Nguồn nước mặt đang bị biến đổi và ô nhiễm nghiêm trọng

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đại học ngành sư phạm địa lý tài nguyên nước và vấn đề sử dụng tài nguyên nước ở đồng bằng sông cửu long (Trang 50 - 52)

Chương 2 KHÁI QUÁT VỀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

3.2. Những khó khăn, trở ngại trong việc sử dụng nước

3.2.1. Nguồn nước mặt đang bị biến đổi và ô nhiễm nghiêm trọng

Hiện nay, nguồn nước mặt ĐBSCL đang bị ô nhiễm đến mức đáng báo động. Theo Chi cục Bảo vệ Môi trường Tây Nam bộ, nguồn nước sông rạch ở ĐBSCL đang bị ô nhiễm với hàm lượng vi khuẩn E.coli cao hơn tiêu chuẩn 2 - 5 lần; hàm lượng nhu cầu oxy sinh học, hóa học (BOD và COD) vượt mức cho phép 1 - 3 lần.

Tổng số chất thải rắn hàng năm của ĐBSCL khoảng 3,7 triệu tấn, nguy hiểm có 40 nghìn tấn rác thải bệnh viện, trong đó 90% chưa được thu gom và xử lý trước khi đổ ra sông, rạch.

Các bè cá nuôi trên sông với lượng chất thải trên 3 triệu tấn/năm là nguồn gây ô nhiễm môi trường nước đáng kể. Tập quán sinh hoạt, chủ yếu là thải trực tiếp các chất

thải (từ người, gia súc và gia cầm) vào nguồn nước của cư dân cũng làm cho nước mặt ở ĐBSCL có độ nhiễm vi sinh cao với nồng độ Coliform trung bình khoảng 300.000 - 1,5 triệu con/100ml.

Bên cạnh đó, Viện Kinh tế – Quy hoạch thủy sản (Bộ Nông nghiệpvà Phát triển nông thôn) cũng nghiên cứu được rằng, hàng năm việc nuôi thủy sản ở ĐBSCL thải ra gần 500 triệu mét khối bùn thải và chất thải thủy sản. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước sinh hoạt của người dân.

Không chỉ những con sông nhỏ hay con kênh ven đường mới ơ nhiễm mà thậm chí ngay cả nguồn nước của các con sông lớn cũng bị ơ nhiễm nghiêm trọng, trong đó phải kể đến sơng Tiền. Người dân sống dọc sông Tiền kéo dài từ Đồng Tháp, Vĩnh Long qua Tiền Giang liên tục phản ảnh nước sông ngày càng bị ơ nhiễm. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt của Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh này mới đây đã phản ánh rõ điều đó. Điều đáng lo ngại là một số chỉ tiêu vượt tiêu chuẩn hàng trăm, thậm chí hơn 1.000 lần. Người dân sống ven sông đang chịu ảnh hưởng rất lớn từ việc ơ nhiễm dịng nước trên con sông này.

Do nước bị nhiễm độc từ việc thải nước thải trực tiếp xuống dịng sơng của các nhà máy xí nghiệp, các nhà máy chế biến thủy sản, các cơ sở sản xuất dầu cá,…nên khi người dân sử dụng nước sẽ gây ra hiện tượng nổi mẫn ngứa, chất độc thấm vào cơ thể, tích tụ qua nhiều năm rồi phát bệnh. Điều này rất nguy hiểm. Thậm chí có nơi, người dân dùng nước sơng tưới cho hoa màu và kết quả là hoa màu bị úng, thối và chết sau đó, hoặc cũng có thể phát triển bình thường nhưng đã bị nhiễm các chất độc hại và người dân ăn vào sẽ gây bệnh.

Việc ô nhiễm nước sơng cũng ảnh hưởng đến các lồi thủy sinh trên sông. Số lượng cá ngày càng giảm và bị chết nhiều do bị nước bị nhiễm độc. Theo Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh Vĩnh Long và Tiền Giang, kết quả quan trắc nước mặt trên sông Tiền mới nhất cho thấy các chỉ tiêu SS (chất rắn lơ lửng), sắt, amoni (chứng tỏ nguồn nước bị ô nhiễm bởi chất thải động vật, nước cống), COD (nhu cầu oxy hóa học), BOD5 (nhu cầu oxy sinh hóa) đều vượt mức cho phép. Còn kết quả quan trắc 42 điểm trên sông Tiền thuộc địa bàn tỉnh Đồng Tháp cuối năm 2011 cho thấy các chỉ tiêu quan trọng đều vượt quy định. Chẳng hạn dầu mỡ ở 39/42 điểm vượt tiêu chuẩn từ 1 - 5,75 lần. Cá biệt chỉ tiêu coliform (vi khuẩn gây bệnh đường ruột) ở các điểm này vượt từ 100 - 1.000 lần. Còn chỉ tiêu E.coli (vi khuẩn gây bệnh đường ruột) vượt từ 22 - 860 lần, tùy nơi. Đáng lo ngại là ở một số điểm quan trắc trên sơng Tiền cịn ghi nhận sự hiện diện của thuốc bảo vệ thực

vật. Một phép tính nhỏ cho riêng thành phố Mỹ Tho (Tiền Giang) là mỗi ngày xả ra sông Tiền khơng dưới 50.000m3 nước thải sinh hoạt. Nếu tính hết các đơ thị nằm cặp sông Tiền từ thượng nguồn ra đến cửa biển thì lượng nước thải sinh hoạt chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn xả ra sông rất lớn. Hiện chưa có nghiên cứu nào xác định trong nước thải sinh hoạt đô thị mang theo bao nhiêu chất nguy hại có thể ảnh hưởng đến mơi trường nước. Trong khi đó, nhiều người dân ở tuyến kênh Bắc Trang, xã Tân Cơng Chí, huyện Tân Hồng và thị trấn Tràm Chim, huyện Tam Nông (Đồng Tháp) phải sống chung với nguồn nước ô nhiễm do nước thải từ việc ni cá khơng qua xử lý. Cịn theo một số chuyên gia, nguồn nước sơng Tiền cịn bị ơ nhiễm bởi nước thải của các doanh nghiệp, các cơ sở chăn nuôi quy mơ lớn nằm ngồi các khu - cụm cơng nghiệp. Ngồi ra, nước sơng ơ nhiễm cịn do người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tràn lan, kể cả thuốc cấm nằm ngồi danh mục.

Nói tóm lại, nguồn nước mặt ở ĐBSCL hiện nay đang rất ô nhiễm, đó là chưa kể đến những trường hợp chưa được phát hiện và thống kê. Mà nguồn nước mặt thì ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hằng ngày của cư dân, nếu như sử dụng nước bị ô nhiễm trong thời gian dài chắc chắn sẽ tiềm ẩn những căn bệnh quái ác. Điều này lien quan đến chất lượng cuộc sống và tuổi thọ của người dân.

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đại học ngành sư phạm địa lý tài nguyên nước và vấn đề sử dụng tài nguyên nước ở đồng bằng sông cửu long (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)