đo lường theo LAR như sau:
LAR = -0.772331 + 0.053043SIZE + 0.345625ETA + 0.273918EFD + 0.020058GDP
Kết quả hồi qui cho thấy trong sáu biến giải thích được đưa vào mơ hình nghiên cứu thì chỉ có duy nhất biến tỷ lệ lạm phát (INF) khơng có tác động đến rủi ro thanh khoản được đo lường theo cả LAR và LDR. Trong năm nhân tố có tác động thì vốn chủ sở hữu (ETA) có tác động mạnh nhất đến rủi ro thanh khoản, kế đến là nguồn vốn bên ngoài (EFD). Các biến độc lập đưa ra đã giải thích được gần 70% (R2=0.6998) sự thay đổi của rủi ro thanh khoản khi đo lường theo tỷ lệ tài sản thanh khoản (LAR) và gần 74% (R2=0.7395) khi đo theo tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động (LDR).
Bảng 2.15: Tóm tắt kết quả phân tích hồi qui nhân tố tác động đến rủi ro thanh khoản ro thanh khoản
Biến Tác động dự kiến Tác động thực tế
Theo LAR Theo LDR
SIZE Ngược chiều Ngược chiều Ngược chiều ETA Ngược chiều Ngược chiều Cùng chiều LGR Cùng chiều Cùng chiều * Cùng chiều EFD Cùng chiều Ngược chiều Ngược chiều GDP Cùng chiều Ngược chiều Ngược chiều INF Cùng chiều Ngược chiều * Ngược chiều *
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Quy mô tài sản
Kết quả phân tích cho thấy tài sản ngân hàng có tác động ngược chiều và có ý nghĩa thống kê đến rủi ro thanh khoản trong cả hai trường hợp được đo lường theo LAR và LDR. Kết quả này phù hợp với giả thuyết cho rằng các ngân hàng nhỏ thường tập trung vào các hoạt động trung gian và chuyển đổi truyền thống và nắm giữ ít tài sản thanh khoản hơn. Khi tài sản ngân hàng tăng 1% thì tài sản thanh khoản mà ngân hàng nắm giữ sẽ tăng tương ứng 0.053% và hoạt động tín dụng (tài sản thanh khoản kém) giảm 0.093%. Nhìn chung, trong cả hai trường hợp cho chúng ta thấy ngân hàng có quy mơ càng lớn thì dự trữ tài sản thanh khoản càng nhiều.
Vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu có tác động ngược chiều và có ý nghĩa thống kê đến rủi ro thanh khoản. Kết quả này cũng tương tự như phát hiện của Vodová( 2011, 2013a và 2013b). Ngân hàng có vốn sở hữu càng cao thì khả năng hấp thụ rủi ro và tạo ra thanh khoản ra bên ngồi càng lớn thơng qua các khoản tiền gửi và tín dụng. Nói cách khác, ngân hàng nào có vốn chủ sở hữu lớn sẽ tạo ra một tín hiệu tích cực đối với cơng chúng và thu hút nhiều tiền gửi hơn. Kết quả ngân hàng sẽ giữ nhiều tài sản thanh khoản hơn và khả năng tạo thanh khoản tốt hơn. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tài sản tăng 1% sẽ tác động làm giảm rủi ro thanh khoản của ngân hàng 0.341%.
Tăng trƣởng tín dụng
Tăng trưởng tín dụng có ảnh hưởng cùng chiều đến rủi ro thanh khoản trong cả hai trường hợp. Khi ngân hàng tăng cường cho vay thì khối lượng tài sản thanh khoản kém mà ngân hàng nắm giữ càng nhiều, điều này sẽ làm sụt giảm tài sản thanh khoản của ngân hàng. Trong thời gian qua, tốc độ tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng rất cao và lớn hơn tốc độ tăng trưởng của huy động. Bên canh đó, cơng tác quản lý rủi ro tín dụng của các ngân hàng bị bng lỏng và hậu quả là nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng tăng cao như hiện nay. Tuy nhiên, tác động ngược
chiều của tăng trưởng tín dụng đến rủi ro thanh khoản khơng có ý nghĩa thống kê đối với LAR.
