Điều kiện kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đại học ngành sư phạm địa lý tài nguyên nước và vấn đề sử dụng tài nguyên nước ở đồng bằng sông cửu long (Trang 40)

Chương 2 KHÁI QUÁT VỀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

2.3. Điều kiện kinh tế-xã hội

Do được thiên nhiên ưu đãi nên ĐBSCL là một trong những vùng có điều kiện phát triển kinh tế thuận lợi nhất. ĐBSCL được xem là vựa lúa lớn nhất cuả nước ta. Hằng năm, vùng cung cấp trên 50% sản lượng lương thực, 52% sản lượng thủy sản, 70% sản lượng trái cây cho cả nước.

Đây là vùng có nhiều tiềm năng để phát triển công nghiệp nông thôn, đặc bịêt là công nghiệp chế biến nông sản, chế biến thủy sản phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. thủy sản, trái cây. Trong những năm gần đây, các tỉnh trong vùng đã tạo được môi trường đầu tư ngày càng hấp dẫn đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước, thu hút vốn đầu tư nước ngoài và đang khai thác ngày càng hiệu quả các tiềm năng sẵn có trong vùng.

Theo Tổng cục thống kê năm 2009, tốc độ tăng trưởng toàn vùng ĐBSCL đạt 10,08% so với cả nước, GDP bình quân đầu người ước đạt 973 USD/người/năm, giá trị sản xuất toàn vùng ước đạt 302.965 tỷ đồng, cơ cấu kinh tế khu vực I chiếm tỷ trọng 41,48%, khu vực II chiếm 24,35%, khu vực III chiếm 34,17%. Do là khu vực ít chịu ảnh hưởng của lạm phát nên ĐBSCL không cần điều chỉnh chỉ tiêu. Và sự thật là các tỉnh, thành trong vùng đã có cố gắng để đạt được mức tăng trưởng chung cả vùng cao hơn gần gấp đơi tăng trưởng bình qn cả nước. Sản xuất nơng nghiệp đã phát triển theo hướng hàng hóa lớn với tổng sản lượng lúa toàn vùng ước khoảng 20,6 triệu tấn, sản lượng thuỷ, hải sản ước đạt trên 2,64 triệu tấn, trong đó, sản lượng hải sản khai thác biển của toàn vùng đạt hơn 931 ngàn tấn; cá tra khoảng 1,038 triệu tấn; tôm hơn 300 ngàn tấn. Giá trị xuất khẩu toàn vùng đạt 5,53 tỷ USD chủ yếu nhờ tăng xuất khẩu gạo và thủy sản. Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2008 đạt 5,274 tỷ USD. Tuy nhiên quy mô kinh tế còn nhỏ. Tổng giá trị sản xuất cơng nghiệp tồn vùng năm 2008 đạt 92.521 tỷ đồng, đứng thứ 3 sau vùng Đông Nam Bộ và vùng đồng bằng sông Hồng, và thấp hơn nhiều so với TP.Hồ Chí Minh.

Các mặt hoạt động khác cũng đạt kết quả khá, hoạt động giáo dục - đào tạo được quan tâm, trật tự xã hội ổn định, công tác tôn giáo - dân tộc được thường xuyên chăm lo, an ninh quốc phòng biên giới, hải đảo tiếp tục được củng cố vững chắc, làm tiền đề tốt phục vụ hiệu quả cho phát triển chung.

Dân cư vùng ĐBSCL thì khỏi phải bàn nhiều. Là một vùng nông nghiệp quanh năm gắn bó với làng q, sơng nước, người dân nơi đây chân tình và mộc mạc, giàu truyền thống cách mạng, cần cù, chịu thương chịu khó lại có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất

nơng nghiệp. Có lẽ cái dễ chịu của thiên nhiên ở đây đã làm nên cái phóng khống mà chân tình của con người vùng miệt vườn sông nước này!

