CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN
1.7. Một số nghiên cứu về vàng da tăng bilirubin gián tiếp ở trẻ sơ sinh
Cho đến nay, nhiều khía cạnh về vàng da tăng bilirubin gián tiếp ở trẻ sơ sinh đã được sáng tỏ, bao gồm sự mất cân đối giữa sản xuất và đào thải
bilirubin dẫn đến vàng da, mức độ nguy hiểm của vàng da nhân, cơ chế bệnh
sinh gây độc tế bào não, những quan điểm mới nhất về lâm sàng, sinh lý bệnh, điều trị và dự phòng vàng da ở trẻ sơ sinh.
Trên thế giới, theo nghiên cứu của Burke ở Hoa Kỳ, giai đoạn từ 1988 đến 2005 cho thấy, tỷ lệ vàng da tăng bilirubin gián tiếp bệnh lý chiếm 15,6%
trên tổng số trẻ sơ sinh, tỷ lệ vàng da nhân là 2,7 trên 100.000 trẻ, trong đó tỷ
lệ vàng da nhân người Châu Á là 4,8/100.000 trẻ; da trắng là 1,9/100.000 trẻ;
da đen là 2,0/100.000 trẻ và người Tây Ban Nha là 2,6 trên 100.000 trẻ [65].
Nghiên cứu của Young ở Utah Hoa Kỳ năm 2013, tỷ lệ nhập viện trở lại sau
sinh do các bệnh lý khác nhau ở lứa tuổi sơ sinh chiếm 17,9 ‰; trong đó vàng
da sơ sinh bệnh lý chiếm 35% [66]. Xu hướng trẻ sơ sinh đủ tháng vàng da nặng phải thay máu và di chứng chiếm tỷ lệ cao, như nghiên cứu của Zhonghua ở Trung Quốc năm 2012, trên 348 trường hợp trẻ sơ sinh bệnh não cấp do bilirubin, trong đó chủ yếu là trẻ sơ sinh đủ tháng chiếm 83,6% (291 trẻ), tỷ lệ
thay máu là 37,6%, tuổi nhập viện trung bình là 7,3 ± 5,4 ngày, tỷ lệ tử vong
34
Mạch trong vịng 10 năm, cho thấy có sự liên quan của vàng da tăng bilirubin
gián tiếp sơ sinh với các rối loạn phát triển tâm lý và tự kỷ sau này [67].
Ở Việt Nam, nghiên cứu của Ngô Minh Xuân tại bệnh viện Từ Dũ năm 1999 trong 41 trường hợp vàng da sơ sinh nặng phải thay máu, sơ sinh đủ
tháng chiếm 95,2%, theo tác giả các trường hợp non tháng được nhập viện ngay sau sinh nên vàng da được điều trị sớm hơn do đó tỷ lệ phải thay máu
thấp, có 92,7% số trẻ thay máu đã ra viện sau khi sinh không được theo dõi về
vàng da [68]. Nghiên cứu của Trần Liên Anh năm 2002 tại bệnh viện Nhi Trung ương cho thấy, thay máu chiếm 28,8% số trẻ sơ sinh vàng da, trong đó
sơ sinh đủ tháng là 49%, biểu hiện tổn thương thần kinh tại thời điểm thay
máu là 61,2%, theo dõi sau 9 tháng bằng test Denver tỷ lệ chậm phát triển là 25% [9]. Nghiên cứu của Lê Minh Quí năm 2006 tại bệnh viện Nhi Đồng 1,
thay máu vàng da sơ sinh 87 trường hợp, trong đó sơ sinh đủ tháng chiếm
58,6%; có 69% đã ra viện sau sinh và có 80,9% đã có biểu hiện tổn thương
não cấp khi nhập viện [69]. Như vậy, các nghiên cứu trên thế giới ở các nước
phát triển, đang phát triển và Việt Nam, tỷ lệ thay máu vàng da tăng bilirubin
gián tiếp và di chứng vàng da nhân vẫn còn gặp nhiều ở trẻ sơ sinh đủ tháng,
nghiên cứu đánh giá lâu dài trẻ sơ sinh vàng da tăng bilirubin gián tiếp phải thay máu còn rất ít,nguy cơ bại não do vàng da vẫn có thể tiếp tục xảy ra mặc
35