CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN
1.5. Đánh giá sự phát triển thể chất, tâm vận động trẻ em trong hai năm đầu
Trẻ em là một cơ thể đang lớn và phát triển, quá trình này diễn ra liên tục đến khi cơ thể trưởng thành. Phát triển là một khái niệm về sinh lý, chỉ sự biệt
hóa của các mơ và bộ phận cơ thể, cùng với sự hoàn thiện dần chức năng của chúng. Tăng trưởng là biểu hiện sự tăng về số lượng và kích thước của từng
bộ phận, gắn liền với sự tăng chiều dài, chiều cao và trọng lượng cơ thể.
1.5.1. Đánh giá sự tăng trưởng thể chất trong hai năm đầu
Biểu đồ tăng trưởng đầu tiên đã được đưa ra bởi Philibert de
Montbeillard từ cuối thế kỷ XVIII, kể từ đó đánh giá sự phát triển của cơ thể
trở thành một phần thiết yếu trong chăm sóc sức khỏe trẻ em. Đường cong tăng trưởng chiều cao đầu tiên được xác định bởi James Tanner năm 1962
[48]. Quần thể tham khảo tăng trưởng trẻ em được áp dụng ở Anh vào năm
1990, Tổ chức Y tế thế giới thực hiện quần thể tham khảo tăng trưởng trẻ em
từ năm 1993, nghiên cứu đa trung tâm của Tổ chức Y tế thế giới thực hiện từ 1997 đến 2003. Từ tháng 4 năm 2006, Tổ chức Y tế thế giới đã công bố chuẩn tăng trưởng về chiều cao, cân nặng, vòng đầu, vòng cánh tay, chỉ số khối cơ
thể của trẻ em từ lúc sinh đến trịn 5 tuổi. Trong đó thiết kế nghiên cứu dọc được thực hiện liên tục 21 lần đo đối với trẻ từ 0 đến 24 tháng. Các số liệu thu
thập được từ các nghiên cứu đa trung tâm của WHO cho thấy, trẻ sinh ra đủ
tháng ở tất cả các nước, không phân biệt chủng tộc và địa dư, nếu được nuôi bằng sữa mẹ, được bổ sung thức ăn đầy đủ, được chăm sóc trong mơi trường
tối ưu, đều đạt mức độ tăng trưởng tương đương nhau [49].
Việt Nam đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về tăng trưởng, nhưng gần đây lần đầu tiên có chuẩn tăng trưởng cho trẻ em, năm 2003 Bộ Y tế đã xuất
bản cuốn “Các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập kỷ 90 - thế kỷ
XX” với các số liệu thu thập từ dựán “Điều tra cơ bản một số chỉ tiêu sinh học người Việt Nam bình thường ở thập kỷ 90” [50]. Năm 2004 Nguyễn Thị Yến
26
nghiên cứu sự tăng trưởng của trẻ em từ 0 đến 5 tuổi và một số yếu tố ảnh hưởng
[51]. Năm 2009 Nguyễn Văn Thắng nghiên cứu ảnh hưởng của tổn thương não do thiếu oxy ở trẻ sơ sinh đẻ ngạt đến sự phát triển thể chất, tâm thần và vận động trẻ em từ sơ sinh đến 2 tuổi [52].
* Các chỉ số tăng trưởng
Tăng trưởng là sự tăng khối lượng cơ thể về các đại lượng, có thể đo lường được bằng kỹ thuật nhân trắc. Các số đo không hạn chế mà tùy thuộc
vào mục đích nghiên cứu và theo lứa tuổi. Đối với trẻ từ sơ sinh đến hai tuổi,
các tác giả thường sử dụng chỉ tiêu nhân trắc sau: Chiều cao, cân nặng, chu vi
các vòng đầu, ngực, chi…, tỷ lệ giữa các phần cơ thể, tốc độ tăng trưởng về
chiều cao và cân nặng theo tuổi.
* Các chỉ số đánh giá tăng trưởng
- Cân nặng: Là số đo theo dõi và đánh giá về mặt thể lực, dinh dưỡng, sự tăng trưởng. Là kích thước tổng hợp cơ bản có tính phổ cập, đơn giản dễ thực
hiện. Cân nặng của một cá thể cho biết khối lượng hay trọng lượng của cá thể đó, cân nặng nhiều lần trong một thời gian cho biết mức độ tăng cân, ở trẻ em dưới hai tuổi cho biết mức độ tăng trưởng, độ lớn của toàn bộ cơ thể, phần
nào nói lên tình trạng thể lực, dinh dưỡng của trẻ. Cân nặng dễ thay đổi khi mất nước cấp, phù hoặc dinh dưỡng kém.
