Các thành phần năng suất

Một phần của tài liệu luận văn kỹ sư nông học ảnh hưởng của liều lượng các nguồn đạm đến sinh trưởng và năng suất giống lúa mtl560 trồng trong chậu vụ hè thu năm 2012 (Trang 51)

CHƢƠNG 3 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.2 ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC NGUỒN PHÂN ĐẠM LÊN NĂNG SUẤT

3.2.1 Các thành phần năng suất

3.2.1.1 Số bơng/chậu

Kết quả thí nghiệm đƣợc ghi nhận ở Bảng 3.3 cho thấy số bông/chậu giữa các nghiệm thức có sự khác biệt rõ rệt. Cao nhất là nghiệm thức 40VD với 12,8 bông/chậu và thấp nhất là nghiệm thức đối chứng với 8,5 bơng/chậu. Ở nghiệm thức 80VD có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê ở mức 5% với các nghiệm thức còn lại do sự kết hợp chặt chẽ giữa phân đạm hạt vàng chậm tan và phân vi sinh Dasvila đã làm cho sinh đƣợc nhiều chồi hữu hiệu nhất. Giữa nghiệm thức có bón đạm và khơng bón đạm thì có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5% do nghiệm thức đối

chứng khơng bón đạm nên cây sinh trƣởng kém khả năng nảy chồi ít, số chồi vô hiệu cao dẫn đến số bông/chậu lúc thu hoạch cũng thấp hơn ở các nghiệm thức có bón phân, theo Yoshida (1981) thì số bơng trên đơn vị diện tích tƣơng quan thuận đến lƣợng đạm cây lúa hút vào lúc trổ bông, lƣợng đạm đƣợc cây hút nhiều thì số bơng càng tăng. Theo Nguyễn Đình Giao et al. (1997) thì số chồi thu hoạch (số bông) ở giai đoạn này có thể đóng góp 74% năng suất trong đó số hạt và trong lƣợng hạt chỉ đóng góp vào thêm 26%.

Sau số bơng/chậu và số hạt/bông làm ảnh hƣởng trực tiếp đến năng suất của lúa, giữa hai chỉ tiêu này cũng có quan hệ chặt chẽ với nhau khi số bông tăng quá mức sẽ xảy ra cạnh tranh dinh dƣỡng làm bông nhỏ, ngắn và giảm số lƣợng hạt/bơng ngồi ra theo Yoshida (1981) thì số hạt/bơng nhiều hay ít cịn phụ thuộc vào số gié, hoa phân hoá, hoa thối hoá. Số gié và hoa đƣợc quyết định trong thời kỳ đầu của q trình làm đồng trong vịng 7-10 ngày. Số hoa phân hố nhiều hay ít phụ thuộc vào điều kiện sinh trƣởng và ngoại cảnh tác động lên cây lúa. Vì vậy để giúp cho nhiều số hạt trên bông nhất ta cần cung cấp đầy đủ chất dinh dƣỡng, quản lý sự đẻ chồi của cây lúa, hạn chế số chồi vô hiệu, đảm bảo số lƣợng chồi hữu hiệu thích hợp có thể sinh bơng là biện pháp kỹ thuật quan trọng giúp gia tăng năng suất của cây lúa.

3.3.1.2 Số hạt/bơng

Qua kết quả phân tích thống kê ở Bảng 3.3 cho thấy, số hạt/bông ở các nghiệm thức có sự khác biệt qua phân tích thống kê ở mức 1%. Cao nhất ở nghiệm thức 40UD (107 hạt/bông) và thấp nhất ở nghiệm thức đối chứng (73 hạt/bông). Nếu so sánh số bơng với nghiệm thức 80U thì khác biệt khơng có ý nghĩa qua phân tích thống kê ở mức 5%, dù đã giảm 50% lƣợng phân bón so với nghiệm thức 80U nhƣng số hạt trên bông ở nghiệm thức 40UD khơng thua mà cịn hơn nghiệm thức 80U và có sự khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê ở mức 5% đó là do 2 chủng vi khuẩn Azospirillum và Pseudomonas sp. trong phân vi sinh Dasvila đƣợc

cây lúa thực hiện các quá trình sinh trƣởng diễn ra bình thƣờng dẫn tới số hạt trên bơng cũng cao hơn so với bón đạm thơng thƣờng. Số hạt trung bình ở các nghiệm thức là 93 hạt/bông dao động trong khoảng 73-119 hạt/bông, sự dao động khá lớn mà nguyên nhân chính là do các mức và loại phân đạm đƣợc bón ở các nghiệm thức khác nhau là khác nhau.

