Thực trạng lãi suất tiền gửi của ngân hàng thương mại trong thời gian từ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố kinh tế vĩ mô tác động đến lãi suất tiền gửi của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 29 - 45)

L ỜI MỞ ĐẦU

2.1 Thực trạng lãi suất tiền gửi của ngân hàng thương mại trong thời gian từ

từ 01/2010- 12/2013

Lãi suất tiền gửi được các ngân hàng thương mại thơng báo ra ngồi thị trường chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố, cụ thể như các yếu tố kinh tế vi mô bao gồm niềm tin của khách hàng gửi tiền đối với ngân hàng, uy tín và qui mơ của ngân hàng, xu hướng chi tiêu dùng của người dân, thu nhập của người dân, cách thức quảng bá hình ảnh và mở rộng mạng lưới của NHTM…. Ngồi ra cịn chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố vĩ mô khác của nền kinh tế. Tuy nhiên trong bài luận văn, tác giả xin lược bỏ sự tác động của các yếu tố vi mơ để đi đến phân tích cụ thể sự thay đổi của lãi suất tiền gửi dưới sự tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô đã được chọn ở chương 1. Cụ thể tác giả sẽ nghiên cứu thực trạng của lãi suất tiền gửi trong năm 2010 đến năm 2013.

Thực trạng lãi suất tiền gửi của NHTM năm 2010 :

Mục tiêu của năm 2010 là “Nỗ lực phấn đấu phục hồi tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức cao hơn năm 2009, tăng tính ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao chất lượng tăng trưởng, ngăn chặn lạm phát cao trở lại, tăng khả năng bảo đảm an sinh xã hội, chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, bảo đảm yêu cầu quốc phòng, an ninh, phấn đấu đạt mức cao nhất các chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010”. Với mục tiêu đề ra như trên, trong năm 2010 đã đạt được tăng trưởng kinh tế 6,78% cao hơn nhiều so với mức tăng 5,32% của năm 2009, vượt chỉ tiêu Quốc Hội đề ra 6,5%, đây là mức tăng trưởng khá tốt so với nhiều nước trên thế giới và trong khu vực nhờ có sự hồi phục của tổng cầu trong nước và nhu cầu hàng hóa xuất khẩu. Tuy nhiên vẫn cịn phải đối mặt với nhiều thử thách về kinh tế vĩ mô như lạm phát, nhập siêu gia tăng, bội chi ngân sách nhà nước vẫn ở mức cao.

• Chỉ số tổng phương tiện thanh toán M2 tăng liên tục qua các tháng phù hợp với diễn biến tăng trưởng tín dụng và mục tiêu tăng trưởng kinh tế đề ra. Tính đến cuối tháng 12/2010, M2 tăng trưởng 33,3% so với tháng 12/2009 cao hơn mức tăng 28,99% của cùng kỳ năm 2009. Trong đó tiền lưu thơng ngoài ngân hàng tăng 15,25% và nguồn huy động vốn từ kinh tế tăng 36,24%. Chỉ số M2 tăng cao hơn so với năm 2009 là do tài sản Có trong nước rịng của tồn ngành ngân hàng tăng 41,71%.

Hình 2.1 : Biểu đồ biến động của M2 và R năm 2010 (đơn vị %).

Nguồn : Tác giả tự tổng hợp

Trước tình hình gia tăng tổng phương tiện thanh tốn qua các tháng thì lãi suất tiền gửi trong 10 tháng đầu năm có xu hướng giảm nhẹ. Đơi khi sự tăng giảm của lãi suất tiền gửi còn phụ thuộc vào độ lớn của sự thay đổi cung tiền M2. Cụ thể trong 3 tháng 9 -12 ta thấy có sự đổi chiều rõ rệt giữa biến M2 và R, trong khi tổng phương tiện thanh toán tăng nhanh vào cuối tháng 11 đã dẫn đến hiện tượng lãi suất tiền gửi giảm xuống một cách rõ rệt.

• Chỉ số tổng mức bán lẻ hàng hóa : xét về các yếu tố cầu tiền như chi tiêu cá nhân, chi tiêu chính phủ, đầu tư và xuất khẩu ròng đều tăng cao hơn so với năm 2009. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và tiêu dùng dịch vụ xã hội tăng 24,5%, nếu loại trừ lạm phát 17,9% thì điều này cho thấy tiêu dùng đã phục hồi đáng kể. Chi tiêu dùng hàng hóa dịch vụ của Chính Phủ trong năm 2010 tăng 23,3% so với năm

2009, đây cũng là 1 trong nhưng yếu tố làm gia tăng phương tiện thanh tốn trong thị trường.

