Dị tìm các vi phạm giả định cần thiết

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành thương hiệu cà phê hòa tan tại TP HCM (Trang 75 - 78)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.5. Kiểm định mơ hình và giả thuyết nghiên cứu

4.5.4. Dị tìm các vi phạm giả định cần thiết

a. Giả định liên hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập cũng như hiện tượng phương sai thay đổi (Heteroskedasticity)

Kiểm tra giả định này bằng cách vẽ đồ thị phân tán giữa các phần dư và giá trị dự đốn mà mơ hình hồi quy tuyến tính cho ra. Nếu giả định liên hệ tuyến tính và phương sai bằng nhau được thõa mãn, thì ta sẽ khơng nhận thấy có liên hệ gì giữa các giá trị dự đốn với phần dư, chúng sẽ phân tán ngẫu nhiên quanh trục 0 trong một phạm vi không đổi.

Đồ thị phân tán cho thấy phần dư phân tán ngẫu nhiên trong một vùng xung quanh đường đi qua tung độ 0 trong một phạm vi không đổi. Như vậy giá trị dự đoán và phần dư độc lập nhau và phương sai của phần dư không thay đổi. Như vậy mơ hình hồi quy phù hợp.

Hình 4.2 : Biểu đồ phân tán của giá trị phần dư chuẩn hóa và giá trị phần dư chuẩn đoán

b. Giả định về phân phối chuẩn của phần dư

Phần dư có thể không tuân theo phân phối chuẩn vì những lý do như: sử dụng sai mơ hình, phương sai khơng phải là hằng số, số lượng các phần dư khơng đủ nhiều để phân tích…Vì vậy chúng ta nên thử nhiều cách khảo sát khác nhau. Một cách khảo sát đơn giản nhất là xây dựng biểu đồ tần số của các phần dư.

Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa cho thấy một đường cong phân phối chuẩn được đặt chồng lên biểu đồ tần số. Thật không hợp lý khi chúng ta kỳ vọng rằng các phần dư quan sát có phân phối hồn tồn chuẩn vì ln ln có

tổng thể đi nữa thì phần dư trong mẫu quan sát cũng chỉ xấp xỉ chuẩn mà thôi. Ở đây ta có thể nói phân phối phần dư xấp xỉ chuẩn (Mean = .000, và độ lệch chuẩn Std.Dev= 0.993). Do đó có thể kết luận rằng giả thiết phân phối chuẩn khơng bị vi phạm.

Hình 4.3: Biểu đồ tần suất của các phần dư chuẩn hóa

Biểu đồ cho thấy các điểm thực tế phân tán xung quanh đường thẳng kỳ vọng, ta kết luận phân phối phần dư gần phân phối chuẩn.

c. Giả định về tính độc lập của sai số (khơng có sự tương quan giữa các phần dư)

Kết quả tính tốn trong bảng 4.10 cho thấy hệ số Durbin-Watson = 1.844, xấp xỉ bằng 2, nghĩa là các phần dư khơng có tương quan chuỗi bậc nhất với nhau.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành thương hiệu cà phê hòa tan tại TP HCM (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)