CHƢƠNG 1 : LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.4 NĂNG SUẤT VÀ CÁC YẾU TỐ TẠO THÀNH NĂNG SUẤT
Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008) năng suất đƣợc hình thành và chịu ảnh hƣởng trực tiếp của bốn yếu tố gọi là bốn thành phần năng suất lúa. Đó là các yếu tố: Số bơng trên đơn vị diện tích, số hạt/bơng, tỉ lệ phần trăm hạt chắc và trọng lƣợng hạt. Mỗi thành phần năng suất đƣợc quyết định ở một giai đoạn nhất định của cây trồng.
1.4.1 Số bông/chậu
Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008) số bơng trên đơn vị diện tích đƣợc quyết định vào giai đoạn sinh trƣởng ban đầu của cây lúa (giai đoạn tăng trƣởng) nhƣng chủ yếu là giai đoạn từ khi cấy đến khoảng 10 ngày trƣớc khi có chồi tối đa. Trong điều kiện mật độ sạ cao làm tăng số bông trên m2 ở mức vừa phải, nếu mật độ sạ lên quá cao sẽ gây ra hiện tƣợng lớp đổ, sâu bệnh dễ bộc phát và số hạt trên bơng sẽ ít đi rõ rệt (Yoshida, 1981).
1.4.2 Số hạt/bông
Số hạt trên bông đƣợc quyết định từ lúc tƣợng cổ bông đến 5 ngày trƣớc khi trổ, quan trọng nhất là giai đoạn phân hóa hoa và giảm nhiễm tích cực. Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008) thì số hạt trên bơng tùy thuộc vào số hoa đƣợc phân hóa và số hoa bị thối hóa, hai yếu tố này ảnh hƣởng bởi giống, kĩ thuật canh tác và điều kiện thời tiết.
1.4.3 Tỷ lệ hạt chắc
Tỷ lệ hạt chắc đƣợc tính bằng phần trăm chắc trên tổng số hạt. Phần trăm hạt chắc đƣợc quyết định từ đầu thời kỳ phân hóa địng đến khi lúa vào chắc nhƣng quan trọng nhất là thời kỳ phân bào giảm nhiễm. Tỷ lệ hạt chắc tùy thuộc vào số hoa trên bơng, đặc tính sinh lý của cây lúa và ảnh hƣởng của điều kiện ngoại cảnh.
Trong giai đoạn trổ mà gặp điều kiện thời tiết không thuận lợi hay không cung cấp đầy đủ chất dinh dƣỡng thì sẽ làm cho hạt khơng vào chắc đƣợc nên làm làm tăng số hạt lép sẽ ảnh hƣởng đến năng suất lúa. Muốn có năng suất cao thì tỉ lệ hạt chắc phải đạt trên 80%.
1.4.4 Trọng lƣợng 1000 hạt
Trọng lƣợng hạt đƣợc quyết định ngay từ thời kỳ phân hóa hoa đến khi chín nhƣng quan trọng là thời kỳ giảm nhiễm tích cực và vào chắc rộ. Trọng lƣợng hạt phụ thuộc vào cỡ hạt và độ nẩy của hạt lúa (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
Nguyễn Đình Giao et al. (1997) đã kết luận rằng trọng lƣợng 1000 hạt chịu tác động mạnh của điều kiện môi trƣờng. Khối lƣợng hạt do hai yếu tố cấu thành, khối lƣợng vỏ trấu chiếm 20% và khối lƣợng hạt gạo chiếm 80%. Tuy nhiên theo Yoshida (1981), trọng lƣợng hạt là đặc tính của giống và kích thƣớc hạt bị kiểm sốt chặt chẽ bởi kích thƣớc của vỏ trấu. Hạt lúa không thể phát triển lớn hơn vỏ trấu trong bất kì trƣờng hợp nào dù ngoại cảnh thuận lợi và đầy đủ dinh dƣỡng.