Tỷ giá hối đoái

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố kinh tế vĩ mô tác động đến lãi suất tiền gửi của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 26 - 29)

L ỜI MỞ ĐẦU

1.2 Các yếu tố kinh tế vĩ mô tác động đến lãi suất tiền gửi

1.2.4 Tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái là giá cả của tiền tệ nước này thể hiện bằng lượng các đơn vị tiền tệ của nước khác, ví dụ như VNĐ/USD, EUR/USD. Xuất phát từ góc độ phạm vi quốc gia có hai phương pháp niêm yết tỷ giá hối đối đó là phương pháp trực tiếp và gián tiếp. Việt Nam niêm yết theo phương pháp gián tiếp nên trong bài luận văn tác giả cũng sử dụng phương pháp này để đưa ra các nhận định.

Tỷ giá hối đoái liên quan tới hoạt động thương mại quốc tế, cụ thể là ảnh hưởng tới giá cả hàng hóa xuất nhập khẩu của hai quốc gia. Khi đồng nội tệ lên giá trong mối quan hệ tương quan đồng ngoại tệ mất giá thì làm cho xuất khẩu giảm đi nhưng nhập khẩu lại gia tăng, điều này gây sức ép cho NHTW trong việc điều chỉnh lượng cung cầu đồng ngoại tệ và nội tệ trên thị trường.

Tỷ giá hối đối cịn có tác động rất lớn đến trạng thái kinh tế trong nước: lạm phát, tăng trưởng kinh tế và việc làm. Khi đồng nội tệ mất giá, kích thích xuất khẩu thúc đẩy nền sản xuất trong nước phát triển, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Bên cạnh đó làm cho chi phí nhập khẩu tư liệu sản xuất tăng cao góp phần gia tăng lạm phát trong nước.

Tỷ giá hối đoái do quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối quyết định và chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như: giá cả, thuế quan, sự ưu thích hàng nội, hàng ngoại và năng suất lao động… Ngân hàng trung ương Việt Nam kiểm soát

tỷ giá hối đối theo phương pháp thả nổi có quản lý. Tỷ giá hối đối có mối quan hệ với lãi suất tiền gửi của đồng nội tệ và ngoại tệ. Cụ thể như khi tỷ giá hối đoái tăng, đồng nghĩa với việc đồng nội tệ mất giá, khi đó trên thị trường có xu hướng nắm giữ ngoại tệ nên sẽ bán đồng nội tệ làm cho cung nội tệ gia tăng gây nguy cơ lạm phát nên buộc NHTW phải tăng lãi suất huy động. Đồng thời với nhu cầu mở rộng sản xuất phục vụ cho xuất khẩu, nhu cầu thanh toán cho nguyên vật liệu gia tăng nên đẩy cho cầu nội tệ tăng làm cho lãi suất tiền gửi cũng có xu hướng gia tăng. Hay nói cách khác, tỷ giá hối đối và lãi suất tiền gửi trong nước có mối quan hệ thuận chiều với nhau. Sự thay đổi này gây ra hậu quả như thế nào còn tùy thuộc vào lượng dự trữ ngoại hối của NHTW và nhiều yếu tố khác trong thị trường.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã tìm hiểu khái quát về khái niệm lãi suất, lãi suất tiền gửi thường gặp trong thị trường. Từ đó nêu bật lên giá trị của lãi suất tiền gửi tới các thành phần kinh tế nói chung và ngân hàng thương mại nói riêng. Đồng thời chương 1 cũng đã đưa ra khái niệm và sự ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế vĩ mô đến lãi suất tiền gửi, cũng như đưa ra các nguyên nhân, hạn chế dẫn đến sự lựa chọn các yếu tố kinh tế vĩ mô để đưa vào bài nghiên cứu.

Chương 1 tập trung vào cơ sở lý luận về lãi suất bao gồm : - Khái niệm về lãi suất, lãi suất tiền gửi.

- Vai trò của lãi suất tiền gửi đối với ngân hàng thương mại, doanh nghiệp, cá nhân cũng như chính phủ và ngân hàng trung ương.

- Các yếu tố kinh tế vĩ mô tác động đến lãi suất tiền gửi.

Như vậy, với cơ sở lý luận khoa học của chương 1 đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn lãi suất là gì, các yếu tố kinh tế vĩ mô ảnh hưởng như thế nào tới lãi suất tiền gửi. Đây là cơ sở lý thuyết cho chúng ta tiếp tục đi qua phần thực trạng và phân tích mơ hình tác động của các yếu tố trong chương 2.

CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG LÃI SUẤT TIỀN GỬI CỦA NHTM VIỆT NAM VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố kinh tế vĩ mô tác động đến lãi suất tiền gửi của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)