Chương 2 KHÁI QUÁT VỀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
3.1. Hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên nước vùng ĐBSCL
Hiện nay, nguồn nước ở ĐBSCL đang bị biến đổi một cách nghiêm trọng. Biểu hiện cụ thể là: suy giảm mực nước trên các dịng sơng chính vào mùa khô, chất lượng nước mặt diễn biến xấu đi do tác động từ các nguồn thải đô thị, sản xuất công nghiệp, canh tác nông - lâm - ngư nghiệp,… chưa được xử lý triệt để vẫn tiếp tục thải vào sông rạch làm ô nhiễm nguồn nước. Bên cạnh đó, tình trạng mặn hóa, phèn hóa cục bộ càng ngày càng diễn biến phức tạp tác động nhiều mặt đến chất lượng nước mặt ở ĐBSCL. Việc khai thác, sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn tài nguyên nước mặt ở ĐBSCL đang trở thành một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
Người dân vùng đồng bằng khai thác nguồn nước để sử dụng trong hầu hết các hoạt động sản xuất và đời sống.
Trong nơng nghiệp, ĐBSCL có diện tích canh tác trên 2,9 triệu ha, nguồn nước tưới chủ yếu là nước ngọt trên sông rạch do sông Mê Công chảy đến và nước trời do mưa đem đến. Nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng do phát triển diện tích cách tác hai, ba vụ trong trồng trọt (lúa Đông Xuân, lúa Hè Thu), chăn nuôi,… trong khi chúng ta lại chưa kiểm soát được chặt chẽ về số lượng và chất lượng nước cho canh tác nông nghiệp. Ở ĐBSCL, sử dụng nước còn rất tùy tiện, hệ thống thủy lợi chưa đáp ứng yêu cầu của sản xuất,… Do đó, đã dẫn đến tình trạng lãng phí nước vào mùa mưa, nhưng vào mùa khô lại thiếu nước trầm trọng. Hàng năm, ĐBSCL sử dụng khoảng 2 triệu tấn phân bón hóa học và gần 550.000 tấn thuốc bảo vệ thực vật, điều này có thể gây ra các rủi ro về môi trường do sự tồn dư hóa chất độc hại trong mơi trường nước.
Trong ni trồng thủy sản, tồn vùng có diện tích ni thủy sản nước ngọt, nước mặn trên 685.800 ha, sản lượng gần 1 triệu tấn/năm, với rất nhiều mơ hình canh tác khác nhau. Đến năm 2013, con số này đã lên đến 745.000 ha mặt nước vào ni thủy sản tồn vùng, chủ yếu là nuôi thủy sản nước lợ, mặn. Nuôi cá tra hiện nay đang rất phát triển ở khu vực ĐBSCL, nhiều người dân đổ xô nuôi với hi vọng đổi đời. Một điều cần được quan tâm là với các mơ hình ni thâm canh càng cao, quy mơ cơng nghiệp càng lớn thì lượng chất thải lại khơng ngừng được gia tăng và mức độ nguy hại cho môi trường nước càng nhiều. Các nguồn chất thải sau nuôi trồng chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường vẫn được thải ra các sông, kênh, rạch trong vùng gây nên các tác động xấu đến chất
lượng nước và dịch bệnh phát sinh. Ở vùng ĐBSCL, theo đánh giá đã cho thấy hàng năm thải ra 456,6 triệu m3/ bùn thải và chất thải nuôi trồng thủy sản. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nguồn nước trong vùng.
Trong sản xuất công nghiệp, ở ĐBSCL có trên 12.700 doanh nghiệp đang hoạt động, tác động mạnh đến các thành phần của môi trường, nhất là mơi trường nước. Đặc biệt có 111 khu cơng nghiệp và cụm sản xuất công nghiệp, 119 cơ sở chế biến thủy sản với công suất 3.200 tấn/ngày,… sử dụng các nguồn nước trong sản xuất chế biến đã thải ra lượng nước thải trên 47 triệu m3/năm và 222.000 tấn rác thải, các đô thị và các khu dân cư thải ra 102 triệu m3/năm. Lượng nước thải này chưa được xử lý triệt để, tiếp tục thải ra sông, kênh, rạch, làm suy giảm chất lượng nước mặt, gây nên các dịch bệnh cho nuôi trồng thủy sản và đặc biệt là gây hại đến sức khỏe người dân.