Các nguồn tài trợ bên ngoài
Trái với giả thuyết ban đầu, các nguồn tài trợ bên ngồi có tác động ngược chiều và có ý nghĩa thống kê đến rủi ro thanh khoản. Kết quả phân tích cho thấy khi ngân hàng tăng tỷ lệ phụ thuộc nguồn vốn bên ngồi lên 1% thì sẽ giúp ngân hàng giảm 0.274% rủi ro thanh khoản. Đây là chiến lược hỗ trợ thanh khoản dựa vào phía nguồn vốn của bảng cân đối kế toán. Khi thiếu hụt thanh khoản trong ngắn hạn, ngân hàng có thể vay trên thị trường liên ngân hàng để hỗ trợ cung cấp thanh khoản tạm thời.
Tăng trƣởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế có tác động ngược chiều và có ý nghĩa thống kê đến rủi ro thanh khoản được đo lường theo LAR và LDR. Kết quả cho thấy khi GDP tăng 1% sẽ có tác động làm giảm rủi ro thanh khoản của hệ thống ngân hàng 0.02%. Tuy nhiên, theo Trương Quang Thông (2013) cho rằng một sự tăng cao hơn về GDP năm hiện tại có tác động làm giảm rủi ro thanh khoản ngân hàng trong năm đó nhưng nó sẽ làm tăng rủi ro thanh khoản của năm sau.
Tỷ lệ lạm phát
Tỷ lệ lạm phát có tác động ngược chiều nhưng khơng có ý nghĩa thống kê đến rủi ro thanh khoản trong cả hai trường hợp. Kết quả này cũng tương ứng với phát hiện của Trương Quang Thơng (2013) đó là thay đổi lạm phát của năm nay khơng có ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản trong năm đó nhưng có ảnh hưởng làm giảm rủi ro thanh khoản của năm sau đó.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Mục tiêu của Chương 2 là đánh giá thực trạng các nhân tố tác động đến rủi ro thanh khoản và thực trạng thanh khoản của hệ thống NHTM trong thời gian qua. Do đó, trong phần này, luận văn đã giải quyết được các nội dung chính sau:
Đánh giá thực trạng các nhân tố nội tại bên trong ngân hàng tác động đến rủi ro thanh khoản như vấn đề tăng trưởng tài sản, tăng trưởng nguồn vốn, tăng trưởng huy động và tín dụng và hoạt động liên ngân hàng.
Đánh giá tình hình thanh khoản của hệ thống NHTM trong thời gian qua và mức độ tuân thủ các quy định về việc đảm bảo thanh khoản như tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, khả năng chi trả, tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động, tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung và dài hạn và vấn đề xử lý nợ xấu.
Cuối cùng, luận văn đã đưa ra phương trình hồi qui các nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài tác động đến rủi ro thanh khoản. Bên cạnh đó, tác giả đã có những phân tích, đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đó đến rủi ro thanh khoản của hệ thống NHTM Việt Nam.
Nội dung chương này là cơ sở để tác giả đề xuất những kiến nghị và giải pháp để hạn chế rủi ro thanh khoản trong chương sau.
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO THANH KHOẢN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM
3.1 Mục tiêu phát triển hệ thống NHTM Việt Nam đến 2015 và định hƣớng chiến lƣợc đến năm 2020
Mục tiêu phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2015 và định hướng chiến lược đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 112/2006/QĐ-TTg ngày 24/5/2006 và Đề án Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015 được ban hành theo Quyết định số 254/2012/QĐ-TTg ngày 1/3/2012.
