Khảo lược các nghiên cứu quốc tế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam (Trang 26 - 30)

2.4 Khảo lược một số nghiên cứu trong và ngoài nước

2.4.1 Khảo lược các nghiên cứu quốc tế

Tác giả khảo lược một số nghiên cứu quốc tế có liên quan:

Kashif Imran và Mohammed Nishat (2013) thực hiện nghiên cứu với mục tiêu

xác định những yếu tố tác động đến TDNH qua nghiên cứu dữ liệu time-series (chuỗi thời gian) với thời gian nghiên cứu từ năm 1971 đến 2010 tại Pakistan. Với cách tiếp cận từ phía cung và sử dụng phương pháp ARDL (Autoregressive Distributed Lag), nghiên cứu đã đo lường được xu hướng cũng như mức độ tác động của các biến. Theo đó, nhân tố vay nợ quốc tế, nguồn tiền huy động trong nước, tăng trưởng kinh tế và tình hình thị trường tiền tệ có mối liên kết đáng kể với TDNH trong khu vực tư nhân tại Pakistan, đặc biệt là trong dài hạn. Bên cạnh đó, lạm phát và tỉ giá hối đối là 2 nhân tố được kết luận là khơng có tương quan ý nghĩa đến tín dụng tư nhân. Hơn nữa trong ngắn hạn, tiền gửi trong nước sẽ khơng tác động đến tín dụng tư nhân. Cuối cùng, nghiên cứu đúc kết cho ta thấy rằng có hai yếu tố tác động lớn đến quyết định cho vay của các NH gồm: năng lực/tiềm lực tài chính và yếu tố thanh khoản của các NH. Nói khác đi, NH sẽ cho vay dựa trên khả năng tài chính và khả năng thanh khoản của chính nó. Ngồi ra, mối quan hệ trong dài hạn của các biến được xem là ổn định và bất kỳ sự mất cân bằng nào được hình thành trong ngắn hạn chỉ là tạm thời và được điều chỉnh trong một khoảng thời gian với tốc độ cao khoảng 53.5% mỗi năm. Với cách tiếp cận của phương pháp ARDL, một phương pháp kết hợp giữa mơ hình VAR (tự hồi qui vector) và mơ hình hồi qui bình phương nhỏ nhất (OLS) cho phép nghiên cứu các tương quan ý nghĩa giữa các biến trong mơ hình nghiên cứu, với dữ liệu chuỗi thời gian một cách dễ dàng, linh hoạt dù các biến có hiện tượng nội sinh, độ trễ các biến khác nhau,… kết quả mơ hình cho ta thấy rất rõ các tương quan trong ngắn hạn và cả các tương quan trong dài hạn giữa các biến trong mơ hình. Tuy nhiên,

nghiên cứu này không chỉ ra sự khác biệt về hành vi cấp tín dụng của các NH trong thời gian cải cách phi tài chính (1971-1989) và tài chính (sau 1990) ở Pakistan.

IMF (2011) công bố bài báo nghiên cứu về các nhân tố tác động đến TDNH

trong các nền kinh tế thị trường mới nổi (Emerging Market Economics), nghiên cứu đã đưa ra nhiều kết luận rộng hơn so với những nghiên cứu trước đây. Thông qua việc phân tích mơ hình hồi qui với dữ liệu chuỗi thời gian và dữ liệu chéo của 38 quốc gia kéo dài từ quí I năm 2001 đến quí II năm 2010. Kết quả cho thấy các loại quỹ (khơng giới hạn về tính chất sở hữu trong hay ngồi nước) đều có ảnh hưởng tích cực đến tăng trường tín dụng. Với một nền kinh tế phát triển mạnh mẽ sẽ làm tín dụng tăng trưởng hơn, đi cùng với lạm phát cao. Trong khi tăng trưởng tín dụng danh nghĩa sẽ gây bất lợi cho tăng trưởng tín dụng thật. Bài báo cũng đưa ra kết luận về việc lỏng lẻo trong CSTT dù là trong nước hay thế giới sẽ gây ra việc tăng trưởng tín dụng và khả năng của ngân hàng cũng sẽ là một vấn đề cần được đặc biệt lưu ý trong trường hợp này. Bài báo đã thu thập dữ liệu lớn từ các nền kinh tế thị trường mới nổi trong khoảng thời gian gần 10 năm, bao gồm cả thời gian trước và sau khủng hoảng kinh tế thế giới theo cách tiếp cận từ phía cung, từ đó có thể cho ta thấy một kết quả mang tính tồn diện và đáng tin cậy.