Q trình chuyển dịch ni trồng thủy sản diễn ra quy mơ lớn ở vùng mặn hóa ven biển cũng đã làm gia tăng tình trạng xâm nhập mặn ở các vùng ven biển. Tác động làm suy giảm rừng ngập mặn ven biển tiếp tục diễn ra ảnh hưởng đến các hệ sinh thái rừng ngập mặn. Nuôi cá bè trên sông rạch, nuôi thâm canh thủy sản vùng ngọt hóa đã gây nên các tác động đến chất lượng môi trường nước ở đây. Xâm nhập mặn gia tăng vào mùa khô trên các sông lớn (sông Tiền, sông Hậu và sông rạch ven biển). Ở vùng ven biển khu vực ĐBSCL, nước mặn trong mùa khô hạn đã tiến vào sâu nội địa 50 - 80 km.
Theo đánh giá của các cơ quan khoa học, trong các tháng 3 - 5 năm 2011, do lượng bốc hơi cao nên độ mặn trên các sông tiếp tục tăng cao và diễn biến phức tạp hơn các năm trước đây. Mực nước sông Tiền, sơng Hậu tiếp tục xuống thấp rất khó khăn về nước ngọt cho sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân. Tình trạng thiếu nước ngọt, kiệt nước trong mùa khô tiếp tục diễn ra ngày càng nghiêm trọng ở nhiều địa phương thuộc các tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bạc Liêu, Kiên Giang,…
Tài nguyên nước ngầm được khai thác nhiều để phục vụ trong sinh hoạt và sản xuất với quy mô vừa và nhỏ. Tuy vậy, thực trạng việc khai thác nước ngầm lại làm phát sinh quá nhiều những hệ lụy đối với tài nguyên nước nói chung; quy hoạch phát triển, đời sống và kinh tế của người dân trong vùng nói riêng.
Hiện tại, vùng ĐBSCL có khoảng 400.000 giếng khoang lấy nước ngầm nhưng phần lớn là giếng của người dân tự khoang để khai thác nước mà không được quy hoạch và nghiên cứu. Đặc biệt tại các tỉnh ven biển, mỗi tỉnh đều có từ 70.000 đến 140.000 giếng: Bạc Liêu có 96.168 giếng thì chỉ có 72 giếng cấp nước sinh hoạt tập trung, còn lại là giếng gia đình; Sóc Trăng có 75.000 giếng khai thác nước ngầm, trong đó có 59.000
giếng của người dân tự khai thác; Cà Mau dẫn đầu với con số 138.000 giếng cũng đa số là các giếng khoang tự phát. Một điều đáng buồn là trong số khoảng 400.000 giếng đó, có hàng chục nghìn giếng đã khơng cịn sử dụng do hư hỏng hoặc chất lượng nguồn nước không đảm bảo. Thực trạng này đã dẫn đến những khó khăn như: mực thủy cấp của nước ngầm xuống thấp thêm 12 đến 15 m và có nguy cơ xuống mực nước chết vào năm 2014 (trước đây chỉ cần khoan đến độ sâu 60 – 70 m đã lấy được nước ngầm nhưng hiện nay độ sâu này đã phải lên đến 100 – 120 m; nguồn nước ngầm bị nhiễm mặn và có nguy cơ lan nhanh; nước bị nhiễm thạch tín gây nguy cơ bệnh trên cơ thể người. Thực trạng đáng buồn này là một hồi chuông cảnh tỉnh không chỉ cho những ai trực tiếp tác động đến tài nguyên nước ngầm mà cả người lãnh đạo cũng như nhà khoa học. Chỉ có phối hợp nhịp nhàng và hiệu quả mới giải quyết vấn đề một cách ổn thỏa.
