Đúc kết và bàn luận về kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam (Trang 54)

4.2.1 Nhóm các nhân tố có tác động tích cực (cùng chiều)

Mức lãi suất cơ bản được công bố bởi NHNN (biến INS) có tác động cùng

chiều mạnh nhất đến tăng trưởng tín dụng của các NHTM. Hệ số hồi quy +2,4 cho thấy một diễn biến cùng chiều của tăng trưởng tín dụng đối với LSCB được công bố. Kết quả này đã ủng hộ cho những lập luận của tác giả khi dựa vào nghiên cứu của

Pouw L. và Kakes J. (2013) để kỳ vọng rằng tăng trưởng tín dụng có khả năng diễn

biến cùng chiều với mức LSCB khi mà cầu tín dụng ngân hàng khơng co giãn trong dài hạn.

Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động (biến DG) cũng có tác động cùng

huy động tăng trưởng càng nhanh thì ngân hàng đó sẽ có xu hướng có tăng trưởng tín dụng càng cao. Cụ thể, với hệ số hồi quy là +0,39 thì khi tốc độ tăng trưởng quy mơ vốn huy động tăng 1% thì sẽ khiến cho tăng trưởng tín dụng tăng 0,39%. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với kỳ vọng của tác giả về xu hướng tác động của các biến này cũng như kết quả đạt được của Aydin B. (2008) khi nghiên cứu về giai đoạn bùng nổ tín dụng ở châu Âu. Kết quả mơ hình định lượng thực hiện tại Việt Nam trong giai đoạn 2010-2017 chứng tỏ nguồn vốn huy động thật sự có một tác động thúc đẩy hoạt động cấp tín dụng của các NHTM. Nguồn vốn huy động mà cụ thể là nguồn vốn có thể sử dụng cho hoạt động cấp tín dụng đóng vai trị là đầu vào, tiền đề cho hoạt động tín dụng. Do đó, trong thực tế, với dấu hiệu nguồn vốn tăng trưởng liên tục, các đối tượng sử dụng thơng tin có thể kỳ vọng về một tốc độ tăng trưởng dương trong số dư cấp tín dụng của NHTM.

Tỷ lệ các TSTK trong tổng tài sản (biến LIQ) cũng có tương quan ý nghĩa cùng

chiều đối với tăng trưởng tín dụng của các NHTM trong giai đoạn nghiên cứu. Theo đó, các NHTM có tỷ trọng các TSTK cao (tiền và tương đương tiền, tiền gửi ngắn hạn, chứng khốn kinh doanh) sẽ có xu hướng cấp tín dụng cho khách hàng nhiều hơn. Cụ thể, với hệ số hồi quy +0,24 thì khi tỷ trọng các TSTK tăng 1% thì sẽ khiến cho tăng trưởng tín dụng tăng 0,24%. Kết quả này hồn tồn phù hợp với lập luận cũng như kỳ vọng về dấu của tác giả đặt ra trong Chương 3 của đề tài; ngoài ra các nghiên cứu Laidroo L. (2015) và Nguyễn Thuỳ Dương (2011) cũng đem lại một kết quả tương tự. Thật vậy, một ngân hàng có đệm thanh khoản càng an tồn thì giới hạn tăng trưởng tín dụng của NHTM càng được mở rộng. Trên cơ sở dư thừa vốn, các NHTM có khả năng tăng số dư cấp tín dụng để tối đa hố rủi ro, nhưng vẫn đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định.

4.2.2 Nhóm các nhân tố có tác động tiêu cực (ngược chiều)

Chất lượng các khoản cấp tín dụng (biến NPL) là nhân tố đem lại một tác động

ngược chiều mạnh nhất với mức ý nghĩa 5% đến tăng trưởng tín dụng của các NHTM trong mẫu nghiên cứu. Theo đó, khi nợ xấu của các NHTM tăng lên thì các ngân hàng

có xu hướng giảm cấp tín dụng, thậm chí cắt giảm tín dụng đối với khách hàng để giảm rủi ro. Cụ thể, với hệ số hồi quy -2,0 thì khi tỷ lệ nợ xấu tăng lên 1% thì các NHTM sẽ có xu hướng giảm tỷ lệ tăng trưởng tín dụng của mình xuống 2,0%. Đây cũng là một kết quả tương đồng với nghiên cứu của Tracy M. (2011) thực hiện tại Jamaica, Trinidad & Tobago; cũng như kỳ vọng về dấu của tác giả đối với yếu tố nợ xấu. Hiệu quả cấp tín dụng của các NHTM một phận được thể hiện thông qua chỉ tiêu chất lượng tín dụng (tỷ lệ nợ xấu), thậm chí tỷ lệ này có vai trị quyết định quan trọng trong việc định hướng các hoạt động sử dụng vốn, các chính sách, chiến lượng trong kế hoạch hoạt động kinh doanh chung của NH. Do đó, nếu nhận thấy chất lượng tín dụng của NH nào đó có xu hướng sụt giảm mạnh, chúng ta có thể suy đốn về tỷ lệ nợ xấu của nó, về khả năng kiểm sốt hoặc cắt giảm tín dụng trong thời gian tiếp theo.