• Chỉ số lạm phát: lạm phát năm 2010 tăng cao so với năm 2009, lạm phát bình quân tăng 9,19% so với 6,88% của năm 2009, do chịu sự tác động của sức ép bên cung (giá cả hàng hóa thiết yếu, đặc biệt là lương thực thực phẩm), bên cầu (đầu tư và tiêu dùng). Lạm phát năm 2010 có những diễn biến phức tạp, từ đầu năm đến cuối tháng 8 chỉ số giá tiêu dùng ở mức thấp và ổn định với mức tăng bình quân khoảng 0,7%/ tháng. Tuy nhiên lạm phát trở thành vấn đề đáng lo ngại từ tháng 9 khi CPI bắt đầu có xu hướng tăng trở lại bình quân 1,4%/tháng đẩy lạm phát cả năm lên mức 2 con số là 11,75% riêng lạm phát trong quý IV chiếm tới 40% lạm phát cả năm và mục tiêu kiềm chế lạm phát cả năm dưới 8% đã khơng đạt được. Ngun nhân chính của việc lạm phát tăng cao trong năm 2010 là chính phủ có sự điều chỉnh tăng giá xăng, dầu, giá học phí và viện phí, cùng với đó là thiên tai lũ lụt nên nhu cầu hàng hóa thiết yếu càng gia tăng. Trước tình hình lạm phát diễn biến ổn định từ đầu năm tới cuối tháng 8 và sự tăng đột biến vào những tháng cuối năm cũng đã tác động tới việc đầu tháng 10/2010 ngân hàng trung ương đã điều chỉnh tăng mức lãi suất điều hành làm cho lãi suất tiền gửi ở các NHTM có xu hướng tăng lên để hạn chế sự mất giá của đồng tiền. Trong khi trước đó thì lãi suất tiền gửi chỉ có dao động ổn định và thấp. Ở đây ta thấy CPI và R có sự biến động thuận chiều với nhau.

Hình 2.2 : Biểu đồ biến động của CPI và R năm 2010.(đơn vị %)

• Chỉ số tỷ giá hối đoái : do ảnh hưởng của diễn biến nhập siêu và lạm phát, một số thời điểm thị trường ngoại tệ có biểu hiện căng thẳng và đồng Việt Nam chịu sức ép giảm giá. Với biện pháp điều chỉnh tỷ giá cùng với các biện pháp bình ổn thị trường ngoại tệ thì thị trường đã khá ổn định. Tuy nhiên tháng 8/2010, do nhu cầu nhập khẩu cao nên tỷ giá USD/VNĐ có chiều hướng gia tăng trở lại. Sau khi NHTW triển khai can thiệp hỗ trợ ngoại tệ theo chỉ đạo của Thủ Tướng Chính Phủ về việc bình ổn thị trường ngoại tệ, duy trì ổn định tỷ giá và góp phần hạn chế nhập siêu thì thị trường ngoại tệ có những chuyển biến tích cực. Tính đến ngày 31/12/2010 tỷ giá bình quân liên ngân hàng ở mức 18.932 VNĐ/USD tăng khoảng 5,52% so với đầu năm, tỷ giá niêm yết mua bán cũng phổ biến ở mức 19.495/19.500 VNĐ/USD tăng 5,53% so với thời điểm đầu năm. Ở đây tác giả nhận thấy sự tác động của biến tỷ giá đến lãi suất tiền gửi không quá lớn và khác biệt, tuy nhiên đều có sự biến động thuận chiều với nhau.

• Chỉ số sản xuất cơng nghiệp trong năm 2010 có sự gia tăng qua các tháng, đã thể hiện được sự ổn định và đang tăng trưởng của nền kinh tế. Cho thấy được sự tin tưởng về mơi trường đầu tư trong năm 2010. Trước tình hình đó thì NHTM cũng đã có những điều chỉnh tăng giảm lãi suất tiền gửi để có thể đáp ứng nhu cầu vốn và nhu cầu mở rộng sản xuất của các ngành công nghiệp. Ở đây ta thấy sự gia tăng của biến sản xuất cơng nghiệp có tác động làm gia tăng lãi suất tiền gửi tại các NHTM trong ngắn hạn và trong dài hạn thì có xu hướng giảm nhẹ.

Hình 2.3 : Biểu đồ biến động của SXCN và R năm 2010 ( đơn vị %)

ồn : Tác giả tự tổng hợp 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 sxcn r

• Tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng giảm dần qua các năm, trong đó tỷ lệ thất nghiệp chung năm 2010 của lao động trong độ tuổi là 2,88% giảm 0,22% so với năm 2009, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị là 4,43%, nông thôn là 2,27%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 là 1160 USD.

