Chương 2 KHÁI QUÁT VỀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
3.2. Những khó khăn, trở ngại trong việc sử dụng nước
3.2.4. Nước ngầm đang cạn kiệt
Tình trạng khai thác nước ngầm tràn lan ở ĐBSCL đang là nguy cơ dẫn tới tình trạng cạn kiệt, ơ nhiễm nguồn nước ngầm.
Hiện tượng sụt giảm tầng nước ngầm đang diễn ra ở nhiều nơi, một số nơi nước ngầm sụt giảm 3 - 5 mét hoặc hơn nữa so với nhiều năm trước. Sự khai thác ồ ạt qua các giếng khoan tư nhân, sự thiếu kiểm sốt và chưa có biện pháp quản lý tài nguyên nước dưới đất hữu hiệu hiện nay làm nguồn nước ngầm đang có dấu hiệu xấu đi. Một số nước giếng có sự hiện diện của thạch tín (asenic), nhất là các giếng nước khoan ở các tỉnh như An Giang và Đồng Tháp. Các giếng nước ở vùng ven biển, nhất là các giếng nơng, ngồi có sự hiện diện khá cao của ion sắt cịn có dấu hiệu nhiễm mặn từ nước biển. Sự sụt giảm nguồn nước mặt cịn là ngun nhân chính khiến phèn tiềm tàng trong đất trở thành phèn hoạt động khiến chất lượng nước và chất lượng đất nhiều nơi trở nên xấu đi.
Tại Sóc Trăng, hiện có 75.000 giếng khai thác nước ngầm, trong đó có khoảng 80% số giếng người dân tự khai thác. Theo nghiên cứu của Sở Tài Ngun Mơi trường tỉnh Sóc Trăng cho biết, quan trắc mực nước tĩnh tại TP.Sóc Trăng gần đây cho thấy hầu hết mực nước ngầm tại các tầng nước đều giảm từ 2 - 5m.
Bên cạnh đó, tồn tỉnh Bạc Liêu có trên 96.000 giếng nước ngầm. Kết quả quan trắc trong mùa hạn nước ngầm ở Bạc Liêu bị tụt đến 10 m so với năm 1997. Do sử dụng nguồn nước ngầm quá mức nên hiện nay tại Bạc Liêu xảy ra tình trạng nhiều nơi khoan sâu tới 100m vẫn chưa có nước ngọt.
Tỉnh Cà Mau hiện là địa phương đứng đầu về khai thác nước ngầm ở ĐBSCL. Tồn tỉnh có gần 138.000 giếng đang sử dụng, tổng công suất gần 400.000 m3/ngày. Đặc biệt khu vực có mật độ giếng cao nhất là tại xã Tắc Vân, TP.Cà Mau có tới hơn 250 giếng/km2. Điều đáng nói là mức độ khai thác nước ngầm ngày càng tăng do nhu cầu nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất như tưới lúa, nuôi tôm ngày càng lớn… Do vậy ở hầu hết các địa phương khu vực ĐBSCL đã xảy ra tình trạng sụt giảm nghiêm trọng mực nước ngầm. Nguy hiểm hơn hiện có hàng nghìn giếng nước ngầm bị hư hỏng bỏ hoang không sử dụng. Cụ thể tại Cà Mau có trên 3.200 giếng, Bạc Liêu là 1.700 giếng, Trà Vinh 1.600 giếng... Đây là những giếng nước bị khai thác quá mức khơng cịn đủ nước để phục vụ
bơm tưới. Tuy nhiên, khi khơng cịn giá trị sử dụng thì những giếng này bị bỏ hoang không được trám, lấp đúng kỹ thuật dẫn đến nguy cơ sụt, lún, nhiễm mặn do thơng tầng nước ngầm. Thậm chí nó trở thành những cái phễu để đón nhận các hóa chất trên đồng ruộng, và nước thải sinh hoạt đổ xuống làm ơ nhiễm nguồn nước ngầm.
Trước tình hình này các nhà khoa học khuyến cáo cần gấp rút khảo sát, đánh giá có hệ thống hiện trạng nước ngầm tồn vùng ĐBSCL để đưa ra chính sách quản lý hợp lý. Đồng thời nhanh chóng lập đề án quy hoạch khai thác và sử dụng nước; quản lý chặt chẽ việc khai thác tránh thay đổi chất lượng nước và ngăn chặn ngay tình trạng khai thác quá mức làm sụt giảm tầng nước ngầm gây lún mặt đất