Bên cạnh đó, việc sử dụng nước nhiễm mặn ở ĐBSCL cũng đang được triển khai một cách triệt để. Tại các vùng ven biển, người dân tranh thủ thời kỳ triều kém, khi đó cũng là lúc dịng ngọt tiến về nhiều hơn, chủ động bơm nước tưới cho các vùng phía hạ lưu. Hiện nay vấn đề chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật ni để thích hợp với nước mặn ở vùng cũng đang được các nhà khoa học quan tâm rất nhiều. Cập nhật thơng tin dịng chảy thượng lưu, bố trí thời vụ Đơng Xn và Hè Thu hợp lý. Hạn chế sản xuất vụ lúa Xuân Hè là loại cây trồng sinh trưởng trong mùa khô. Việc Lựa chọn các giống chịu hạn mặn, sử dụng các loại cây trồng tốn ít nước sẽ giúp người dân tiết kiệm nước ngọt và tận dụng nguồn nước mặn trong vùng. Ngồi ra, vấn đề quy hoạch vùng ni thủy sản nước mặn hợp lý, ổn định, để có ranh giới mặn ngọt rõ ràng, có các biện pháp cơng trình, phương án điều tiết nước hợp lý cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
3.2. NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ TRỞ NGẠI TRONG VIỆC SỬ DỤNG NƯỚC
3.2.1. Nguồn nước mặt đang bị biến đổi và ô nhiễm nghiêm trọng
Hiện nay, nguồn nước mặt ĐBSCL đang bị ô nhiễm đến mức đáng báo động. Theo Chi cục Bảo vệ Môi trường Tây Nam bộ, nguồn nước sông rạch ở ĐBSCL đang bị ô nhiễm với hàm lượng vi khuẩn E.coli cao hơn tiêu chuẩn 2 - 5 lần; hàm lượng nhu cầu oxy sinh học, hóa học (BOD và COD) vượt mức cho phép 1 - 3 lần.
Tổng số chất thải rắn hàng năm của ĐBSCL khoảng 3,7 triệu tấn, nguy hiểm có 40 nghìn tấn rác thải bệnh viện, trong đó 90% chưa được thu gom và xử lý trước khi đổ ra sông, rạch.
Các bè cá nuôi trên sông với lượng chất thải trên 3 triệu tấn/năm là nguồn gây ô nhiễm môi trường nước đáng kể. Tập quán sinh hoạt, chủ yếu là thải trực tiếp các chất
thải (từ người, gia súc và gia cầm) vào nguồn nước của cư dân cũng làm cho nước mặt ở ĐBSCL có độ nhiễm vi sinh cao với nồng độ Coliform trung bình khoảng 300.000 - 1,5 triệu con/100ml.
Bên cạnh đó, Viện Kinh tế – Quy hoạch thủy sản (Bộ Nông nghiệpvà Phát triển nông thôn) cũng nghiên cứu được rằng, hàng năm việc nuôi thủy sản ở ĐBSCL thải ra gần 500 triệu mét khối bùn thải và chất thải thủy sản. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước sinh hoạt của người dân.
Không chỉ những con sông nhỏ hay con kênh ven đường mới ơ nhiễm mà thậm chí ngay cả nguồn nước của các con sơng lớn cũng bị ơ nhiễm nghiêm trọng, trong đó phải kể đến sông Tiền. Người dân sống dọc sông Tiền kéo dài từ Đồng Tháp, Vĩnh Long qua Tiền Giang liên tục phản ảnh nước sông ngày càng bị ô nhiễm. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt của Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh này mới đây đã phản ánh rõ điều đó. Điều đáng lo ngại là một số chỉ tiêu vượt tiêu chuẩn hàng trăm, thậm chí hơn 1.000 lần. Người dân sống ven sông đang chịu ảnh hưởng rất lớn từ việc ơ nhiễm dịng nước trên con sông này.