Với những biến động của các yếu tố vĩ mơ như trên thì ta nhận thấy ngân hàng thương mại đã có những điều chỉnh về lãi suất tiền gửi cho phù hợp với các yếu tố kinh tế vĩ mô, tuy nhiên vẫn chưa xác định rõ được biến nào tác động mạnh hơn biến nào, cũng như chưa định lượng rõ được độ chính xác về sự thay đổi. Cụ thể lãi suất tiền gửi trong 10 tháng đầu năm 2010 có xu hướng giảm điều này phù hợp với sự gia tăng của lượng cung tiền M2 và sự ổn định của lạm phát trong những tháng đầu năm. Từ đầu tháng 11/2010 sau khi NHTW điều chỉnh tăng 1%/năm các mức lãi suất điều hành nhằm kiểm soát hiện tượng lạm phát tăng đột biến vào tháng 10, điều này cũng phù hợp với nhu cầu chi tiêu dùng những tháng cuối năm của người dân cũng như đáp ứng nhu cầu ngoại tệ để thanh toán các đơn hàng nhập khẩu nguyên vật liệu chuẩn bị cho mùa tết nguyên đán. Hoạt động huy động vốn của hệ thống TCTD có tốc độ tăng trưởng nhanh, tính đến cuối tháng 12/21010 tổng huy động vốn từ nền kinh tế của hệ thống ngân hàng tăng 36,24% so với cuối năm 2009, đạt tốc độ tăng trưởng bình qn 3,02%/ tháng. Trong số đó thì huy động vốn VNĐ tăng 41% và tốc độ tăng trưởng nhanh dần kể từ tháng 2 đến tháng 6 và cao nhất là tháng 12 năm 2010, điều này cũng phù hợp với diễn biến của lạm phát trong năm 2010.

Thực trạng lãi suất tiền gửi bình quân năm 2011

Tăng trưởng kinh tế năm 2011 nhìn chung chậm lại ở mức 5,89% là mức tăng trưởng thấp so với những năm trước đây. Điều này phù hợp với việc điều hành chặt chẽ các chính sách kinh tế để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội. Kinh tế vĩ mô đi dần vào thế ổn định, lạm phát giảm liên tục theo tháng

Đầu năm 2011 Chính Phủ ban hành Nghị Quyết 11 với mục tiêu chính là kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mơ nên nhìn chung trong năm 2011 NHTW có những điều hành về chính sách tiền tệ cũng ưu tiên cho kiềm chế lạm phát. Trong đó NHTW tập trung vào chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng nhằm kiểm soát tăng trưởng tổng phương tiện thanh tốn và tín dụng theo mục tiêu đề ra. Điều hành tỷ giá và thị trường ngoại hối phù hợp với cung cầu ngoại tệ, tăng tính thanh khoản cho thị trường và cải thiện cán cân thanh toán, dự trữ ngoại hối tăng. Tăng cường công tác thanh tra giám sát đột xuất chú trọng vào các lĩnh vực tín dụng, lãi suất, tỷ giá, kinh doanh vàng, giám sát chặt chẽ các ngân hàng yếu kém, tăng cường hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng, hồn thiện thể chế về tiền tệ và pháp luật.

• Chỉ số tổng phương tiện thanh tốn trong năm 2011 tăng thấp so với nhiều năm gần đây, mức tăng trưởng so với cùng kỳ của tổng phương tiện thanh toán chậm dần qua các tháng trong năm 2011, từ mức 33,33% cuối năm 2010 xuống còn 12,1% cuối năm 2011. Tổng phương tiện thanh toán qua các tháng có sự thay đổi lớn nên tác động tới lãi suất huy động tiền gửi cũng lớn và dễ nhận biết. Diễn biến tình hình lãi suất tiền gửi của tồn hệ thống ngân hàng có xu hướng gia tăng và điều chỉnh phù hợp với diễn biến của tổng phương tiện thanh tốn có xu hướng giảm sút. Tính đến cuối tháng 12/2011 thì tổng huy động vốn từ nền kinh tế của hệ thống ngân hàng tăng 12,4% so với cuối năm 2010 và thấp hơn nhiều so với mức tăng 36,2% của năm 2010.