Xét các nghiệm thức 80U; 80V và 80VD. Ta thấy khơng có sự khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 5% do cây lúa đƣợc cung cấp chất dinh dƣỡng và phát triển tốt qua các thời kỳ. Theo Đinh Thế Lộc (2006) thì hàm lƣợng đạm có ảnh hƣởng trực tiếp đến số gié, số hoa trên bơng nhƣng nếu bón đạm q mức và bón khơng cân đối sẽ làm cho quá trình nở của bao phấn bị ức chế hoặc thân lá phát triển rậm rạp che khuất nhau làm ruộng lúa thiếu ánh sáng ảnh hƣởng đến quang hợp, cây sinh trƣởng khơng bình thƣờng, làm lúa dễ bị đổ ngã, kéo dài thời gian trổ đến chín, hạt xấu, tỉ lệ lép tăng. Điều này cũng đúng với Võ Tịng Xn (1994), muốn bơng lúa hình thành nhiều hoa, vỏ trấu đạt kích thƣớc lớn nhất, thì tạo điều kiện cho cây lúa có đầy đủ chất dinh dƣỡng, mực nƣớc trong ruộng thích hợp, ánh sáng nhiều không sâu bệnh tấn công và thời tiết thuận lợi.

Bảng 3.3 Sự ảnh hưởng của các nguồn phân đạm lên năng suất của giống lúa MTL560 trồng trong chậu ở vụ Hè Thu 2012.

NT THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT Số bông/chậu Số hạt/bông Tỷ lệ hạt chắc(%) Trọng lƣợng 1000 hạt(g) 0N 8,5b 73,8c 70,8b 27

80U 12,5a 90,8b 81,6a 27,2

40UD 12a 95b 83,5a 26

80V 11,5a 95,8b 76,6ab 25

40VD 12,5a 107,8a 75,6ab 26,8

F * ** * ns

CV (%) 10,4 7,69 5,77 3,10

Ghi chú: Trong cùng một cột những số có chữ theo sau giống nhau thì khơng khác biệt có ý nghĩa thống kê. ns: Khác biệt không ý nghĩa; *: Khác biệt ở mức ý nghĩa 5%

(1): Nghiệm thức đối chứng; (2): 80 Urea; (3): 40 Urea + DASVILA; (4): 80

đạm hạt vàng chậm tan 46A+; (5): 40 đạm hạt vàng chậm tan 46A++ DASVILA. Phân nền ở các nghiệm thức là như nhau đều là 60 P

2O

5 + 30 K

2O kg/ha.

3.3.1.3 Tỷ lệ hạt chắc

Tỉ lệ hạt chắc cao nhất ở nghiệm thức 40UD (83,5%) và thấp nhất ở nghiệm thức đối chứng là 70%. Tỉ lệ hat chắc đƣợc quyết định bởi thời kỳ trƣớc và sau trổ của bông lúa, thời kỳ quyết định trực tiếp là giảm nhiễm, trổ bơng và chín sữa (Yoshida, 1981) vì vây ở nghiệm thức đối chứng và các nghiệm thức có bón phân

cịn lại có sự khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Do nghiệm thức đối chứng khơng bón đạm nên khơng đủ dinh dƣỡng giúp hạt lúa chắc nhiều đƣợc điều đó sẽ làm cho năng suất lúa giảm xuống còn ở nghiệm thức 40UD cây lúa đƣợc cung cấp dinh dƣỡng đầy đủ và cân đối qua các thời kỳ đã tạo điều kiện cho cây lúa sinh trƣởng và phát triển tốt cùng với việc chất dinh dƣỡng đƣợc vận chuyển từ rể thân lá vào hạt tốt giúp cho tỉ lệ hạt chắc trên bông cao hơn. Điều đó cũng đúng với Hoshikawa (1990) nếu lúa bị đổ ngã thì sự hấp thu dƣỡng chất và quang hợp khơng bình thƣờng sự vận chuyển cacbonhydrate về hạt bị trở ngại, hô hấp mạnh làm tiêu hao chất dự trữ dẫn đến hạt lép nhiều. Số hoa trên bông quá nhiều cũng dẫn đến tỷ lệ hạt chắc thấp. Bên cạnh đó, hơn 80% vật chất khơ đƣợc tích lũy trong hạt là do quang hợp trong giai đoạn sau khi trổ. Lúc này nếu cung cấp đầy đủ dinh dƣỡng, mực nƣớc thích hợp, ánh sáng nhiều, thời tiết thuận lợi và không bị sâu bệnh tấn cơng thì bơng có nhiều hạt chắc và vỏ trấu sẽ đạt kích thƣớc tối đa của giống (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).

