã hội facebook tại thành phố hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 39 - 43)

Bảng 4.10 : Tóm tắt mối tương quan giữa các khái niệm nghiên cứu

3.2. Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện qua hai giai đoạn chính: nghiên cứu định tính để xây dựng bảng câu hỏi khảo sát và nghiên cứu định lượng nhằm thu thập, phân tích dữ liệu khảo sát, ước lượng và kiểm định mơ hình nghiên cứu.

3.2.1. Nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính dùng để khám phá, điều chỉnh và bổ sung thang đo từ thang đo gốc sao cho phù hợp với lĩnh vực và đối tượng nghiên cứu. Nghiên cứu định tính được thực hiện thơng qua thảo luận nhóm theo một dàn bài chuẩn bị sẵn là " Dàn bài thảo luận" ( tham khảo phụ lục 1) sẽ có gợi ý những câu trả lời cho những người được mời phỏng vấn, những vấn đề có liên quan đến các khái niệm nghiên cứu: Cảm nhận sự tin cậy (Trust), Nhận thức rủi ro (Perceived Risk), Nhận thức hữu ích (Perceived

Usefulness), Nhận thức dể sử dụng (Perceived Ease of Use), Ý định hành vi (Behaviour Intention) và Chia sẽ thông tin thực (Actual Sharing) của người dùng mạng xã hội Facebook. Nhóm người dùng mạng xã hội Facebook được mời tham gia vào buổi thảo luận là những nhân viên văn phòng và một số sinh viên tại một số trường đại học tại TP HCM có quan tâm đến nghiên cứu này. Tất cả nội dung phỏng vấn sẽ được ghi nhận và phân tích tổng hợp để làm cơ sở cho cho việc điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát của thang đo.

Sau khi tiến hành thảo luận nhóm gồm 20 người dùng mạng xã hội Facebook trên địa bàn TP HCM, qua phân tích có bổ sung và điều chỉnh, tác giả đã xây dựng một bảng câu hỏi định lượng sơ bộ dựa trên các biến quan sát của mơ hình nghiên cứu. Tiếp theo, tác giả sử dụng bảng câu hỏi định lượng sơ bộ này để tiến hành phỏng vấn sâu 10 nhân viên văn phịng nói trên để xem họ có hiểu rõ về ý nghĩa của các câu hỏi không và điều chỉnh lại từ ngữ cho phù hợp nhất. Cuối cùng, tác giả xây dựng bảng câu hỏi chính thức (tham khảo phụ lục 1) và sử dụng bảng câu hỏi này để tiến hành nghiên cứu định lượng.

3.2.2. Nghiên cứu định lượng 3.2.2.1. Chọn mẫu nghiên cứu 3.2.2.1. Chọn mẫu nghiên cứu

Trong nghiên cứu này tác mẫu được chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện, đây là phương pháp chọn mẫu phi xác suất trong đó nhà nghiên cứu tiếp cận với các đối tượng khỏa sát bằng phương pháp thuận tiện. Điều này đồng nghĩa với việc nhà nghiên cứu có thể chọn các đối tượng mà họ có thể tiếp cận được ( Nguyễn Đình Thọ, 2011). Phương pháp này có ưu điểm là dễ tiệp cận với đối tượng nghiên cứu và thường được sử dụng khi bị giới hạn về thời gian và chi phí. Bên cạnh đó, phương pháp này khơng xác định được sai số do lấy mẫu.

Theo Nguyễn Đình Thọ (2011), kích thước mẫu càng lớn càng tốt nhưng lại tốn chi phí và thời gian. Hiện nay các nhà nghiên cứu xác định kích thước mẫu cần thiết thơng qua các cơng thức kinh nghiệm cho từng phương pháp xử lý như tính kích thước mẫu cho phân tích nhân tố (Hair và cộng sự, 2006), hồi quy (Green, 1991 hay Tabachnick & Fidell, 1996). Để tiến hành phân tích hồi qui tốt nhất, kích thước mẫu nghiên cứu phải đảm bảo theo công thức :

n >= 8m + 50, trong đó:

n: cỡ mẫu

m: số biến độc lập của mơ hình

Dựa vào bảng nghiên cứu định lượng chính thức, có tất cả là 17 biến cần khảo sát, do đó cần ít nhất 186 mẫu. Để đảm bảo sự thuận lợi và không bị gián đoạn trong nghiên cứu, tác giả quyết định tiến hành thu thập 250 mẫu dữ liệu để sau khi sàn lọc và làm gọn dữ liệu sẽ đạt được kích cỡ mẫu đảm bảo theo cơng thức trên.

Đối tượng được chọn để khảo sát trong nghiên cứu này là người dùng mạng xã hội Facebook trên địa bàn TP HCM. Với phương pháp chọn mẫu thuận tiện và dữ liệu thu thập tại địa bàn TP HCM, khảo sát các đối tượng khách hàng trên 18 tuổi. Bảng câu hỏi khảo sát sẽ được gửi đến các đối tượng khi họ đang thoải mái và sẳn sàng trả lời. Sau 20 ngày từ ngày gửi bảng câu hỏi đến các hộp thư điện tử của các sinh viên, nhân viên văn phòng…, bảng câu hỏi được tổng hợp lại sau khi họ hoàn thành và gửi lại qua phần mềm tổng hợp Google docs.

Hình 3.1: Sơ đồ quy trình nghiên cứu

3.2.2.2. Phương pháp phân tích dữ liệu

Sau khi thu thập xong dữ liệu bằng các bảng câu hỏi phỏng vấn, các bảng phỏng vấn sẽ được xem xét để loại đi một số phỏng vấn không đạt yêu cầu cho nghiên cứu. Các bảng câu hỏi đạt yêu cầu sẽ được mã hóa, nhập dữ liệu và làm sạch bằng phần mềm SPSS 20.

Cơ sở lý thuyết

Xây dựng

thang đo Bảng câu hỏi thảo luận

Nghiên cứu định tính: - Thảo luận nhóm: 20 người - Phỏng vấn sâu: 10 người Bảng câu hỏi

định lượng

Nghiên cứu định lượng n = 250

(Kiểm tra hệ số Cronbach Alpha Phân tích các nhân tố khám phá EFA)

Kiểm định mơ hình Kiểm định các giả thuyết ( Phân tích tương quan và phân

tích hồi quy )

Các dữ liệu sẽ được xử lý thông qua các cơng cụ phân tích của phần mềm SPSS 20 như: thống kê mô tả, bảng tầng số, kiểm tra độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan, phân tích hồi quy ...và kết quả thu được sẽ trình bày dưới dạng báo cáo nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến việc chia sẻ thông tin của người dùng mạng xã hội facebook tại thành phố hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)