3.1.1 Mục tiêu và định hƣớng chung
Mục tiêu phát triển các TCTD là cải cách căn bản, triệt để và phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, hoạt động đa năng để đạt trình độ phát triển trung bình tiên tiến trong khu vực ASEAN với cấu trúc đa dạng về sở hữu, về loại hình TCTD, có quy mơ hoạt động lớn hơn, tài chính lành mạnh đáp ứng đầy đủ các chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng, có khả năng cạnh tranh với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới. Bảo đảm các TCTD, kể cả các TCTD nhà nước hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc thị trường và vì mục tiêu chủ yếu là lợi nhuận. Phát triển hệ thống TCTD hoạt động an toàn và hiệu quả vững chắc dựa trên cơ sở công nghệ và trình độ quản lý tiên tiến, áp dụng thông lệ, chuẩn mực quốc tế về hoạt động NHTM. Phát triển các TCTD phi ngân hàng để góp phần phát triển hệ thống tài chính đa dạng và cân bằng hơn. Phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là huy động vốn, cấp tín dụng, thanh tốn với chất lượng cao và mạng lưới phân phối phát triển hợp lý nhằm cung ứng đầy đủ, kịp thời, thuận tiện các dịch vụ, tiện ích ngân hàng cho nền kinh tế trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hình thành thị trường dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là thị trường tín dụng cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các loại hình TCTD, tạo cơ hội cho mọi tổ chức, cá nhân có nhu cầu hợp pháp, đủ khả năng và điều kiện được tiếp cận
một cách thuận lợi các dịch vụ ngân hàng. Ngăn chặn và hạn chế mọi tiêu cực trong hoạt động tín dụng.
Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại căn bản, triệt để và toàn diện hệ thống các TCTD để đến năm 2020 phát triển được hệ thống các TCTD đa năng theo hướng hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả vững chắc với cấu trúc đa dạng về sở hữu, quy mơ, loại hình có khả năng cạnh tranh lớn hơn và dựa trên nền tảng công nghệ, quản trị ngân hàng tiên tiến phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu về dịch vụ tài chính, ngân hàng của nền kinh tế. Phấn đấu đến cuối năm 2015 hình thành được ít nhất 1-2 NHTM có quy mơ và trình độ tương đương với các ngân hàng trong khu vực.
Trải qua hơn 20 năm đổi mới và phát triển, khu vực ngân hàng Việt Nam mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định, song trong giai đoạn phát triển tới, cần phải tập trung phấn đấu nâng cao năng lực tài chính và năng lực hoạt động bắt kịp tốc độ phát triển của ngân hàng một số nước phát triển trong khu vực. Việt Nam đến năm 2020 phải đảm bảo phát triển một hệ thống ngân hàng vững mạnh, cạnh tranh và năng động, hỗ trợ và đóng góp tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế. Đồng thời, phải hướng tới một nền tảng công nghệ ngân hàng sẵn sàng đối mặt với những thách thức của tự do hóa và tồn cầu hóa.
Phương châm hành động của các TCTD là “An toàn - Hiệu quả - Phát triển bền vững - Hội nhập quốc tế”.
3.1.2 Định hƣớng đảm bảo thanh khoản cho TCTD
Trong giai đoạn tái cơ cấu, NHNN định hướng cho các TCTD thiếu thanh khoản và TCTD yếu kém các giải pháp sau nhằm đảm bảo khả năng chi trả:
- NHNN tái cấp vốn đối với TCTD thiếu hụt thanh khoản tạm thời để đảm bảo khả năng chi trả của TCTD và có thể trở lại hoạt động bình thường.
- TCTD xây dựng và thực hiện phương án phục hồi khả năng chi trả, TCTD phải hạn chế tăng trưởng tín dụng, tích cực huy động vốn để trả nợ NHNN và tăng khả năng chi trả.
- NHNN giám sát chặt chẽ tình hình tài chính và hoạt động của TCTD được tái cấp vốn.
- TCTD phải thực hiện chấn chỉnh, cơ cấu tài chính, hoạt động và quản trị để bảo đảm an toàn và hiệu quả kinh doanh, trong đó bao gồm xử lý nợ xấu, cải thiện khả năng chi trả, giảm hệ số nợ và hệ số sử dụng vốn.
- Khuyến khích và tạo điều kiện cho các TCTD sáp nhập, hợp nhất với nhau.
3.2 Giải pháp hạn chế rủi ro thanh khoản của hệ thống NHTM Việt Nam
Từ kết quả phân tích của mơ hình hồi qui các nhân tố tác động đến rủi ro thanh khoản cũng như thực trạng thanh khoản của hệ thống NHTM trong thời gian qua, cùng với định hướng phát triển ngành ngân hàng trong thời gian tới, tác giả đưa ra một số kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro thanh khoản cho hệ thống NHTM.