3.3.1.4 Trọng lượng 1000 hạt

Trọng lƣợng 1000 hạt thƣờng do yếu tố di truyền quyết định và phụ thuộc nhiều vào giống, trọng lƣợng hạt đƣợc quyết định ngay từ thời kỳ phân hố đến khi lúa chín nhƣng quan trọng nhất là thời kỳ vào chắc và thời kỳ giảm nhiễm. Trọng lƣợng 1000 hạt phụ thuộc vào kích cỡ và độ chắc của hạt (Nguyễn Ngọc Đệ, 1984). Khối lƣợng hạt do hai yếu tố cấu thành là vỏ trấu chiếm 20% và hạt gạo chiếm 80%.

Kết quả ghi nhận cho thấy trọng lƣợng 1000 hạt ít bị biến động trung bình là 26,6g và khơng có sự khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Theo Yoshida (1981) cho rằng trọng lƣợng 1000 hạt thƣờng là đặc tính ổn định của giống vì kích thƣớc hạt bị kiểm tra chặt chẽ bởi kích thƣớc vỏ trấu, do đó hạt khơng thể sinh trƣởng lớn hơn khả năng của vỏ trấu dù điều kiện thời tiết và nguồn cung cấp dinh dƣỡng tốt. Tuy nhiên kích thƣớc vỏ trấu có thể bị thay đổi chút ít bởi bức xạ mặt trời trong 2 tuần trƣớc khi trổ của gié hoa khi đó điều kiện mơi trƣờng có ảnh hƣởng một phần

vào thời kì giảm nhiễm trên cỡ hạt cho đến khi vào chắc rộ trên độ chắc của hạt vì vậy mà dù có bón hây khơng bón phân thì trọng lƣợng 1000 hạt vẫn khơng có sự khác biệt ý nghĩa thống kê.

3.3.2 Năng suất

Năng suất lúa đƣợc hình thành và chịu nhiều ảnh hƣởng trực tiếp của 4 yếu tố, gọi là 4 thành phần năng suất lúa (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).

Năng suất lúa = Số bông/đơn vị diện tích x Số hạt/bơng x Tỷ lệ hạt chắc x Trọng lƣợng hạt.

Các thành phần năng suất có liên quan chặt chẽ với nhau. Trong phạm vi giới hạn, 4 thành phần năng suất này càng gia tăng thì năng suất lúa càng cao, cho đến lúc 4 thành phần năng suất này đạt đƣợc cân bằng tối hảo thì năng suất lúa sẽ tối đa. Vƣợt trên mức cân bằng này nếu một trong 4 thành phần này tăng lên nữa sẽ ảnh hƣởng xấu đến các thành phần còn lại, làm giảm năng suất (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).

3.3.2.1 Năng suất thực tế

Kết quả phân tích thống kê ở hình 3.2 cho thấy sự khác biệt mang ý nghĩa phân tích thống kê ở mức 1%. Năng suất cao nhất là nghiệm thức đƣợc 27,5 g/chậu và thấp nhất là nghiệm thức đối chứng 12,1 g/chậu. Nguyên nhân là do ở nghiệm thức 40UD đƣợc bón phân vi sinh Dasvila với 2 chuẩn vi khuẩn sống trong đất đã cố định đƣợc một lƣợng đạm đủ và cân đối với sự sinh trƣởng của cây lúa làm cho cây lúa sinh trƣởng tốt và cho năng suất cao hơn các nghiệm thức còn lại. Ở nghiệm thức 80U và 80V, mặc dù đã bón lƣợng đạm gấp đôi so với nghiệm thức 40UD nhƣng do nghiệm thức 80U bón urea, là loại phân dễ tan, vì vậy khi ta bón vào cây chƣa hấp thu đƣợc bao nhiêu thì đã bốc hơi hoặc thất thoát qua các con đƣờng khác, để khắc phục nhƣợc điểm tan nhanh ở nghiệm thức 80U thì ở nghiệm thức 80V thay thế bằng phân đạm vàng chậm tan nhƣng do không bổ sung thêm phân vi sinh nên lƣợng phân đạm không đủ cho cây hấp thụ ở giai đoạn sau, mặt khác vì đặc tính