Do nước bị nhiễm độc từ việc thải nước thải trực tiếp xuống dịng sơng của các nhà máy xí nghiệp, các nhà máy chế biến thủy sản, các cơ sở sản xuất dầu cá,…nên khi người dân sử dụng nước sẽ gây ra hiện tượng nổi mẫn ngứa, chất độc thấm vào cơ thể, tích tụ qua nhiều năm rồi phát bệnh. Điều này rất nguy hiểm. Thậm chí có nơi, người dân dùng nước sông tưới cho hoa màu và kết quả là hoa màu bị úng, thối và chết sau đó, hoặc cũng có thể phát triển bình thường nhưng đã bị nhiễm các chất độc hại và người dân ăn vào sẽ gây bệnh.
Việc ô nhiễm nước sơng cũng ảnh hưởng đến các lồi thủy sinh trên sông. Số lượng cá ngày càng giảm và bị chết nhiều do bị nước bị nhiễm độc. Theo Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh Vĩnh Long và Tiền Giang, kết quả quan trắc nước mặt trên sông Tiền mới nhất cho thấy các chỉ tiêu SS (chất rắn lơ lửng), sắt, amoni (chứng tỏ nguồn nước bị ô nhiễm bởi chất thải động vật, nước cống), COD (nhu cầu oxy hóa học), BOD5 (nhu cầu oxy sinh hóa) đều vượt mức cho phép. Còn kết quả quan trắc 42 điểm trên sông Tiền thuộc địa bàn tỉnh Đồng Tháp cuối năm 2011 cho thấy các chỉ tiêu quan trọng đều vượt quy định. Chẳng hạn dầu mỡ ở 39/42 điểm vượt tiêu chuẩn từ 1 - 5,75 lần. Cá biệt chỉ tiêu coliform (vi khuẩn gây bệnh đường ruột) ở các điểm này vượt từ 100 - 1.000 lần. Còn chỉ tiêu E.coli (vi khuẩn gây bệnh đường ruột) vượt từ 22 - 860 lần, tùy nơi. Đáng lo ngại là ở một số điểm quan trắc trên sơng Tiền cịn ghi nhận sự hiện diện của thuốc bảo vệ thực
vật. Một phép tính nhỏ cho riêng thành phố Mỹ Tho (Tiền Giang) là mỗi ngày xả ra sông Tiền không dưới 50.000m3 nước thải sinh hoạt. Nếu tính hết các đơ thị nằm cặp sông Tiền từ thượng nguồn ra đến cửa biển thì lượng nước thải sinh hoạt chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn xả ra sông rất lớn. Hiện chưa có nghiên cứu nào xác định trong nước thải sinh hoạt đô thị mang theo bao nhiêu chất nguy hại có thể ảnh hưởng đến mơi trường nước. Trong khi đó, nhiều người dân ở tuyến kênh Bắc Trang, xã Tân Cơng Chí, huyện Tân Hồng và thị trấn Tràm Chim, huyện Tam Nông (Đồng Tháp) phải sống chung với nguồn nước ô nhiễm do nước thải từ việc ni cá khơng qua xử lý. Cịn theo một số chuyên gia, nguồn nước sơng Tiền cịn bị ơ nhiễm bởi nước thải của các doanh nghiệp, các cơ sở chăn nuôi quy mơ lớn nằm ngồi các khu - cụm cơng nghiệp. Ngồi ra, nước sơng ô nhiễm còn do người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tràn lan, kể cả thuốc cấm nằm ngoài danh mục.
Nói tóm lại, nguồn nước mặt ở ĐBSCL hiện nay đang rất ô nhiễm, đó là chưa kể đến những trường hợp chưa được phát hiện và thống kê. Mà nguồn nước mặt thì ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hằng ngày của cư dân, nếu như sử dụng nước bị ô nhiễm trong thời gian dài chắc chắn sẽ tiềm ẩn những căn bệnh quái ác. Điều này lien quan đến chất lượng cuộc sống và tuổi thọ của người dân.