Hình 2.4 : Biểu đồ biến động của biến M2 và R năm 2011(đơn vị %)

Nhìn chung trong năm 2011 với xu hướng điều hành chặt chẽ tiền tệ của NHTW giảm lượng cung tiền nên lãi suất tiền gửi chịu áp lực gia tăng trong nữa đầu năm và nữa cuối năm có dấu hiệu dịu lại. Trong 6 tháng đầu năm 2011, lãi suất huy động tăng cao bình quân ở mức 13,6%/ năm. Trong 6 tháng cuối năm áp lực tăng lãi suất đã dịu lại nhờ kinh tế vĩ mô đã dần đi vào ổn định, lạm phát giảm, nhập siêu giảm, tỷ giá và thị trường ngoại hối ổn định.Từ tháng 9 các NHTM đã thực hiện nghiêm túc trần lãi suất huy động 14%/ năm của NHTW. Đối với lãi suất huy động ngoại tệ thì khơng biến động nhiều có xu hướng giảm theo kịch trần lãi suất huy động ngoại tệ do NHTW qui định.

• Chỉ số lạm phát: lạm phát cuối kỳ tăng 18,13% cao hơn mức 11,75% của năm 2010, đồng thời lạm phát bình quân đạt 18,58% so với mức tương ứng 9,19% năm 2010. Lạm phát tăng cao do sự tác động của bên cung và bên cầu bao gồm chỉ số giá nhập khẩu tăng cao, nhà nước điều chỉnh tăng giá các mặt hàng thiếu yếu như xăng, dầu, tiền lương tối thiểu, học phí. Bên cạnh đó lạm phát tăng cao bởi lý do lạm phát kỳ vọng tăng, thiên tai dịch bệnh trong lĩnh vực nông nghiệp đã làm giảm nguồn cung hàng hóa, tác động độ trễ của các chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ nới lỏng của năm 2010.Tuy nhiên xu hướng tăng của lạm phát đã chậm lại từ tháng 5/2011 do sức ép cung từ giá thế giới giảm và hiệu quả của chính sách vĩ mơ thắt chặt. Lạm phát cuối năm 2011 giảm dần trong các tháng, thấp hơn nhiều so với mức bình quân 2,33%/ tháng của 4 tháng đầu năm.

Hình 2.5 : Biểu đồ biến động của CPI và R năm 2011 (Đơn vị %)

Trong năm 2011 tác giả thấy tình hình lạm phát có tác động tương đối lớn đến sự thay đổi lãi suất tiền gửi tại NHTM. Cụ thể trong 6 tháng đầu năm với sức ép gia tăng lạm phát đã kéo lãi suất tiền gửi có xu hướng tăng nhanh, và 6 tháng cuối năm với tình hình thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, kinh tế vĩ mô dần ổn định, lạm phát có chiều hướng được kiểm sốt tốt thì các NHTM đã có động thái điều chỉnh lãi suất tiền gửi dao động ổn định, khơng có sự điều chỉnh giảm.

• Chỉ số tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ: trong năm 2011 có sự gia tăng giữa các quý từ mức 2% lên 4% và tăng lên 10% vào quý III, so với cùng kỳ năm 2010 thì năm 2011 có sự gia tăng trung bình trên 21%. Tác giả nhận thấy khi nhu cầu tiêu dùng của người dân gia tăng sẽ có tác động gia tăng lãi suất tiền gửi tại ngân hàng thương mại, đặc biệt khi trong năm 2011 thì chỉ số tiêu dùng tăng nhanh hơn so với cùng kỳ năm 2010, có thể đây chính là lý do tạo niềm tin về thị trường trong nước cho các cá nhân và doanh nghiệp tăng gia sản xuất và mở rộng thị trường kinh doanh, cũng là cơ sở để các NHTM điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi để đáp ứng nhu cầu vốn cho thị trường.

Hình 2.6 : Biểu đồ biến động của TMBL và R năm 2011(đơn vị%)

• Chỉ số sản xuất cơng nghiệp gia tăng mạnh vào 2 quý I và II, tuy nhiên bắt đầu vào quý III dưới sự tác động của lạm phát nên có sự giảm sút về tốc độ tăng trưởng. Điều này cho thấy xu hướng cùng chiều tác động của chỉ số sản xuất công nghiệp tới lãi suất tiền gửi tại các NHTM. Trong 2 quý đầu năm, lãi suất tiền gửi có xu hướng tăng mạnh và 2 quý cuối năm có sự điều chỉnh giảm và duy trì tương đối ổn định. Cụ thể chỉ số sản xuất công nghiệp trong quý I tăng 22%, quý II tăng 14%, quý III tăng 9% và quý IV tăng 7,5%.

Hình 2.7: Biểu đồ biến động của biến SXCN và R năm 2011(Đơn vị %)

Nguồn : Tác giả tự tổng hợp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố kinh tế vĩ mô tác động đến lãi suất tiền gửi của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 29 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)