Lạm phát của nền kinh tế (biến INF) là nhân tố duy nhất thuộc nhóm các nhân

tố thuộc về kinh tế vĩ mơ có tác động ngược chiều đến biến phụ thuộc của nghiên cứu. Theo đó, một sự gia tăng trong lạm phát trung bình của nền kinh tế sẽ dẫn đến một sự sụt giảm trong tăng trưởng tín dụng của NHTM. Cụ thể, với hệ số hồi quy - 0,63; lạm phát gia tăng 1% khiến tốc độ tăng trưởng tín dụng giảm 0,63%. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu được công bố bởi các tác giả Singh A. và Sharma A. K.

(2016) cũng như kỳ vọng của tác giả đã được lập luận và phân tích ở Chương 3. Cơ

chế tác động của lạm phát đối với tăng trưởng tín dụng được thực hiện thông qua việc tác động làm giảm giá trị đồng tiền, kéo theo tác động đến khả năng mở rộng tín dụng của các ngân hàng thương mại.

Độ lớn của VCSH được đại diện bằng biến CAP là nhân tố tiếp theo thuộc

nhóm các nhân tố nội tại tác động đến tăng trưởng tín dụng của các NHTM. Theo đó, với hệ số hồi quy -0,39; tỷ lệ VCSH đem đến một tác động ngược chiều có ý nghĩa, khi tín dụng có tăng trưởng đồng nghĩa có một sự sụt giảm trong tỷ lệ VCSH. Kết quả này đã ủng hộ cho kỳ vọng của tác giả về xu hướng tác động âm của biến này, cũng như phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả Foos D. và các cộng sự

(2010). Xu hướng tác động này cũng khá phù hợp với thực trạng, điều kiện kinh doanh của một số NHTM trong giai đoạn nghiên cứu; khi mà chất lượng các khoản

vay sụt giảm sẽ được phản ánh thông qua một khoản lỗ tích luỹ, từ đó ăn thâm vào vốn khiến cho VCSH sụt giảm.

Chương 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1 Kết luận

Tác giả thực hiện luận văn gồm 7 bước với mục tiêu nghiên cứu là thực nghiệm các nhân tố bao gồm cả nhân tố nội tại ngân hàng và nhân tố vĩ mơ có tác động đến tốc độ tăng trưởng tín dụng trong bối cảnh các NHTM cổ phần Việt Nam trong giai đoạn từ 2010 – 2017.

Tác giả đã xây dựng mơ hình hồi quy đa biến gồm 11 biến. Trong đó, biến CG là biến phụ thuộc đại diện cho tăng trưởng tín dụng và 10 biến độc lập khác được phân thành 2 nhóm: nhân tố nội tại và nhân tố vĩ mơ, có tác động đến biến phụ thuộc.

Mơ hình hồi quy mà tác giả đã xây dựng:

CGit = βo + β1*DGit + β2*NPLit + β3*CAPit + β4*LIQit + β5*SIZit + β6*TYPit + β7*INSit + β8*GDPit + β9*INFit + β10*EFit + ɛit

Luận văn sử dụng ước lượng hồi quy GMM, và kết quả cho thấy trong 6 nhân tố có ý nghĩa, thì có 3 yếu tố có tương quan ý nghĩ với tăng trưởng tín dụng cùng chiều, bao gồm các yếu tố: tỷ lệ TSTK, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động, và LSCB; bên cạnh đó có 3 yếu tố có tương quan ý nghĩa với tăng trưởng tín dụng theo hướng ngược chiều (gồm tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ VCSH và tỷ lệ lạm phát).

Các kết luận của đề tài:

Thứ nhất, tác giả chấp nhận giả thuyết H1 cho rằng tăng trưởng tín dụng sẽ có xu hướng tăng khi quy mơ huy động vốn có kế hoạch tăng trưởng gia tăng theo thời gian. Ngun nhân được giải thích là do NHTM có nguồn vốn huy động gia tăng

cũng sẽ có tác động kéo theo trong việc gia tăng sử dụng vốn cho các hoạt động tài trợ vốn dưới nhiều hình thức, trong đó có cấp tín dụng với đa dạng hình thức khác nhau. Và mối quan hệ này là mối quan hệ tích cực có tác động mạnh nhất trong mơ hình nghiên cứu.