3.2.2. Thiếu nước vào mùa khơ
ĐBSCL tồn tại một nghịch lí: Nguồn tài nguyên nước dồi dào nhưng lại thiếu nước ngọt để sinh hoạt, nhất là vào mùa khô.
Nếu như vào mùa mưa, lượng nước trên bề mặt quá lớn đến nổi gây ngập lụt cản trở quá trình phát triển thì vào mùa khơ ở ĐBSCL, một lượng nước hiếm hoi còn đọng lại trong ao, hồ, hay những dịng sơng “sắp chết” đã là quý giá. Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, trong những năm gần đây, mực thủy cấp ở ĐBSCL hạ xuống đến mức gây thiếu nước trên diện rộng.
Những tháng đầu năm 2013, hàng ngàn ha lúa ở ĐBSCL đã bị chết khô do thiếu nước tưới. Ngun nhân chính của tình trạng này là do năm 2012 lũ nhỏ, nước ngọt từ thượng nguồn đổ về ít dẫn đến mực nước ở các sơng, rạch xuống thấp…
Hiện tại, bình qn lưu lượng nước sơng Mê Cơng chảy về ĐBSCL đã giảm từ 20% đến 30%. Các nhà khoa học cũng đưa ra dự báo, trong giai đoạn tiếp theo khi các nước trong lưu vực sông Mekong đẩy mạnh phát triển kinh tế, chủ yếu là trồng lúa nước ước tính lưu lượng chảy về ĐBSCL chỉ cịn khoảng 1000 m3/s, nguy cơ hạn hán sẽ rất nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, do ĐBSCL là hạ nguồn sông Mekong nên phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nước ở thượng nguồn. Trung Quốc cùng chia sẻ nguồn nước trên sông Mekong nhưng chưa bao giờ bày tỏ tham gia cơ chế hợp tác Mekong với các quốc gia hạ lưu. Hiện nay, Trung Quốc đã và đang xây dựng nhiều cơng trình thủy điện như: Đập thủy điện Cống Quả Kiều, đập Mạn Loan, đập Đại Triều Sơn. Ngoài ra, cịn có hồ chứa 15 tỉ m3 nước, gấp 5 lần khả năng lưu trữ của 3 đập khác cộng lại. Không chỉ Trung Quốc mà các nước Lào, Campuchia và Thái Lan cũng đã và đang xây dựng các đập thủy điện trên dịng sơng Mekong. Ngồi ra cịn triển khai Dự án có tên là Kong-Chi-Mun Irrigation Project, lấy nước từ sông Mekong, chuyển về sông Chi và sông Mun qua một hệ thống ống dẫn khổng lồ dài 200 km. Nếu dự án này được hồn thành thì nguy cơ thiếu nước ở vùng hạ nguồn sẽ ngày càng trầm trọng hơn.
Các đập thuỷ điện này sẽ làm giảm lượng phù sa vùng ĐBSCL, ảnh hưởng đến lượng nước, lượng điện, nông nghiệp, thuỷ sản (sự di cư của một số lồi cá), giao thơng thuỷ và môi trường sinh thái vùng hạ lưu sông Mekong, sự bồi lắng, xói lở… tác động đến sinh kế của người dân ven sông, đã gây nhiều thiệt hại về kinh tế và môi trường. Về mùa lũ: các hồ chứa nước ở thượng nguồn đã đầy quá mức, đập đã tháo bớt nước, trong khi đó mực nước ở ĐBSCL đã tràn bờ làm gia tăng cường độ lũ lụt; Về mùa khơ: mực nước xuống thấp vì nguồn nước chỉ nhờ các thác băng ở Tây Tạng và Vân Nam. Nếu các đập vùng thượng nguồn không chịu tháo nước thì hậu quả vùng hạ nguồn vơ cùng trầm