L ỜI MỞ ĐẦU
1.2 Các yếu tố kinh tế vĩ mô tác động đến lãi suất tiền gửi
1.2.3 Sự ổn định của nền kinh tế
Tình trạng phát triển ổn định của nền kinh tế là một yếu tố vĩ mô, được xem như là môi trường hoạt động kinh tế cho mỗi quốc gia và có tác động trực tiếp đến hoạt động của NHTM nói chung và đến hoạt động huy động vốn nói riêng.
Có nhiều chỉ tiêu để đánh giá sự ổn định của một nền kinh tế như chỉ số GDP, chỉ số sản xuất công nghiệp, chỉ số thất nghiệp, chỉ số hiệu quả đầu tư vốn, chỉ số thu nhập trên đầu người, sức mua hàng hóa tương đương của người dân trong nước, lạm phát và chi phí sinh hoạt trong nước, cán cân thanh tốn trong nước… Các chỉ số này đều thể hiện được nền kinh tế đang phát triển có ổn định hay khơng, từ đó có thể nhìn nhận được tình hình kinh tế chính trị, dự đốn chính sách và hoạch định các kế hoạch kinh doanh.
Trong quá trình thực tế thì tác giả nhận thấy nhiệm vụ trọng tâm của vấn đề ổn định nền kinh tế chính là các động thái để đảm bảo “ổn định kinh tế vĩ mơ”. Thật ra chưa có một khái niệm cụ thể nào về “ổn định kinh tế vĩ mô” tuy nhiên trong những năm gần đây nó chính là ưu tiên hàng đầu trong chính sách phát triển kinh tế của nước Việt Nam.
Thực tế trên thế giới, cụm từ "ổn định kinh tế vĩ mô” được dùng với nghĩa bao hàm cả những mục tiêu khác như giữ ổn định các chỉ tiêu về tốc độ tăng trưởng (tiệm cận với mức tăng trưởng tiềm năng), mức giá cả hàng hóa và tỷ lệ thất nghiệp. Cách dùng này dựa trên khái niệm về "kinh tế vĩ mô” là một hệ thống kinh tế của cả một quốc gia, với các chỉ tiêu đo lường "sức khỏe" của nó như tốc độ tăng trưởng thu nhập, thất nghiệp, lạm phát...
Cịn ở Việt Nam thì cụm từ “ổn định kinh tế vĩ mô” được thể hiện với các mục tiêu như kiềm chế lạm phát, ổn định tỷ giá hối đoái, thúc đẩy, hỗ trợ, ổn định tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Trong điều kiện nền kinh tế phát triển, tăng trưởng ổn định, thu nhập của người dân được đảm bảo thì nhu cầu tích luỹ của dân cư cao hơn từ đó lượng tiền gửi vào Ngân hàng tăng lên hay khả năng huy động tiền gửi tăng lên. Khi nền kinh tế tăng trưởng cao và ổn định thì nhu cầu sử dụng vốn tăng, ngân hàng có thể mở
rộng khối lượng tín dụng bằng cách tăng lãi suất tiền gửi trong một thời gian phù hợp nhằm kích thích người dân gửi tiền để tạo nguồn vốn đáp ứng nhu cầu tín dụng của nền kinh tế, sau đó sẽ có sự điều chỉnh giảm xuống để phù hợp với tình hình kinh tế phát triển. Ngược lại, khi nền kinh tế lâm vào tình trạng suy thối, thu nhập thực tế của người lao động giảm và ngày càng biến động, điều này sẽ làm giảm lòng tin của khách hàng vào sự ổn định của đồng tiền. Hơn nữa khi thu nhập thấp thì lượng tiền nhàn rỗi trong toàn nền kinh tế sẽ giảm xuống cùng với nó là lượng tiền dân cư đã ký thác vào hệ thống Ngân hàng có nguy sơ bị rút ra. Khi đó Ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong cơng tác huy động vốn, quản lý, dự trữ và củng cố lòng tin của khách hàng vào hệ thống Ngân hàng.