Thứ hai, tác giả chấp nhận giả thuyết H2 cho rằng tăng trưởng tín dụng sẽ được điều tiết giảm, thậm chí thu hẹp nếu tỷ lệ nợ xấu tăng. Nguyên nhân được giải

thích là do khi tình hình cấp tín dụng khơng khả quan, nợ xấu gia tăng, khả năng mất vốn và tổn thất tài chính xảy ra, các NHTM thường có xu hướng xem xét lại các hoạt động và các chính sách tín dụng, từ đó có thể thu hẹp phạm vi, quy mơ tài trợ vốn thơng qua các hình thức cấp tín dụng.

Thứ ba, tác giả chấp nhận giả thuyết H3 cho rằng tăng trưởng tín dụng sẽ chịu sự chi phối nhất định của tỷ trọng nguồn VCSH, mà cụ thể hướng tác động ở đây là trái chiều. Nguyên nhân được đưa ra xuất phát từ thực trạng của một số NHTM có

nhiều sai lầm trong nghiệp vụ tín dụng, cơng tác cho vay và tài trợ vốn của mình, đã thật sự gây nên thiệt hại và tổn thất tài chính thơng qua các khoản lỗ luỹ kế; dẫn đến một sự suy giảm trong tỷ trọng VCSH mà nguyên nhân chủ yếu ở đây là sự tăng trưởng tín dụng quá mức trong thời gian dài.

Thứ tư, tác giả chấp nhận giả thuyết H4 cho rằng tăng trưởng tín dụng sẽ nhận được sự hỗ trợ tích cực từ tình trạng dư thừa thanh khoản. Có thể hiểu đơn giản là

khi có một sự dư thừa thanh khoản sẽ kéo theo sự gia tăng nhất định trong khả năng cấp tín dụng của các ngân hàng, trong khi đó, vẫn đáp ứng được các quy định của NHNN về các chỉ số an toàn hoạt động; ngoài ra cũng tạo áp lực bắt buộc các NHTM tăng trưởng tín dụng để giải phóng và sử dụng hiệu quả nguồn vốn cịn tồn đọng.

Thứ năm, tác giả chấp nhận giả thuyết H7 cho rằng tăng trưởng tín dụng thật sự chịu sự chi phối của mức LSCB được công bổ bởi NHNN, mà cụ thể hướng tác động ở đây là tác động cùng chiều. Trong dài hạn, cầu tín dụng của nền kinh tế có

khuynh hướng khơng co giãn; điều này tạo điều kiện cho các NHTM có thể tăng quy mơ cấp tín dụng của mình mà hầu như không chịu tác động của yếu tố giá cả của vốn tín dụng, trong trường hợp này được quy định bởi mức LSCB được NHNN công bố trong từng thời kỳ.

Thứ sáu, tác giả chấp nhận giả thuyết H9 cho rằng tăng trưởng tín dụng thật sự chịu một tác động khơng tích cực từ tình trạng lạm phát của nền kinh tế. Nguyên

nhân đã được chứng minh cả trong lý thuyết, thực nghiệm và cả thực tiễn tình hình kinh tế thị trường Việt Nam trong thời gian nghiên cứu; khi lạm phát tăng cao dẫn đến sự mất giá của đồng tiền, thu nhập thực suy giảm thì khả năng tăng trưởng tín dụng của tồn hệ thống ngân hàng cũng đứng trước những nguy cơ và những bất lợi nhất định.

Cuối cùng, tác giả bác bỏ các giải thuyết H5, H6, H8 và H10 khi chưa tìm thấy sự tác động có ý nghĩa thống kê nào của các nhân tố quy mơ tài sản, loại hình ngân hàng, tăng trưởng kinh tế và mức độ tự do hoá kinh tế đối với tăng trưởng tín dụng.

5.2 Kiến nghị

5.2.1 Kiến nghị đối với các tổ chức có vai trị hoạch định chính sách, các Cơ quan quản lý Nhà nước quản lý Nhà nước

Các kiến nghị đối với các tổ chức có vai trị hoạch định và xây dựng chính sách, các cơ quan quản lý Nhà nước mà tác giả đưa ra chủ yếu tập trung vào hoạt động lập pháp và quản lý của NHNN, hướng đến mục tiêu phát huy tích cực vai trị của quản lý Nhà nước nhằm kiểm sốt hoạt động tín dụng, tăng trưởng tín dụng cũng như có những giải pháp mang tính chiến lược nhằm kích thích tăng trưởng tín dụng, đáp ứng cho mục tiêu kích thích và tăng trưởng kinh tế. Ngồi ra, tác giả cũng có kiến nghị trong hoạt động quản lý của Bộ Tài chính liên quan đến hoạt động cơng bố thơng tin.