chậm tan nên vào những thời điểm cao trào nhƣ thời kỳ đẻ nhánh cây lúa rất cần dinh dƣỡng mà phân đạm vàng lại chậm tan nên đã cung cấp dinh dƣỡng cho cây lúa không đủ. Ở nghiệm thức 40VD chỉ đạt 23,7 g/chậu và khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5% so với nghiệm thức 40UD là do phân vi sinh chỉ cung cấp đƣợc một phần đạm nào đó cho cây lúa thơi ta cần bổ sung thêm lƣợng đạm cho cây. Tuy nhiên ở nghiệm thức 40VD đã bón vào phân đạm hạt vàng với lƣợng bằng phân nữa so với nghiệm thức 80U và 80V mà đặc tính phân đạm vàng là chậm tan kết hợp với phân vi sinh nữa nên vào những thời kỳ cần dinh dƣỡng mạnh lƣợng phân đã không cung cấp đủ tạo sự sụt giảm năng suất trong chậu.

Hình 3.1 Biểu đồ thể hiện ảnh hƣởng của các mức phân đạm lên năng suất thực tế của giống lúa MTL560 thực tế của giống lúa MTL560

(1): Nghiệm thức đối chứng; (2): 80N U; (3): 40N U; (4): 80N HV; (5): 40N HV.

Phân nền ở các nghiệm thức là như nhau đều là 60P2O5 + 30K2O kg/ha. 3.3.2.3 Chỉ số thu hoạch (HI)

Trọng Lƣợng (g/chậu)

Chỉ số thu hoạch HI đƣợc tính bằng chỉ số của năng suất hạt thu đƣợc trên năng suất sinh khối mà cây trồng tạo ra trong quá trình sinh trƣởng. Chỉ số này cho biết lƣợng chất khơ đƣợc tích lũy trong hạt so với sinh khối toàn cây. Việc giảm sinh khối cũng có khuynh hƣớng làm giảm chỉ số thu hoạch, các cây có chỉ số thu hoạch cao nhìn chung thấp cây, các lá ốp vào nhau, ít chồi và số hạt trên bơng thấp và năng suất thấp. Vì vậy, trong canh tác cần có biện pháp để có chỉ số thu hoạch hợp lý (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).

Hình 3.2: Biểu đồ thể hiện ảnh hƣởng các mức phân đạm lên chỉ số thu hoạch của giống lúa MTL560 của giống lúa MTL560

(1): Nghiệm thức đối chứng; (2): 80N U; (3): 40N U; (4): 80N HV; (5): 40N HV. Phân nền ở các nghiệm thức là như nhau đều là 60P2O5 + 30K2O kg/ha.

Theo kết quả phân tích thống kê ở hình 3.2 cho ta thấy có sự khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 1% giữa các nghiệm thức có bón phân và khơng bón phân. Tuy nhiên ở các nghiệm thức bón phân thì khơng có sự khác biệt ý nghĩa thống kê ở

Nghiệm thức Chỉ số HI

mức 5%. Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008) thì ở các giống lúa cải tiến chỉ số HI nằm trong khoảng từ 0,1-0,5. Gia tăng chỉ số HI làm cho rơm rạ và các phần không quang hợp của cây lúa ít hơn, chiều cao giảm, giúp cây tăng cƣờng khả năng chống đổ ngã. Nhƣng trong thực tế làm thí nghiệm thì chỉ số HI của giống lúa MTL560 dao động trong khoảng 0,44-0,56 theo Nguyễn Đình Giao et al. (1997) thì chỉ số thu hoạch cao hay thấp do 3 yếu tố quyết định đó là: Khả năng tích luỹ tinh bột trong bẹ, lá, thân; khả năng vận chuyển chất tích luỹ từ trong thân, bẹ, lá và khả năng tiếp thu các chất dinh dƣỡng của bơng và hạt. Vì vậy chỉ số HI sẽ làm tăng năng suất và giảm sinh khối các vật chất dƣ thừa khác cũng làm tăng hiệu quả kinh tế cây lúa.