Burcu Aydyn (2008) đã nghiên cứu cụ thể tác động của nhân tố cấu trúc ngân

hàng đến tăng trưởng tín dụng tại các nước Trung và Đông Châu Âu. Nghiên cứu đưa ra hai hướng phân tích tăng trưởng tín dụng tương ứng với hai phần nghiên cứu khác nhau: Một là, vai trị của ngân hàng sở hữu nước ngồi đến tín dụng của các NHTM tại các nước Trung và Đông Châu Âu; Hai là, mức độ hành vi của ngân hàng sở hữu nước ngoài ở các quốc gia này phụ thuộc ra sao vào phát triển của ngân hàng mẹ. Bằng phương pháp nghiên cứu Tác động cố định (Fixed Effect) trên dữ liệu time- series trong giai đoạn từ năm 1988 đến 2005, tác giả đã tìm thấy nhiều kết quả cho mỗi khía cạnh nghiên cứu. Đối với phần thứ nhất, kết quả hồi qui tuyến tính trên số liệu 72 ngân hàng với mơ hình trong đó tăng trưởng tín dụng phụ thuộc vào các nhân tố vĩ mô cho thấy các ngân hàng sở hữu nước ngồi có tốc độ tăng trưởng tín dụng

hàng trong nước thành hai dạng là ngân hàng tư nhân và sở hữu nhà nước thì tác giả thấy rằng kết luận này khơng cịn đúng nữa. Khi đó, ngân hàng tư nhân trong nước lại có tốc độ tăng trưởng tín dụng cao hơn các NH có sở hữu nước ngoài. Kết hợp với dữ liệu của các NH sở hữu nước ngoài ở phần thứ nhất và dữ liệu các ngân hàng mẹ của những ngân hàng này, tác giả cũng thực hiện phân tích hồi quy tuyến tính trên dữ liệu khơng cân bằng gồm 59 quan sát khơng gian (các ngân hàng), trong đó có 18 NH mẹ và 41 NH con tại các quốc gia Trung và Đông Châu Âu trong 16 năm từ năm 1990 đến năm 2005. Theo đó, tác giả thấy rằng khơng có sự khác biệt nào đáng kể giữa các NH mẹ và NH con trong sự tác động đến tăng trưởng tín dụng. Khi xét theo đặc trưng của từng ngân hàng mẹ thì qui mơ và lợi nhuận có tác động cùng chiều nhưng sự gia tăng cấu trúc chi phí sẽ tác động ngược chiều đến lượng tín dụng mà ngân hàng con tại các quốc gia này cung cấp. Bằng cách tập trung nghiên cứu vào nhân tố là cấu trúc ngân hàng, nghiên cứu đã tìm ra được nhiều kết quả mang ý nghĩa thực tiễn tại các nước Trung và Đông Châu Âu. Nghiên cứu được chia làm hai phần tương ứng với hai khía cạnh chính mà tác giả quan tâm, mỗi phần lại được thực hiện bằng phân tích mơ hình hồi qui tuyến tính với dữ liệu thời gian đủ lớn qua phương pháp Fixed Effect – một thuật tốn có thể khắc phục những hạn chế từ dữ liệu chuỗi thời gian, từ đó giúp kết luận đưa ra từ nghiên cứu thêm đáng tin cậy.

Laivi Laidroo (2015) thực hiện nghiên cứu của mình hướng đến tìm hiểu có

hay khơng sự tương quan giữa hình thức sở hữu ngân hàng và TDNH. Nghiên cứu này tập trung phân tích sự khác biệt về tăng trưởng tín dụng giữa ngân hàng sở hữu nước ngoài và ngân hàng tư nhân trong nước cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng tại các NH này. Số liệu của nghiên cứu này được tập hợp từ số liệu của các NHTM ở 11 quốc gia Trung và Đông Châu Âu từ năm 2004 đến năm 2012. Mơ hình hồi quy tuyến tính gồm 9 biến với biến phụ thuộc là tăng trưởng tín dụng, biến độc lập gồm vốn, qui mô, tỉ lệ thanh khoản, nguồn tài trợ từ bên ngồi, tỉ lệ dự phịng nợ xấu và các biến kiểm soát như chuẩn mực kế toán, cấu trúc sở hữu và khủng hoảng kinh tế. Kết quả cho ta thấy rằng, khơng có sự khác biệt đáng kể trong tỉ lệ tăng trưởng tín dụng giữa các NH được nghiên cứu với những hình thức sở hữu