ĐBSCL với vị thế địa văn hóa đã trở thành nơi hội tụ của nhiều nền văn minh, đón nhận và giao lưu với nhiều nền văn hóa đến từ nhiều nơi trên thế giới. Trải qua quá trình khai phá Nam Bộ nói chung và ĐBSCL nói riêng đã tạo dựng cho vùng đất này một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, giàu sắc thái phương Nam. Quá trình cộng cư giữa ba dân tộc anh em Kinh, Hoa, Khmer đã càng làm cho văn hóa nơi đây thêm đậm chất.

Có thể nói, ĐBSCL là nơi hội tụ của nhiều điều kiện thuận lợi. Chính điều này đã giúp cho vùng có những lợi thế để phát triển đi lên. Và chắc chắn trong tương lai, vùng ĐBSCL sẽ còn phát triển xa hơn nữa.

2.4. GIỚI THIỆU TÀI NGUYÊN NƯỚC Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Tài nguyên nước vùng ĐBSCL khá phong phú và đa dạng, vùng có ba nguồn nước chính được khai thác phục vụ sinh hoạt, sản xuất và duy trì hệ sinh thái tự nhiên, đó là nguồn nước mặt, nước mưa và nước ngầm.

2.4.1. Nước mặt

ĐBSCL có diện tích nước mặt khá lớn, chủ yếu lấy từ sông Mekong (một trong mười con sông lớn nhất thế giới và là sông lớn nhất khu vực Đông Nam Á). Nguồn nước sông Mekong cung cấp cho trên 65 triệu người sinh sống trong lưu vực.

Lưu lượng nước của sông Mekong mang về cho vùng châu thổ này tập trung 86 - 90 % vào mùa lũ và ngược lại, một lượng nước hiếm hoi chỉ khoảng 14 - 20 % được phân phối vào mùa kiệt. Lượng nước bình quân của sông Mekong chảy qua ĐBSCL khoảng 475 tỷ m3 và vận chuyển khoảng 150 - 200 triệu tấn phù sa. Chính lượng nước và khối lượng phù sa đó trong q trình bồi bổ lâu dài đã tạo nên vùng ĐBSCL và những tính chất về địa chất và thổ nhưỡng của nó như ngày nay. Hiện tại, chỉ có một phần nhỏ tổng lượng nước của sông Mekong được khai thác sử dụng để đáp ứng nhu cầu tưới, đời sống, công nghiệp và phát điện.

Sông Mekong chảy qua địa phận vùng ĐBSCL với hai dịng chính là sơng Tiền và sơng Hậu với chiều dài khoảng 250 km. Hai con sông này lại chia thành nhiều nhánh (hay cịn gọi là cửa sơng) trước khi đổ ra biển. Ngồi nước mưa, sơng Mekong là nguồn duy nhất cung cấp nước tưới cho đồng bằng.

ĐBSCL có hệ thống sơng ngòi và kênh rạch lớn nhỏ đan xen nhau, thuận lợi cho việc cung cấp nước quanh năm. Nếu tính chung cả những nhánh sơng phụ thì tồn

ÐBSCL có 37 con sông với tổng chiều dài 1.708 km. Sơng ngịi khơng những là nguồn cung cấp nước quan trọng mà còn mang đến cho ĐBSCL hành trăm triệu tấn phù sa mỗi năm, thêm vào đó là nguồn lợi về thủy sản và đa dạng sinh học cao.

Ngồi hệ thống sơng Cửu Long, trong đồng bằng cịn có các hệ thống sơng chính sau:

Hệ thống sơng Vàm Cỏ, bao gồm hai nhánh Vàm Cỏ Tây và Vàm Cỏ Đông. Sông Vàm Cỏ Tây, bắt nguồn từ vùng đồng bằng tỉnh Prey Veng, chảy theo hướng Tây Bắc- Đông Nam vào Việt Nam (tỉnh Long An).