3.3 Nhận xét chung

Qua thí nghiệm “ảnh hƣởng của phân vi sinh dasvila và phân đạm hạt vàng chậm tan lên sinh trƣởng và năng suất lúa MTL560 trồng trong chậu ở vụ hè thu năm 2012” cho thấy năng suất cao nhất ở nghiệm thức 40UD đƣợc 27,5 g/chậu và giảm dần theo các nghiệm thức sau 80U; 40VD; 80V và cuối cùng là nghiệm thức đối chứng với 12,1 g/chậu.

Xét về các chỉ tiêu sinh trƣởng thì có sự thay đổi khá lớn đầu tiên xét về chiều cao thì ở nghiệm thức 40UD là vƣợt trội hơn các nghiệm thức cịn lại, cịn xét về số chồi thì ta thấy ở nghiệm thức 40VD là nhiều nhất, tổng hợp lại ở 2 nghiệm thức đều có bón phân vi sinh Dasvila đã tác động làm cho 2 chỉ tiêu này vƣợt hơn hẳn các nghiệm thức còn lại. Tuy nhiên cả 2 cùng bón phân vi sinh mà cách tác động lại khác nhau do lƣợng đạm ta bổ sung vào là khác nhau. Ở nghiệm thức 40UD ta bón thêm phân urea do phân urea tan nhanh nên đã giúp cây phát triển chiều cao tối đa vào giai đoạn sinh trƣởng và vƣơn lóng cịn ở nghiệm thức 40VD do ta bón phân đạm vàng nên phân tan ra chậm tạo tiền đề cho cây lúa phát triển và đẻ nhánh hữu hiệu.

CHƢƠNG 4

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1 KẾT LUẬN

Sự sinh trƣởng của giống lúa ở các nghiệm thức có bón phân vi sinh Dasvila

cho hiệu quả nhất và tuỳ vào loại phân ta bổ sung vào mà kết quả khác nhau, ở nghiệm thức 40 UD do có bổ sung Urea đã làm cho cây lúa tăng trƣởng tối đa còn nếu loại phân ta bón thêm vào là đạm hạt vàng thì sẽ cho nhiều chồi hữu hiệu nhất do đặt tính chậm tan nên cung cấp dinh dƣỡng từ từ làm cho cây lúa sử dụng hiệu quả hơn và sinh nhiều chồi hơn.

Khi ta trộn phân vi sinh Dasvila vào hạt giống trƣớc khi gieo sẽ tiết kiệm đƣợc 50% lƣợng phân bón vào tuy nhiên nếu kết hợp với phân urea sẽ cho năng suất cao hơn. Cụ thể ở nghiệm thức 40UD bón sẽ tăng hơn 12% so với bón đạm Urea ở nghiệm thức 80U và hơn 226% ở nghiệm thức đối chứng.

4.2 ĐỀ NGHỊ

Thực hiện lặp lại thí nghiệm xác định ảnh hƣởng của các nguồn đạm đến sinh trƣởng và năng suất lúa MTL560 ngồi đồng để kiểm tra tính ổn định và chính xác của thí nghiệm.

Có thể tiến hành thí nghiệm với các loại giống, các loại đất khác nhau và những yếu tố ảnh hƣởng khác để khảo sát hiệu quả toàn diện hơn.

Nghiên cứu, tìm hiểu sự ảnh hƣởng của hoạt chất Agrotain đến vi khuẩn trong phân vi sinh Dasvila, để hiểu rõ hơn về cơ chế tác động nhằm đƣa ra quy trình kỹ thuật hợp lý vào canh tác thực tế.

Một phần của tài liệu luận văn kỹ sư nông học ảnh hưởng của liều lượng các nguồn đạm đến sinh trưởng và năng suất giống lúa mtl560 trồng trong chậu vụ hè thu năm 2012 (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)