khác nhau, cũng như trong hay sau thời kì khủng hoảng kinh tế. Theo đó, chỉ có nhân tố tỉ lệ thanh khoản tác động cùng chiều đến tăng trưởng tín dụng trong khi qui mơ, rủi ro tín dụng và nguồn tài trợ từ bên ngồi ngân hàng có tác động ngược chiều. Nghiên cứu sử dụng số liệu thực nghiệm từ các ngân hàng tại các nước Trung và Đông Châu Âu trong khoảng thời gian trước năm 2013 khi các nước này vẫn chưa gia nhập Liên minh Châu Âu EU. Kết hợp vào đó, nghiên cứu chỉ tập trung vào các NHTM và loại bỏ các hình thức ngân hàng khác có các hoạt động đặc thù, từ đó tạo tính đồng đều cho dữ liệu dẫn đến kết quả có ý nghĩa. Việc phân chia các ngân hàng trong dữ liệu thành 3 nhóm gồm nhóm các ngân hàng nước ngồi, nhóm các ngân hàng tư nhân trong nước và nhóm các ngân hàng sở hữu nhà nước giúp phân biệt rõ sự khác biệt trong tín dụng và sự khác biệt về các nhân tố có ảnh hưởng ý nghĩa đến tín dụng của các loại hình NH này.

Mark Tracey (2011) xem xét đến xu hướng và mức độ tác động của nợ xấu

đến TDNH. Ngân hàng sẽ có những quyết định cấp tín dụng khác nhau tùy thuộc vào tỉ lệ nợ xấu trên hay dưới ngưỡng, với tỉ lệ nợ xấu vượt ngưỡng có thể ảnh hưởng xấu đến việc cho vay. Nghiên cứu được thực hiện riêng biệt cho hai quốc gia thuộc vùng Ca-ri-bê là Jamaica và Trinidad - Tobago thông qua việc thu thập số liệu tài chính nội tại của các NHTM của hai nước này tương ứng từ quí I năm 1996 đến quí II năm 2011 và từ quí III năm 1995 đến q IV năm 2010. Mơ hình hồi qui tuyến tính được ước lượng bởi phương pháp OLS. Biến phụ thuộc là tốc độ tăng trưởng tín dụng được đặt trong mối quan hệ với các biến độc lập gồm tỉ lệ nợ xấu, tiền gửi, thu nhập khác và VCSH, nhóm biến tác động ngược chiều gồm tỉ lệ nợ xấu và thu nhập khác. Tác giả đã rút ra được một kết luận rằng khi chất lượng tín dụng kém (tỉ lệ nợ xấu của các NH cao) sẽ kéo theo mức độ rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng vì thế mà cao theo. Xu hướng này dễ dàng thấy được không chỉ ở các quốc gia này, mà gần như đúng cho phần lớn các quốc gia. Ngoài ra, nghiên cứu cịn ước tính được ngưỡng tỉ lệ nợ xấu của từng quốc gia nhằm chỉ ra rằng mỗi quốc gia có mức độ phản ứng với rủi ro khác nhau.

Carlson et al. (2013) hướng nghiên cứu của mình để kiểm tra mối tương quan

ý nghĩa giữa tỉ lệ VCSH và TDNH bằng việc so sánh những tỉ lệ VCSH khác nhau ứng với mức tăng trưởng tín dụng khác nhau tại các nhóm NH được phân chia dựa trên khu vực địa lý cũng như qui mơ và đặc tính. Trên dữ liệu từ năm 2001 đến năm 2011 bởi phương pháp MSA Fixed Effects, kết quả mơ hình hồi qui cho thấy tồn tại mối quan hệ phi tuyến tính giữa tỉ lệ VCSH và tăng trưởng tín dụng và đặc biệt chặt chẽ khi các NH đang thu hẹp tín dụng. Hơn nữa, khi phân tích sâu tăng trưởng tín dụng theo từng loại, tăng trưởng tín dụng cho khu vực bất động sản thương mại và công nghiệp thương mại sẽ nhạy cảm với tỉ lệ VCSH hơn so với các loại tín dụng khác. Với cách tiếp cận theo từng nhóm ngân hàng được phân chia theo các tiêu chí, nghiên cứu đã có phép so sánh hiệu quả khi cách này giúp kiểm soát nhu cầu vay tại địa phương cũng như những yếu tố môi trường khác. Điểm đặc biệt của nghiên cứu là khơng những phân tích tác động của tỉ lệ VCSH đến tăng trưởng tín dụng nói chung mà cịn nói riêng cho từng loại tín dụng, từ đó cho ta kết quả chi tiết hơn về độ nhạy cảm của từng loại tín dụng với tỉ lệ VCSH.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)