SỰ CỐ ĐỊNH ĐẠM CỦA VI SINH VẬT

Một phần của tài liệu luận văn kỹ sư nông học ảnh hưởng của liều lượng các nguồn đạm đến sinh trưởng và năng suất giống lúa mtl560 trồng trong chậu vụ hè thu năm 2012 (Trang 33 - 36)

CHƢƠNG 1 : LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU

1.6 SỰ CỐ ĐỊNH ĐẠM CỦA VI SINH VẬT

1.6.1 Các thí nghiệm về sự cố định đạm sinh học của Azospirillum

Về dòng Azospirillum đã đƣợc phát hiện rất sớm và đƣợc thí nghiệm trên nhiều giống cây trên thế giới: trên lúa mì đã làm tăng từ 3-55% thí nghiệm đƣợc thực hiện ngồi đồng tại ý (Faillivi, 1987) và 1 số nơi khác trên thế giới ngoài ra cịn có trên lúa miến làm tăng từ 13-30% (Okon et al. 1994) Theo dƣ liệu cửa thế giới ở thập kỉ qua,khi ủ thử nghiệm hạt giống với Azospirillum hoặc kết hợp với vi cố định khuẩn đạm dẫn đến kết quả là vi khuẩn có khả năng tăng sản lƣợng nông nghiệp trên những loại đất và khu vực khác nhau(sumner set et al. 1990) điều này đƣợc giải thích nhƣ sau: khi ủ hạt giống với vi khn A khơng chỉ giúp có định đạm trong vùng rễ mà còn làm cho hệ thống rễ phát triễn nhiều hơn.

1.6.2 Một số nghiên cứu về Azospirillum tại Việt Nam

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thái Huy (1999), ơng sử dụng nhóm phân đạm(Azospirillum lồi Pseudomonas, Enterobacter), cho thấy lúa có tăng năng suất từ 10-15%, tiết kiện đƣợc 30-40 kg đạm/ha tại viện khoa học kỷ thuật việt Nam, ở bộ môn vi sinh vật, thí nghiệm về sử lý mầm mạ với chế phẩm phun Azospirillum

cho thấy mạ cứng chắt và lớn hơn chống chịu rét tốt hơn nếu mạ gặp rết đặm kéo dài (100C). Lúa chín sớm từ đến năn ngày so với cây lúa không sữ lý chế phẩm Azospirillum (Nguyễn Bảo Vệ 2004)

Theo Phạm Thị Ngọc Lan và Lý Kim Bảng (2004), số lƣợng vi khuẩn cố định trong mẫu đất phân lập( trong đó có Azospirillum) đạt từ 414,0-428,3 CF/g đất khơ tuyết đối và khi sử lý hạt giống lúa Khang Dân với nồng độ vi khuẩn 105

, 106, 107 tế bào\ml, các chỉ tiêu nảy mầm,chiều dài rể và thân mầm đều tăng so với đối chứng, ngoại trừ chỉ tiêu của rể mầm ở nồng độ107

tế bào/ml

Nguyễn Khắt Loan Và Đào Thanh Hoàng (2005) đã phân lập đƣợc một số dòng vi khuẩn Azospirillum Lipoferum trên cây lúa. Riêng Đào Thanh Hoàng (2005) đã phân lâp đƣợc phân lập đƣợc 28 dòng vi khuẩn cố định đạm từ lúa trồng, láu hoang hay cỏ dại và đã xác định đƣợc ba dòng A16, A28 và A31 là Azospirillum lipoferum có nguồn gốc từ thân rễ lúa trồng(lúa cao sản) và lúa hoang. Tác giả cho rằng nồng độ acid malic, nguồn cacbon chín cho Azospirillum trong mơi trƣờng NFb, thích hợp nhất là 4g/l

Kết quả thí nghiệm cho thấy lồi Azospirillum Lipoferum phân bố rộng và chúng có những đống góp lớn trong việc tăng năng suất cây trồng, thay thế phần nào lƣợng phân hố học bón cho cây, cải tạo đất đai và giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng.

1.6.3 Phân vi sinh Dasvila

Cơng trình nghiên cứu các dịng vi khuẩn cố định đạm Azospirillum lipoferum (nguồn gốc từ cây lúa) và vi khuẩn phân giải lân Pseudomonas stutzeri

(nguồn gốc từ đất vùng rễ) do các nhà khoa học của Viện nghiên cứu & Phát triển Công nghệ Sinh học phân lập và nhận diện để ứng dụng trong lĩnh vực sản xuất nơng nghiệp. Cơng trình nghiên cứu trên đã đƣợc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Dịch vụ phát triển nông nghiệp Đồng Tháp (gọi tắt là DASCO) thƣơng mại hóa thành sản phẩm Dasvila bán ra thị trƣờng. Phân vi sinh Dasvila là sản phẩm chuyên dùng cho cây lúa, giúp nhà nơng giảm hơn 50% chi phí bón phân, từ đó tiết kiệm đƣợc chi phí sản xuất.

Phân vi sinh Dasvila chứa 2 chủng vi khuẩn Azospirillum lipoferum và Pseudomonas stutzeri có khả năng cố định đạm trong khơng khí thành đạm hữu

dụng và Dasvila nhờ chứa vi khuẩn cộng sinh hoạt động trong cây lúa, sẽ phân giải lân khó tan (CaHPO3, Ca3PO4, Ca5OHPO4, AlPO4, FePO4) trong đất thành dạng dễ hấp thu (H3PO4) cung cấp 100% lƣợng lân giúp cây lúa hấp thụ tốt trong suốt quá trình sinh trƣởng và phát triển, khơng cần phải bón thêm lân. Vi khuẩn cộng sinh với cây lúa tạo ra kích thích tố tăng trƣởng IAA (Indole-3-acetic acid), Cytokinins, Auxin, Gibberelin giúp cho bộ rễ lúa phát triển dài và nhiều, cây lúa có thể hấp thu đƣợc nhiều chất dinh dƣỡng hơn. Bên cạnh đó sử dụng phân vi sinh Dasvila thời gian dài có tác dụng cải tạo đất, tăng độ phì cho đất, khơng ảnh hƣởng đến sức khỏe con ngƣời và môi trƣờng sống.

Từ khi có mặt trên thị trƣờng đến nay, sản phẩm phân vi sinh Dasvila đã đƣợc ứng dụng trên 150.000 ha đất sản xuất lúa khác nhau từ vùng đất phù sa màu mỡ đến vùng đất nhiễm phèn mặn. Với cách sử dụng đơn giản chỉ cần trộn 1 lít Dasvila cho 12 - 15 kg hạt giống đã nẩy mầm (ra càng) từ 1 - 3 mm và ủ lại thêm 3 giờ nữa rồi mang ra sạ. Về chi phí bón phân sẽ giúp bà con nông dân tiết kiệm từ 2 - 2,5 triệu đồng/ha/vụ từ việc giảm phân bón và tăng năng suất. Bên cạnh tiết kiệm 50% lƣợng phân đạm và 100% lƣợng phân lân, nơng dân cịn giảm đƣợc 1 - 2 lần phun thuốc BVTV, ruộng ít sâu bệnh lại cho năng suất cao, mang lại niềm tin và cơ hội làm giàu cho ngƣời nông dân (Website công ty TNHH MTV Dịch vụ phát triển Nông nghiệp Đồng Tháp: http://www.dasco.vn).

Một phần của tài liệu luận văn kỹ sư nông học ảnh hưởng của liều lượng các nguồn đạm đến sinh trưởng và năng suất giống lúa mtl560 trồng trong chậu vụ hè thu năm 2012 (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)