Diện tích lưu vực 1.720 km2, chiều dài trong lãnh thổ Việt Nam vào khoảng 110km. Sơng đã bị thối hóa vì sau khi đắp đập Svay Rieng, dịng sơng khơng cịn lưu thong với nguồn triều từ biển Đông. Về mùa khơ, dịng chảy cơ bản rất nhỏ do khơng có nguồn sinh thủy, nhưng trong mùa lũ, lưu vực sơng lại chính là khu trữ và chuyển lũ tràn từ sông Mekong sang Việt Nam. Sông Vàm Cỏ Đông bắt nguồn từ vùng đồi thấp tỉnh Prey Vieng, chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam vào tỉnh Tây Ninh của Việt Nam. Chiều dài sơng chính trong phần đất Canpuchia là 54km, diện tích lưu vực tương ứng là 1.380km2. Đoạn chảy gần vào Việt Nam lịng sơng cịn khá sâu và bị ảnh hưởng của thủy triều biển Đơng.

Nhóm sông Sở Thượng, Sở Hạ, Cái Cỏ - Long Khốt chạy dọc theo biên giới Việt Nam - Campuchia trên địa bàn các tỉnh Đồng Tháp, Long An.

Hệ thống sông Cái Lớn - Cái Bé, hồn tồn là các sơng vùng triều, xuất phát từ trung tâm bán đảo Cà Mau (BĐCM) và đổ ra biển qua cửa Cái Lớn. Đoạn cửa sơng có lịng rất rộng nhưng khơng sâu. Do nối với sông Hậu bởi nhiều kênh đào lớn nên chế độ dòng chảy của Cái Lớn - Cái Bé cũng chịu ảnh hưởng chế độ dịng chảy từ sơng Hậu.

Hệ thống sơng Mỹ Thanh, gồm có sơng chính Mỹ Thanh, các chi lưu Cổ Cò, Nhu Gia là trục tiêu, dẫn nước mặn và cũng là trục đường giao thông thuỷ cực kỳ quan trọng của vùng BĐCM.

Hệ thống sơng Gành Hào, gồm có sơng chính là Gành Hào và các chi lưu Tắc Thủ, Đầm Dơi và Đầm Chim. Sông là trục tiêu, lấy nước mặn và cũng là trục đường giao thông thủy cực kỳ quan trọng cho vùng BĐCM.

Hệ thống sông Đốc, bao gồm sông Đốc, các chi lưu Cái Tàu, Biện Nhị - Cán Gáo, là trục tiêu chính của vùng U Minh.

nay, tồn ĐBSCL có khoảng 137 kênh rạch lớn với tổng chiều dài 2.780 km. Hệ thống kênh đào đã được xây dựng khá dày trên phạm vi toàn đồng bằng ở hai cấp kênh, với mật độ khoảng 3 - 5 km/kênh trục, 1,5 - 2km/cấp 2. Hệ thống cấp 3 và nội đồng còn phát triển ở mức thấp. Hệ thống kênh trục trong đồng bằng bao gồm: Hệ thống kênh trục nối sông Hậu với biển Tây, sông Tiền với sông Vàm Cỏ Tây và sơng Tiền với sơng Hậu. Ngồi ra tại vùng Đồng Tháp Mười cịn có các trục chạy dọc từ biên giới Việt Nam-Cămpuchia với sông Tiền.

Một số kênh lớn ở ĐBSCL có vai trị quan trọng trong việc lưu thông nước giữa các sông, là cầu nối và là nguồn cung cấp nước đến mọi nơi trong vùng. Các kênh lớn của vùng như là kênh Vĩnh Tế, kênh Thoại Hà, kênh Lái Hiếu, kênh Quảng lộ Phụng Hiệp,…. Những con kênh này cũng không kém phần quan trọng như những con sông mang nguồn nước đến với mọi người.

