CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.2. CÁC NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH
2.2.2. Các nguồn lực kinh tế xã hội
2.2.2.1. Dân cư
Dân số của tỉnh trong những năm qua biến động không lớn, tăng từ 748.862 người năm 2000 lên 812.835 người năm 2005 và lên 867.777 người năm 2010, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2001-2005 đạt 1,53%, trong đó tăng tự nhiên là 1,29% và tăng cơ học là 0,24%; tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2006-2009 đạt 1,32%, trong đó tăng tự nhiên là 1,22% và tăng cơ học là 0,10%. Như vậy, ngoài dân số tăng do tăng tự nhiên, hàng năm tỉnh Bạc Liêu vẫn có một lượng dân từ bên ngồi di chuyển vào tỉnh, chủ yếu là vào khu vực nông thôn để phát triển nuôi trồng thủy sản.
Cơ cấu dân số thành thị và nông thôn của tỉnh thay đổi chậm, tỉ lệ dân số thành thị tăng chậm từ 25,6% năm 2005 lên 26,5% năm 2010, nhưng vẫn cao hơn so với mức bình quân chung của vùng đồng Bằng Sơng Cửu Long (21,4%). Các huyện có dân số thành thị tăng là Vĩnh Lợi, Hịa Bình, Đơng Hải và Phước Long, cịn lại là giảm.
Mật độ dân số của tỉnh vào loại thấp, năm 2010 là 338 người/km2, thấp hơn so với mật độ dân số của vùng đồng Bằng Sông Cửu Long (436 người/km2) và xếp hàng thứ 11 so với các tỉnh ở vùng đồng Bằng Sông Cửu Long (chỉ cao hơn tỉnh Cà Mau và tỉnh Kiên Giang). Mặt khác, trừ TP. Bạc Liêu có mật độ dân số cao (860 người/km2), mật độ dân số ở khu vực nông thôn thấp và chênh lệch giữa các địa phương không lớn (khoảng 1,6 lần). Sự phân bố dân cư khá đồng đều giữa các địa phương đã phần nào giảm bớt áp lực đối với công tác quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn nông thôn tỉnh
22
2.2.2.2. Lao động
Tổng lao động làm việc trong ngành nơng, lâm, ngư nghiệp của tỉnh có xu hướng tăng nhanh từ 244.208 người năm 2000, lên 283.521 người năm 2005 (bình quân tăng 3,03%/năm), sau đó tăng chậm lại và đạt 305.088 người năm 2010 (bình quân tăng 1,48%/năm). Tỉ trọng lao động nơng, lâm, ngư nghiệp có xu hướng giảm liên tục từ 73,0% năm 2000, xuống 69,6% năm 2005 và 65,9% năm 2010 là xu hướng đúng, nhưng tốc độ giảm cịn chậm so với u cầu, bình qn giai đoạn 2001-2005 chỉ giảm ở mức 0,97%/năm và giai đoạn 2006-2010 giảm nhanh hơn nhưng cũng chỉ đạt 1,09%/năm [6].
Cơ cấu lao động trong nội bộ ngành nơng, lâm nghiệp có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tỉ trọng lao động nông, lâm nghiệp giảm nhanh từ 83,3% năm 2000, xuống 36,2% năm 2005, sau đó tăng lên 37,7% năm 2010. Ngược lại, tỉ lệ lao động thủy sản tăng mạnh từ 14,9% năm 2000, lên 62,5% năm 2005 và giảm nhẹ còn 61,0% năm 2010. Tỉ lệ thời gian làm việc của lao động ở khu vực nông thôn tăng lên rõ rệt từ 75,6% năm 2000, lên 85% năm 2005 và lên trên 90% năm 2010. Kết quả là khoảng cách chênh lệch về giá trị sản xuất bình qn lao động nơng, lâm nghiệp so với lao động thủy sản có xu hướng thu hẹp. Nếu như năm 2000 mức chênh lệch là 4,3 lần thì đến năm 2005 là 1,48 lần và đến năm 2010 là 1,28 lần. Khoảng cách chênh lệch về thu nhập giữa lao động nông, lâm, ngư nghiệp với lao động phi nông nghiệp năm 2010 là 1,72 lần.
Bên cạnh đó, một trong những vấn đề được xem là một trong những hạn chế của lực lượng lao động nông nghiệp, nông thơn của tỉnh hiện nay là trình độ tay nghề, kỹ năng lao động của nông dân, nhất là nông dân nuôi trồng thủy sản chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất hàng hóa. Theo thống kê, tỉ lệ lao động chung của toàn tỉnh được đào tạo tăng nhanh từ 10,5% năm 2000, lên 25% năm 2005 và lên 35% năm 2010, nhưng tỉ lệ này trong khu vực nông nghiệp, nơng thơn hiện nay cịn rất thấp, theo kết quả điều tra nông nghiệp, thủy sản và nông thôn năm 2006 chỉ khoảng 5-6%.
2.2.2.3. Thu nhập, tích lũy và đời sống dân cư
Theo số liệu thống kê năm 2010, thu nhập, tích lũy và đời sống dân cư nông thôn của tỉnh Bạc Liêu so với năm 2005 hầu hết đều tăng ở mức khá cao, trong đó có một số chỉ tiêu đạt tốc độ tăng cao hơn so với khu vực thành thị như: thu nhập bình quân đầu người tăng 264,95% (thành thị 245,61%), tích lũy bình qn đầu người tăng 688,10% (thành thị 551,56%), tỉ lệ hộ nghèo giảm 57,67% (thành thị 35,63%), tỉ lệ hộ dùng điện tăng 3,89% (thành thị tăng 6,34%) [6].
Tuy nhiên, do điểm xuất phát về đời sống của dân cư nông thôn thấp hơn so với thành thị, nên giá trị tuyệt đối của hầu hết các chỉ tiêu về đời sống của khu vực nông
23
thôn đều thấp hơn so với khu vực thành thị như: tỉ lệ hộ nghèo giảm còn 9,9% (thành thị là 7,1%), tỉ lệ hộ dùng điện mới đạt 91,6% (thành thị là 98,2%), tỉ lệ hộ dùng nước hợp vệ sinh là 92,3% (thành thị là 97,8%).v.v. Do đó, tiếp tục đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông thôn để nâng cao mức sống và thu hẹp khoảng cách với dân cư thành thị vẫn đang là một yêu cầu cấp thiết hiện nay và nhiều năm tới.