3.2.1 Giải pháp từ kết quả phân tích mơ hình hồi qui
Theo kết quả từ mơ hình hồi qui, rủi ro thanh khoản chịu tác động từ các nhân tố bên trong lẫn bên ngoài ngân hàng. Nhân tố bên trong bao gồm quy mô tài sản, tỷ lệ vốn chủ sở hữu, tăng trưởng tín dụng và sự phụ thuộc nguồn vốn bên ngồi. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng có tác động đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng. Mức độ tác động của từng nhân tố thể hiện qua hệ số hồi qui trong phương trình, theo đó vốn chủ sở hữu và nguồn vốn bên ngồi có tác động mạnh nhất đến rủi ro thanh khoản. Đây là cơ sở giúp ngân hàng có định hướng trong việc hạn chế rủi ro thanh khoản trong hoạt động của mình.
Nâng cao tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu
Trong mơ hình phân tích, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản được sử dụng thay thế cho tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) có tác động ngược chiều và mạnh nhất đến rủi ro thanh khoản. Kết quả này cho thấy, ngân hàng nào có tỷ lệ CAR càng lớn thì khả năng phịng tránh rủi ro thanh khoản nói riêng và rủi ro nói chung càng lớn. Mặc dù trong thời gian qua các ngân hàng đều đáp ứng tỷ lệ CAR theo Thông tư 13 (9%) và lớn hơn CAR theo Basel 2 (8%) nhưng việc tính CAR theo Thơng tư 13 vẫn còn một khoảng cách so với Basel 2.
Thông tư 13 chỉ mới đề cập đến Tài sản Có rủi ro, nghĩa là chỉ tính đến duy nhất rủi ro tín dụng, chưa phản ánh chính xác mức độ rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng bao gồm cả rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường. Ngoài ra, tỷ lệ an toàn vốn chỉ mới quy định đối với tổng vốn (vốn cấp 1 và vốn cấp 2), chưa quy định tỷ lệ cho từng loại vốn. Basel 2 đã đưa ra các cách tiếp cận khác nhau cho các ngân hàng có quy mơ, đặc điểm khác nhau và các ngân hàng có thể tự lựa chọn cách tiếp cận riêng cho mình, trong khi quy tắc xác định mức độ đủ vốn của Thông tư 13 áp dụng chung cho tất cả các ngân hàng. Bên cạnh đó, trên thực tế hiện nay ở các nước, hệ số CAR của các ngân hàng thường ở mức 12%, nên việc quy định hệ số CAR 9% cũng chưa hẳn mang lại một mức an toàn cho các NHTM. Do đó, NHNN cần xây dựng quy định tỷ lệ CAR gần với chuẩn mực quốc tế hơn.
Đối với NHTM, tuân thủ nghiêm túc quy định về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, từng bước nâng dần hệ số CAR một cách bền vững. Điều này sẽ giúp các ngân hàng nâng cao năng lực trong việc phịng và đối phó với các rủi ro trong hoạt động.
Tăng cƣờng quy mô tài sản
Quy mô tài sản của hệ thống NHTM Việt Nam trong thời gian qua có sự tăng trưởng đáng kể, tuy nhiên nhìn chung vẫn cịn thấp so với các nước trong khu vực. Do đó, các ngân hàng cần chủ động củng cố, chấn chỉnh hoạt động và nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển nhanh về quy mơ, phạm vị hoạt động, tài chính. Trong q trình nâng cao năng lực vốn và quy mô tài sản, các ngân cần đảm bảo hệ số CAR theo quy định do hệ số này phụ thuộc vào hai yếu tố, vốn tự có và tổng tài sản có rủi ro. Việc tăng tài sản phải gắn với việc đảm bảo khả năng quản lý, phân bổ, sử dụng tài sản hợp lý, an tồn, trong đó cần chú ý đến danh mục tài sản có tính thanh khoản cao, bảo đảm tấm đệm an toàn cho thanh khoản.
Các NHTM tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hóa để tăng vốn, mua lại, sáp nhập TCTD và mở rộng nguồn vốn huy động để tăng nhanh quy mô và năng lực tài chính. Nâng cao chất lượng tài sản, kiểm sốt chất lượng tín dụng và giảm nợ xấu. Ngoài ra, cần đổi mới hệ thống quản trị ngân hàng phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế, đặc biệt tăng cường hiện đại hóa hệ thống quản trị rủi ro, nâng cao hiệu quả
hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ để các NHTM có khả năng tự kiểm sốt một