Cụ thể như sau:

Một, NHNN có kế hoạch ngắn hạn và dài hạn trong cơng tác rà sốt, kiểm tra, đánh giá và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quy định về các chỉ số an tồn hoạt động, trong đó tập trung vào những chỉ số liên quan đến chỉ tiêu cấp tín dụng7. Nghiên cứu khẳng định cho ta thấy tỷ trọng nguồn VCSH có quan

hệ nhất định với khả năng tăng trưởng tín dụng. Chính vì vậy, việc quy định rõ ràng

7 Một số văn bản: Thông tư số 06/2016/TT-NHNN ngày 27/05/2016, Thông tư số 19/2017/TT- NHNN ngày 28/12/2017, Thông tư số 02/VBHN-NHN ngày 10/01/2018,…

và khoa học đối với các chỉ số khả năng an toàn vốn giúp tăng cường mức độ an toàn cho hoạt động của toàn hệ thống ngân hàng mà cụ thể là hoạt động tín dụng ngân hàng. Vì chỉ khi tấm đệm vốn tự có được đảm bảo thì hoạt động tín dụng sẽ có khả năng phát triển mạnh hơn, tốc độ tăng trưởng bền vững và lành mạnh. Ngoài ra, NHNN cũng cần nghiên cứu trong vấn đề lập pháp, đặc biệt là những khoản mục được tính hoặc khơng được tính vào tăng trưởng tín dụng để xác định các chỉ số an tồn vốn. Theo đó, việc định nghĩa khoản mục nào được xem và khơng được xem là cấp tín dụng sẽ phần nào giúp NHNN tăng cường khả năng kiểm sốt tăng trưởng tín dụng ngân hàng, tuỳ theo chủ trương trong từng thời kỳ là thắt chặt hay mở rộng.

Hai, NHNN có kế hoạch ngắn hạn và dài hạn trong công tác kiểm tra thường xuyên, đánh giá lại và hoàn thiện hoặc xây dựng mới các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến các chuẩn mực kế toán ngân hàng8. Như đã đề cập trong nghiên

cứu, tăng trưởng tín dụng cịn chịu tác động của các yếu tố nội tại của chính NHTM đó như tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động, các TSTK cũng như nợ xấu. Chính vì vậy, nhằm minh bạch hố và chuẩn hoá các số liệu trên BCTC được cơng bố có liên quan đến những chỉ tiêu trên, NHNN cần rà sốt và tiếp tục hồn thiện những quy định về hạch tốn kế tốn có liên quan. Những cải tiến này giúp đem đến cho những đa dạng các chủ thể trogn nền kinh tế có khả năng tiếp cận với những thơng tin chính xác về những nhân tố tác động đến tăng trưởng tín dụng, từ đó có khả năng đưa ra những quyết định tài chính đúng đắn, trên hết cũng phục vụ cho nhu cầu quản lý kinh tế của NHNN.

Ba, NHNN cùng với chính sách và định hướng trong việc quản lý nền kinh tế đất nước từng thời kỳ, cần có nhiều những biện pháp hữu hiệu hơn trong điều tiết, kiểm sốt tăng trưởng tín dụng phù hợp. Kết quả nghiên cứu cho thấy nguồn vốn huy

động, thanh khoản và nợ xấu có những tác động mạnh đến tăng trưởng tín dụng của NHTM. Vì vậy, ngồi những tác động mang tính trực tiếp vào hoạt động tín dụng, NHNN cũng có thể tác động gián tiếp vào các yếu tố kể trên bằng các cách khác nhau,

8

từ đó góp phần kiểm sốt tín dụng theo ý chí của mình, trên vai trị là đơn vị quản lý nhà nước, hoạch định các chính sách cho tồn nền kinh tế. Chi tiết hơn là tác động vào các yếu tố: chính sách mức trần lãi suất huy động nội/ngoại tệ; điều chỉnh tỷ lệ dữ trự tại Ngân hàng nhà nước; thay đổi thói quen thanh tốn của tất cả các chủ thể trong nền kinh tế. Nhanh chóng xử lý dứt điểm nợ xấu hoặc những biện pháp có liên quan khác nhằm tác động lên nguồn vốn huy động cũng như các tài sản có tính thanh khoản cao của NHTM.

Bốn, Bộ Tài chính và NHNN phải xây dựng quy định cứng rắn, mang tín quyết liệt và răn đe trong việc yêu cầu các NHTM tuân thủ nghiêm các quy định về chất

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)