2.4.2. Nước mưa

Mặt khác, do nằm trong vùng nội chí tuyến nên vùng ĐBSCL có lượng mưa hằng năm tương đối dồi dào, khoảng 1.400 - 2.200 mm/năm. Tỉnh có lượng mưa cao nhất là Cà Mau (trên 2.200 mm/năm), tỉnh có lượng mưa thấp nhất là Đồng Tháp (xấp xỉ 1.400 mm/năm). Sự phân bố lượng mưa theo thời gian của khu vực là bất tương xứng, vùng đồng bằng sơng Cửu Long chỉ có 2 mùa: mùa mưa và mùa khơ. Về mùa khơ (từ tháng 11 đến tháng 4), có thể nói sơng Mekong là nguồn nước mặt duy nhất vì lượng nước mưa lúc này rất hạn chế, lượng mưa không đến 10%. Nước sông chỉ đáp ứng cho nhu cầu tưới của sản xuất nông nghiệp vào thời kỳ đầu mùa khơ, từ tháng 12 đến tháng 2, sau đó trong các tháng 3 đến tháng 5, khi lưu lượng sông xuống dưới 6.000 m3/s, nước ngọt bắt đầu khan hiếm, phần lớn diện tích phải chịu khơ hạn do không đủ nước tưới.Về mùa mưa, lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.600 - 1.800 mm và dao động từ 2.400 mm ở vùng phía tây của ĐBSCL đến 1.300 mm ở vùng trung tâm và 1.600 mm ở vùng phía đơng đồng bằng.Trong các tháng mùa mưa, số liệu từ các trạm đo mưa cho thấy có khoảng 13 - 21 ngày mưa/tháng. Với lượng mưa khá lớn và mùa mưa lại gần trùng với thời điểm hình thành và diễn biến của lũ nên càng làm căng thẳng hơn nữa cho việc thoát nước của vùng vào thời điểm này. Mùa lũ của ĐBSCL thường diễn ra từ tháng 7 đến tháng 12 và đỉnh lũ thường vào tháng 9, nước dâng gây ngập lũ khoảng 50 % diện tích đồng bằng và các hệ thống sơng vào thời kỳ đỉnh lũ có lưu lượng nước rất lớn, có khi đạt 43.000 m3/s tại hai con sơng lớn, sông Tiền và sông Hậu.

Tuy nhiên, nguồn nước đồng bằng sông Cửu Long cũng đang đứng trước nguy cơ an ninh nguồn nước đang bị đe dọa. Theo báo cáo của Ủy ban sông Mê Công Việt Nam cho thấy, khoảng 88% tổng lượng nước mặt của ĐBSCL là do nguồn nước nước lũ từ các nước nằm ở thượng nguồn như Trung Quốc, Thái Lan, Miến Điện, Lào và Campuchia đổ về. Song, q trình cơng nghiệp hóa, mở rộng diện tích tưới cho nơng nghiệp và khai thác năng lượng dòng chảy của những nước này đang gây cho Việt Nam nhiều khó khăn. Đó là chưa kể các hiện tượng thiên tai và biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến cán cân nguồn nước. Lũ lớn gây nên nhiều thiệt hại về nhân mạng và tài sản, cịn làm cho mơi trường xấu đi như gây ra các hiện tượng sạt đất, lở núi, xói mịn mạnh vùng dốc và xâm thực ven biển. Trong khi xu thế thiếu nước những năm gần đây gây khô hạn đang đe dọa vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Hiện tượng nắng nóng kéo dài và lượng mưa suy giảm khiến tình hình sử dụng nước thêm khó khăn. Điều kiện thiếu nước và nhiệt độ cao đe dọa tình hình cháy rừng. Hiện tượng nước biển dâng cũng làm tài nguyên nước xấu đi về mặt chất lượng. Nguồn nước ngầm ở cũng bị ảnh hưởng như một tác động dây chuyền như giảm mực thủy cấp và nhiễm mặn.

