Tỷ lệ an toàn vốn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 44 - 46)

7. Kết cấu của luận văn

2.3 Thực trạng thanh khoản của hệ thống NHTM Việt Nam

2.3.1 Tỷ lệ an toàn vốn

Trong những năm qua, hệ thống NHTM đã từng bước phát triển về quy mơ và chất lượng, đóng vai trị quan trọng trong việc cung ứng thanh khoản cho nền kinh tế. Vốn điều lệ của các ngân hàng đã đạt 3.000 tỷ đồng theo Nghị định 141.

Bảng 2.4: Phân nhóm ngân hàng theo Vốn điều lệ

Nhóm Vốn điều lệ (tỷ VND) Số lƣợng NH

Nhóm 1 > 20.000 4 Nhóm 2 10.000 – 20.000 4 Nhóm 3 5.000 – 10.000 12 Nhóm 4 < 5.000 18

Mặc dù vốn điều lệ tối thiểu của các ngân hàng đều đáp ứng quy định của NHNN nhưng so với các ngân hàng trong khu vực cịn rất khiêm. Trong nhóm NHTMNN, CTG dẫn đầu với số vốn trên 37 nghìn tỷ VND, vốn điều lệ bình quân của bốn NHTMNN (khơng tính MHB với quy mơ nhỏ) đạt trên 28 nghìn tỷ VND. Ở nhóm NHTMCP, chỉ có bốn ngân hàng có số vốn trên 10 nghìn tỷ, trong đó STB dẫn dầu nhưng với số vốn cũng chỉ gần một nửa so với VCB (ngân hàng có vốn thấp nhất trong nhóm bốn NHTMNN). Đặc biệt, gần một nửa các ngân hàng có vốn điều lệ rất thấp dưới 5 nghìn tỷ VND.

Cùng với việc đáp ứng yêu cầu về vốn điều lệ, đến nay hệ số an toàn vốn CAR của tất cả các ngân hàng đều vượt mức 9% theo quy định tại Thơng tư 13/2010/TT-NHNN có hiệu lực từ 1/10/2010. Hệ số CAR của toàn hệ thống đạt 12.83% tại thời điểm 31/12/2013 thấp hơn mức 13.58% của năm 2012, nhưng cao hơn mức quy định tối thiểu 9%.

Hình 2.11: Tỷ lệ an tồn vốn tồn ngành

Nguồn: www.sbv.gov.vn/Thống kê tiền tệ ngân hàng

Theo thống kê, hệ số CAR của nhóm NHTMNN là thấp nhất, kế đến là NHTMCP. Các NHLD và NHNNg có hệ số CAR rất cao đạt 26.3% cuối năm 2013.

Cơ cấu tài sản “Có” hệ số rủi ro biến động nhẹ, tài sản có hệ số rủi ro 100% vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng tài sản nhưng có xu hướng giảm dần. Tỷ trọng tài sản có hệ số rủi ro 0% tăng mạnh cho thấy các TCTD chủ động duy trì danh mục đầu tư vào tài sản có rủi ro thấp, tính thanh khoản cao như trái phiếu Chính phủ hoặc trái phiếu do Chính phủ bảo lãnh…

11.0% 11.6% 11.6% 14.4% 13.6% 13.5% 12.8% 9% 10% 11% 12% 13% 14% 15% T12/2010 T6/2011 T12/2011 T6/2012 T12/2012 T6/2013 T12/2013

Hình 2.12: Cơ cấu Tài sản Có theo hệ số rủi ro

Nguồn: UBGSTCQG, Báo cáo tổng quan thị trường tài chính 2013

Nhìn chung, tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu của các NHTM được cải thiện trong những năm gần đây, đã đáp ứng theo quy định của NHNN nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với một số quốc gia trong khu vực. Ngoài ra, hệ số CAR theo quy định của Việt Nam vẫn còn một số tồn tại do cách tính cũng như chưa áp dụng đầy đủ các chuẩn mực quốc tế. Do đó, mặc dù hệ số CAR của Việt Nam cao hơn so với chuẩn Basel II là 8% nhưng điều đó khơng có nghĩa là mức độ an toàn của hệ thống NHTM Việt Nam cao hơn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)