Chương 2 KHÁI QUÁT VỀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
3.3. Nguyên nhân gây ô nhiễm
a. Tự nhiên
Do hiện tượng chua phèn làm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước và gây thiệt hại đến đời sống sinh hoạt và kinh tế của người dân. Mỗi năm, người dân phải sử dụng nước ngọt để rửa phèn hoặc tận dụng nguồn nước dồi dào từ sơng Mê Cơng để có thể cải thiện tình trạng chua phèn trên diện tích đất canh tác của họ.
Do tính chất theo mùa rõ rệt của tài nguyên nước trong vùng nên tình trạng xâm nhập mặn ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước và các cơng trình thủy lợi ven biển cũng làm biến đổi chất lượng nguồn nước. Tuy nhiên, vấn đề phát triển các cơng trình thủy lợi và xâm nhập mặn lại là một tất yếu rất khó giải quyết.
Vào mùa lũ, nước lũ có thể mang theo rác thải từ những bộ phận phía trên của diện tích lưu vực sông Mê Công; đồng thời, nước lũ làm ngập các bãi rác tập trung dẫn đến tình trạng ơ nhiễm nguồn nước. Ô nhiễm nguồn nước trong tình trạng này lại tác động trên diện rộng làm ảnh hưởng lớn đến tồn bộ đồng bằng.
Hiện tượng thủy triều làm hình thành những vùng “nước chết”, điều này càng làm cho tài nguyên nước dễ bị biến đổi theo chiều hướng xấu do nguồn nước không được lưu thơng. Trong khi đó, nguồn chất thải vào các sơng ngịi cũng như nước thải trong sinh hoạt và sản xuất không thể ngưng trệ, đó lá lý do quan trọng tác động xấu đến tính chất tài ngun nước.
Vấn đề xói mịn bề mặt địa hình cũng có nguy cơ khơng tốt đối với tài nguyên nước. Khi bề mặt đất bị xói mịn, rửa trơi thì cuốn theo nước mưa, nước lũ là các chất thải mà đặc biệt là rác thải, nguồn nước này sau đó đưa đến hệ thống sơng ngịi, kênh rạch, ao, hồ
của người dân. Bên cạnh đó, bề mặt đất khơng có lớp phủ thổ những đủ dày và lớp phủ thực vật bị cạn kiệt là tác nhân gây nên sự sụt giảm mực nước ngầm.
Tính chất theo mùa của tài nguyên nước vùng này đã là nguyên nhân quan trọng làm cho nguồn nước bị nhiễm mặn nghiêm trọng vào mùa khô, nhưng không thể không đề cập đến việc biến đổi khí hậu đã làm trầm trọng hơn tình trạng xâm nhập mặn trên địa bàn. Trong điều kiện nước biển dâng do biến đổi khí hậu, cả về tính chất lẫn diện tích đất bị nhiễm mặn sẽ liên tục gia tăng theo chiều hướng xấu nếu khơng có giải pháp kịp thời.
b. Nhân tác
Nuôi trồng thủy sản có khả năng làm ơ nhiễm môi trường rất cao do nguồn nước thải từ việc nuôi trồng và các chất thải sử dụng trong quá trình canh tác. Lượng bùn thải và chất thải trong ni trịng thủy sản thường được người dân thải trực tiếp ra sơng, mang theo đó là hóa chất độc hại và mầm bênh nguy hiểm.
Trong nông nghiệp, mỗi năm sử dụng khoảng 2 triệu tấn phân bón, 550 nghìn tấn thuốc bảo vệ thực vật. Lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật cịn tồn đọng trên đồng ruộng là một trong những nguồn thải tác hại mạnh đến tính chất của tài nguyên nước.
Chất thải công nghiệp là một nguồn gây ô nhiễm khổng lồ. Mỗi năm, ĐBSCL có hàng trăm khu và cụm cơng nghiệp, thêm vào đó là hàng nghìn doanh nghiệp sản xuất với quy mô vừa và nhỏ đã thải ra môi trường 47 triệu m3 nước thải và 222.000 tấn rác thải.
Khai thác cát trên sông vừa làm ảnh hưởng đến độ đục của sông vừa làm sạt lở bờ làm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước. Hiện nay, hoạt động khai thác cát trên sông ở ĐBSCL diễn ra khá sơi nổi, thế nên cần tìm giải pháp để ngăn chặn và hạn chế những ảnh hưởng không tốt của hoạt động này đối với chất lượng nguồn nước mặt.
Người dân sử dụng nước và thải trực tiếp ra môi trường (sơng ngịi, kênh, rạch, ao,… ) mà chưa qua xử lý, nguồn nước thải này là một trong những nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm tài nguyên nước.
Hàng ngày, người dân thông qua hoạt động của họ đã thải ra môi trường hàng tấn rác thải sinh hoạt không được xử lý, phần lớn nguồn rác thải này được họ đưa trực tiếp xuống sơng ngịi, kênh rạch nơi mình sinh sống và vì thế nguồn nước có điều kiện để ơ nhiễm trầm trọng hơn.
ĐBSCL vốn đã hạn chế về tài nguyên rừng với độ che phủ thấp nhất cả nước, khoảng gần 15 %, con số ít ỏi này lại bị đe dọa bởi việc khai thác tài nguyên rừng bất hợp lý của người dân. Tài nguyên rừng mất đi, vai trị giữ đất khơng được thực hiện tốt, kéo
theo đó là hiện tượng xói mịn, rửa trơi và tình trạng suy giảm mực nước ngầm, thêm vào đó là lượng bốc hơi nước sẽ cao hơn. Tất cả những điều trên đều tác động xấu đến tài nguyên nước ngọt trong vùng.
Thêm vào đó, con người khơng ngừng xây dựng các cơng trình thủy điện và thủy lợi cũng như việc phát triển giao thương bằng đường thủy của các quốc gia trên thượng và trung lưu cũng làm ảnh hưởng nhiều đến mội trường nước mặt ở hạ lưu. Khi các nhà máy thủy điện được xây dựng, sự lưu thông và trao đổi nguồn nước không được thực hiện tốt, thêm vào đó và tính chất tài ngun nước nước dễ bị biến động bất thường. Những ảnh hưởng này đối với nguồn nước phía hạ lưu, mà đặc biệt là ĐBSCL bị tác động rất lớn.
Hình 3.2.. Những nguồn gây ô nhiễm tài nguyên nước vùng ĐBSCL
(Nguồn: http://www.siwrp.org.vn/?id_pnewsv=472&lg=vn&start=0)