- Chiều cao: Là số đo cho biết chiều dài của toàn bộ cơ thể, là một trong những số đo cơ bản về nhân trắc, chiều cao của trẻ khi trịn hai tuổi có thể dự đốn được chiều cao khi trưởng thành. Khác với cân nặng, chiều cao ít bị thay đổi bởi các bệnh lý cấp tính, nhưng bệnh lý mạn tính gây thiếu dinh dưỡng
kéo dài, sẽ làm chậm phát triển chiều cao.
27
* Chỉ số đánh giá thể lực và dinh dưỡng
Để đánh giá thể lực của một cơ thể, thường dùng phương pháp tính các
chỉ số, dựa trên các chỉ tiêu đo được trong nhân trắc như: Chỉ số BMI (Body mass Index), chỉ số Bongrad, chỉ số Pignet, tuy nhiên các chỉ số này áp dụng
chủ yếu đối với trẻ lớn và người trưởng thành. Đối với trẻ dưới hai tuổi, các
chỉ số thường hay được sử dụng là:
- Chỉ số cân nặng theo tuổi: Là chỉ số so sánh cân nặng của một trẻ với
cân nặng chuẩn theo tuổi. Chỉ số này được áp dụng phổ biến nhất và dễ thực
hiện, thường dùng để phân loại mức độ suy dinh dưỡng và theo dõi trên biểu đồ tăng trưởng. Cân nặng theo tuổi thấp khi ở ngưỡng ≤ 90% so với quần thể
tham khảo NCHS (National Center of Health Statistic).
- Chiều cao theo tuổi: Là chỉ số so sánh chiều cao của một trẻ với chiều
cao chuẩn theo tuổi. Chiều cao theo tuổi thấp phản ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng kéo dài làm trẻ bị còi cọc. Chiều cao theo tuổi thấp ở - 2SD và - 3SD so với quần thể tham khảo và chuẩntăng trưởng trẻ em của WHO.
- Cân nặng theo chiều cao: So sánh cân nặng theo chiều cao của một trẻ
với chuẩn, thấp khi tình trạng dinh dưỡng thiếu trong thời gian gần làm trẻ
gầy còm. Thừa cân khi chỉ số này trên 2SD so với chuẩn tăng trưởng trẻ em của WHO.
1.5.2. Đánh giá sự phát triển tâm thần - vận động trong hai năm đầu
Đánh giá các biểu hiện của sự phát triển tâm thần - vận động một cách có phương pháp và hệ thống, đặc biệt dựa trên các mốc phát triển mong đợi đạt được ở các mốc lứa tuổi, sẽ giúp xác định trẻ có phát triển bình thường khơng,
từ đó phát hiện sớm các dấu hiệu trì hỗn hoặc chậm phát triển của trẻ, nhằm
có biện pháp hỗ trợ can thiệp sớm. Có nhiều test khác nhau để đánh giá sự
phát triển, tùy thuộc từng lĩnh vực và lứa tuổi dưới nhiều góc độ khác nhau. Đối với trẻ nhỏ, test Denver và thang đo của Bayley thường được sử dụng.
28
1.5.2.1. Trắc nghiệm đánh giá sự phát triển Denver (test Denver) [53],
Test Denver I viết tắt là DDST (Denver Developmental Screening Test),
được xuất bản đầu tiên vào năm 1967 tại Hoa Kỳ bởi các tác giả W.K. Frankenburg, J.B. Dodds và A.W. Fandal, được khuyến khích sử dụng
và tiêu chuẩn hóa trên 20 nước, đã được sử dụng rộng rãi cho hơn 50 triệu trẻ
em trên toàn thế giới. Năm 1990, test đã được bổ sung, hoàn thiện hơn và đổi
thành test Denver II. Mục đích là đánh giá sự phát triển tâm thần và vận động
của trẻ từ 0 đến 6 tuổi, xác nhận và theo dõi một quá trình phát triển bình
thường, phát hiện sớm các trạng thái chậm phát triển và đặc điểm chậm phát
triển. Chủ yếu là vận dụng các tiêu chuẩn bình thường đã biết, sắp xếp các
tiêu chuẩn đó vào một hệ thống chung để dễ tiến hành, dễ nhận định, dễ đánh giá và tiện làm đi làm lại nhiều lần trên cùng một đối tượng. Test Denver II gồm 125 mẫu tiết mục (item) sắp xếp theo trình tự lứa tuổi, mà trẻ có thể thực
hiện được, phân chia theo 4 khu vực để dễ theo dõi từng loại chức năng gồm:
Vận động thô sơ, ngôn ngữ, vận động tinh tế và cá nhân - xã hội.
1.5.2.2. Thang đo của Bayley
Do Nancy Bayley xây dựng từ năm 1969, đánh giá sự phát triển của trẻ
từ 1 tháng đến 42 tháng tuổi, bao gồm các đánh giá về tâm thần, vận động và
hành vi, cho phép đánh giá và can thiệp sớm chậm phát triển ở những trẻ đẻ
non, cân nặng thấp, bệnh lý về gen hoặc bẩm sinh…đồng thời theo dõi quá trình phát triển theo thời gian [54].