Cũng vào thời kỳ này, khi dịng chảy sơng đã yếu, nước biển theo thủy triều lấn sâu vào bên trong đất liền, có nơi vào sâu đến 60 km. Lúc này hầu hết cửa sông, kêng rạch ven biển đều bị nhiễm mặn không thể lấy nước cho canh tác nơng nghiệp được (độ mặn 1 g/lít là giới hạn dùng cho nước uống và sản xuất nơng nghiệp nói chung). Vì vậy, khu vực các cửa lấy nước tưới phải lùi dần từ biển vào đất liền theo mức giảm của lưu lượng sơng chính. Diện tích canh tác bị ảnh hưởng do xâm nhập mặn, với các mức độ khác nhau, lên tới 1,7 - 2,1 triệu ha. Vùng nước sông bị nhiễm mặn ở mức 4 g/lít trở lên bao trùm tồn bộ Bán đảo Cà Mau, khu vực Hà Tiên, một phần tỉnh Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang, Long An. Có nơi, nước sơng rạch hồn tồn là nước mặn (Bán đảo Cà Mau). Tại Thành phố Cà Mau độ mặn của nước sơng lên đến 35 g/lít, tức là ngang với độ mặn của nước biển.

3.4.3. Nước ngầm

ĐBSCL có trữ lượng nước ngầm không lớn lắm và rất phức tạp trong nghiên cứu, đánh giá và khai thác. Sản lượng khai thác được đánh giá ở mức 1 triệu m3/ngày đêm, chủ yếu phục vụ cấp nước sinh hoạt và nước cho việc sản xuất tại một số cơ sở vừa và nhỏ, đặc biệt là trong nơng nghiệp. Trong trầm tích phù sa mới, nước dưới đất tương đối hiếm vì đất được cấu tạo chủ yếu bởi sét khó thấm qua. Vì vậy, các nguồn nước ngầm có thể khai thác được chỉ thấy có dưới các cồn cát duyên hải cũ. Việc đào kênh qua các cồn cát cũ thường làm mất nguồn nước ngọt duy nhất có trong vùng, mặt khác có thể dẫn mặn

Nguồn nước ngầm giữ vai trị vơ cùng quan trọng đối với cuộc sống của người dân. Khoảng 4,5 triệu người sử dụng nước ngầm để uống. Trong một cuộc khảo sát được tiến hành vào năm 2002 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ cho thấy 24% dân số Cần Thơ, thành phố lớn nhất vùng đồng bằng, sử dụng nước ngầm hằng ngày. Tỷ lệ này cao hơn rất nhiều so với các vùng nông thôn và vùng ven biển, nơi mà người dân gặp khó khăn trong việc sử dụng nước ngọt trong mùa khô do nước mặn xâm nhập hoặc ô nhiễm nước kênh.

Nước ngầm được sử dụng thông qua giếng đào, khối lượng nước ngầm được khai thác ngày càng lớn nhằm phục vụ nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân. Trong năm 2007, ước tính ĐBSCL đã có khoảng 465.000 giếng nước, cung cấp khoảng 1.229.000 m3 nước mỗi ngày. Hình sau đây cho thấy số giếng và khối lượng khai thác nước ngầm của tỉnh ở ĐBSCL

Hình 2.4. Số giếng và khối lượng khai thác nước ngầm của tỉnh ở ĐBSCL

(Nguồn:http://www.iucn.org/about/union/secretariat/offices/asia/asia_new)

3.4.4. Đánh giá chung về tài nguyên nước ở ĐBSCL

Có thể nói, tài nguyên nước vùng ĐBSCL khá phong phú và đa dạng, có cả tài nguyên nước ngọt lẫn nước mặn, nước trên mặt lẫn nước ngầm. Đây là vùng có chế độ thủy văn rất dồi dào. Chính những đặc điểm về tự nhiên cũng như về kinh tế xã hội đã quyết định nơi đây là vùng có tiềm năng phát triển mạnh trong tương lai.

Nước gắn liền với sự sống của không chỉ con người nơi đây mà cịn với cả tồn nhân loại. Khơng có nước thì khơng có sự sống trên hành tinh của chúng ta. Nước là động lực chủ yếu chi phối mọi hoạt động dân sinh kinh tế của con người. Chính vì sự dồi dào này

mà nước ở ĐBSCL được sử dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thuỷ điện, giao thông vận tải, chăn nuôi thuỷ sản….

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đại học ngành sư phạm địa lý tài nguyên nước và vấn đề sử dụng tài nguyên nước ở đồng bằng sông cửu long (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)