Phương hướng hướng chung để khắc phục tình trạng bất cập, mâu thuẫn giữa

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp kỹ sư chuyên ngành quản lý đất đai nghiên cứu mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh vĩnh long (Trang 70 - 73)

3.4.1 .Phương hướng đối với tỉnhVĩnh Long

3.4.2 Phương hướng hướng chung để khắc phục tình trạng bất cập, mâu thuẫn giữa

giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng

Những bất cập, mâu thuẫn trong mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng ở Vĩnh Long cũng là những bất cập chung trong việc lập, điều chỉnh, tổ chức thực hiện hai loại quy hoạch này mà nguyên nhân sâu xa là do các quy định chung về công tác quy hoạch chưa hồn thiện, trình tự, nội dung và phương pháp quy hoạch chưa phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Vì vậy để giải quyết bất cập trong cơng tác quy hoạch ở Vĩnh Long thì cần giải quyết căn bản các vấn đề chung trong mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng về các quy định, nội dung và

phương pháp quy hoạch vềcác nội dung cụ thể sau:

a.Đối với quy hoạch sử dụng đất.

và được quy định chi tiết tại Nghị định số 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ về thi

hành Luật Đất đai, các văn bản hướng dẫn về quy hoach, kế hoạch sử dụng đất . Tuy nhiên, nội dung quy hoạch sử dụng đất đai theo quy định của pháp luật chưa phân biệt rõ sự khác nhau về nội dung giữa các cấp quy hoạch. Quy hoạch sử dụng đất ở các cấp

đều có nội dung được quy định cơ bản lànhư nhau, chỉ có quy định riêng đối với quy hoạch sử dụng đất chi tiết của xã, phường, thị trấn, khu cơng nghệ cao, khu kinh tế thì

phương án quy hoạch phải được thể hiện trên bản đồ địa chính và trường hợp chi tiết

xây dựng đơ thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được xét duyệt thì

phải được thể hiện trên bản đồ địa chính.

Theo các văn bản hướng dẫn lập quy hoạch sử dụng đất ở các cấp có bố cục, nội

dung về cơ bản là không khác nhau, thậm chí hệ thống các bản biểu, số liệu quy hoach cũng giống nhau. Điều đó làm cho cơng tác quy hoạch sử dụng đất chưa thể hiện vai trò, vị trí riêng đối với từng cấp quy hoạch.

Như vậy quy hoạch sử dụng đất ở các cấp được quy định cơ bản giống nhau là

khơng hợp lý, trong khi vai trị, vị trí, nhiệm vụ và quy mô của các cấp quy hoạch là

tương đối khác nhau. Vì vậy, cần nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung nội dung quy hoạch

sử dụng đất theo hướng:

*Mức độ chi tiết về nội dung của quy hoạch sử dụng đất các cấp.

- Quy hoạch sử dụng đất cả nước (cấp quốc gia) là quy hoạch có tính vĩ mơ, tính chỉ đạo cao nhất. Vì vậy, nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia cần có tính tổng hợp, tính khái quát cao nhất. Các chỉ tiêu về sử dụng đất (loại đất) thể hiện trong quy hoạch cấp quốc gia chỉ nên khái quát ở những loại đất chính trong từng nhóm đất, khơng nên q chi tiết về loại đất như các quy hoạch ở cấp dưới, trừ các chỉ tiêu có liên quan, ảnh hưởng trực tiếp đến các chương trình quốc gia về phát triển kinh tế-xã hội.

-Mức độ chi tiết về nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, huyện, xã cần tăng dần theo nguyên tắc quy hoạch sử dụng đất cấp dưới là cụ thể hóa, chi tiết hóa và phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cấp trên. Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh là sự cụ thể hóa, chi tiết hóa quy hoạch cấp quốc gia (hoặc cấp vùng). quy hoạch sử dụng đất cấp xã có mức độ chi tiết cao nhất, được thẻ hiện cụ thể đến từng thửa đất, nhất là đối với nhóm đất phi nơng nghiệp; là tài liệu chủ yếu để quản lý, theo dõi việc thực hiện quy hoạch.

*Xác định các nhóm chỉtiêu về loại đất được coi là chủyếu đối với mỗi cấp quy hoạch.

Trong nội dung quy hoạch sử dụng đất, bên cạnh việc xác định cụ thể diện tích các loại đất trên địa bàn lập quy hoạch thì cần xác định các nhóm chi tiêu sử dụng đất, cần

tập trung thể hiện cụ thể trong từng cấp quyhoạch mừ việc bố trí sử dụng các loại đất

đó có ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế-xã hội của cấp lập quy hoạch. Cụ thể:

-Nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia cần chú trọng xác định rõ diện tích các loại đất: đất lúa nước (nhằm đảm bảo an toàn lương thực quốc gia), đất rừng phòng hộ, rừng đắc dụng, khu bảo tồn, đất quốc phịng, an ninh, đất đơ thị, đất khu cơng nghiệp, khu cảnh quan, du lịch, đất phát triển cơ sở hạ tầng có tầm quan trọng quốc gia.

-Nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh bên cạnh việc xác định diện tích các loại

đất trên địa bàn tỉnh theo quy hoạch sử dụng đất cả nước, cần chú trọng xác định rõ

diện tích các loại đất đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh như: đất trồng

cây lâu năm, đất rừng sản xuất, đất nuôi trồng thủy sản tập trung; các loại đất xây

dựng cấp tỉnh, đất khoáng sản, đất phát triển hạ tầng cấp tỉnh…

-Nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp huyện bên cạnh việc xác định diện tích các loại đất trên địa bàn huyện theo quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, cần chú trọng xác

định rõ diện tích các loại đất đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội của huyện

như: đất nuôi trồng thủy sản không tập trung, đất làm muối, đất khu dân cư nông thôn,

các loại đất xây dựng cấp huyện, đất cơ sở sản xuất kinh doanh, đất vật liệu xây dựng. -Nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp xã bên cạnh việc xác định diện tích các loại

đất trên địa bàn xã theo quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, cần chú trọng xác định rõ

diện tích các loại đất đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội của xã như: đất trồng

lúa nương, đất trồng cây hàng năm, đất xây dựng cấp xã, đất nghĩa trang, nghĩa địa do

xã quản lý, đất phát triển hạ tầng của xã…

*Nguyên tắc mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất ở các cấp:

Nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp trên có tính tổng hợp bao qt chung, có tính chỉ đạo đối với quy hoạch sử dụng đất cấp dưới. Về nguyên tắc, các nội dung của quy hoạch sử dụng đất cấp dưới phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cấp trên. Diện tích các loại đất trên địa bàn quy hoạch được xác định trong quy hoạch sử dụng đất cấp dưới phải phù hợp với diện tích được phân bổ trong quy hoạch sử dụng đất cấp trên, nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp dưới chính là việc cụ thể hóa, chi tiết hóa nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp trên.

Tuy nhiên, mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất các cấp không phải là quan hệ một chiều. quy hoạch càng cụ thể, nội dung càng chi tiết thì sự phù hợp với yêu cầu của thực tiễn đạt được càng cao. Vì vậy, khi nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp dưới bảo đảm phù hợp với yêu cầu thực tiễn về phát triển kinh tế-xã hội thì nó là căn cứ để bổ sung, điều chỉnh nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp trên.

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp kỹ sư chuyên ngành quản lý đất đai nghiên cứu mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh vĩnh long (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)