Đặc điểm của mẫu (cỡ mẫu n = 172) Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
Lĩnh vực hoạt động của doanh
nghiệp
Trang thiết bị nội thất 7 4,07
Sản xuất thực phẩm 44 25,58
Sản xuất các sản phẩm kim loại cơ bản 14 8,14
Sản xuất các sản phẩm nhựa và cao su 19 11,05
Sản xuất hóa chất 21 12,21
Sản xuất, khai thác chế biến gỗ 8 4,65
Sản xuất trang thiết bị, dụng cụ điện 14 8,14
Dệt, may mặc 5 2,91 Vật liệu xây dựng 19 11,05 Khác 21 12,21 Cộng 172 100 Vị trí làm việc Nhân viên 138 80,23 Quản lý 34 19,77 Cộng 172 100
Quy mô công ty
Nhỏ 45 26,16
Vừa 8 4,65
Lớn 119 69,19
Cộng 172 100
Trong 172 đối tượng khảo sát, 138 đối tượng làm việc ở vị trí nhân viên (chiếm 80,23%), tác giả chỉ tiếp cận được với 34 đối tượng giữ vị trí quản lý (kế tốn trưởng, trưởng ban tài chính) tại các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, do phương thức khảo sát chủ yếu dựa vào các mối quan hệ nên mặc dù số lượng bảng trả lời phù hợp là 172 thì chỉ đại diện cho 59 doanh nghiệp sản xuất, trong đó, tập trung chủ yếu ở doanh nghiệp sản xuất thực phẩm (25,58%) và hóa chất (12,21%).
4.2. Kết quả nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu sử dụng mơ hình nhân tố khám phá (EFA), với mơ hình nghiên cứu gồm năm thang đo của các biến độc lập (gồm 25 biến quan sát) và một thang đo biến phụ thuộc (gồm 3 biến quan sát).
4.2.1. Thực hiện kiểm định chất lượng thang đo
Phân tích hệ số Cronbach Alpha nhằm loại bỏ các biến không phù hợp và hạn chế các biến rác trong quá trình nghiên cứu. Về mặt lý thuyết, thang đo có hệ số Cronbach Alpha càng cao càng tốt. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng khi hệ số Cronbach Alpha từ 0,8 đến gần 1 thì thang đo là tốt, và từ 0,7 đến 0,8 là sử dụng được. Tuy nhiên, theo Nunnally (1978), Perteson (1994) (trích Đinh Phi Hổ, 2012), có hai chỉ tiêu để thang đo được chấp nhận và đánh giá tốt là (i) hệ số Cronbach Alpha của tổng thể > 0,6 và (ii) hệ số tương quan biến tổng (corrected item – total correlation) > 0,3. Trong nghiên cứu này, khi kiểm định độ tin cậy Cronbach Alpha ta có kết quả như sau:
a. Cronbach Alpha của thang đo “Nhận thức sự hữu ích của EMA” (PU)
Bảng 4.2: Bảng kiểm định thang đo biến PU bằng hệ tố tin cậy Cronbach Alpha (lần 1)
Mã Biến quan sát Trung bình thang đo nếu loại biến Phương sai thang đo nếu loại biến Tương quan biến tổng Cronbach Alpha nếu loại biến này
Nhận thực sự hữu ích của EMA (PU), Alpha = 0,816
PU1 Việc áp dụng EMA sẽ giúp DN phát
hiện nhiều cơ hội tăng lợi nhuận 26,05 14,015 0,491 0,802
PU2 Việc áp dụng EMA sẽ giúp DN tính
giá sản phẩm chính xác hơn 26,05 14,073 0,462 0,805
PU3
Thông tin từ EMA sẽ hỗ trợ tốt cho doanh nghiệp trong việc lập báo cáo cho các đối tượng liên quan
PU4 Việc áp dụng EMA giúp doanh
nghiệp xây dựng lợi thế cạnh tranh 25,90 12,644 0,620 0,782
PU5 Doanh nghiệp áp dụng EMA sẽ mang
lại lợi ích cho nhân viên 26,24 14,510 0,250 0,839
PU6 Doanh nghiệp áp dụng EMA sẽ mang
lại lợi ích cho xã hội 25,55 12,717 0,614 0,784
PU7 Việc áp dụng EMA sẽ giúp nâng cao
giá trị thương hiệu của doanh nghiệp 25,73 12,513 0,651 0,778
PU8
Việc áp dụng EMA giúp DN đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý môi trường được chính xác hơn
25,85 12,340 0,616 0,783
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả
Bảng 4.2 cho thấy, thang đo Nhận thức sự hữu ích của EMA (PU) được đo lường qua 8 biến quan sát với kết quả phân tích như sau:
- Hệ số Cronbach Alpha của tổng thể là 0,816 đáp ứng điều kiện.
- Tuy nhiên, biến quan sát PU5 có hệ số tương quan biến tổng < 0,3 do đó có khả năng biến này có thể tạo ra các nhân tố giả khi phân tích EFA. Vì thế, tác giả loại biến PU5 và tiến hành kiểm định thang đo lần 2.
Bảng 4.3: Bảng kiểm định thang đo biến PU bằng hệ tố tin cậy Cronbach Alpha (lần 2)
Mã Biến quan sát
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Tương quan biến
tổng
Cronbach Alpha nếu loại biến này
Nhận thực sự hữu ích của EMA (PU), Alpha = 0,839
PU1 Việc áp dụng EMA sẽ giúp DN phát
hiện nhiều cơ hội tăng lợi nhuận 22,67 11,743 0,508 0,829
PU2 Việc áp dụng EMA sẽ giúp DN tính
giá sản phẩm chính xác hơn 22,67 11,860 0,462 0,835
PU3
Thông tin từ EMA sẽ hỗ trợ tốt cho doanh nghiệp trong việc lập báo cáo cho các đối tượng liên quan
22,60 11,375 0,632 0,813
PU4 Việc áp dụng EMA giúp doanh
nghiệp xây dựng lợi thế cạnh tranh 22,51 10,906 0,544 0,825
PU6 Doanh nghiệp áp dụng EMA sẽ
mang lại lợi ích cho xã hội 22,16 10,582 0,622 0,812
PU7 Việc áp dụng EMA sẽ giúp nâng cao
giá trị thương hiệu của doanh nghiệp 22,35 10,193 0,705 0,798
PU8
Việc áp dụng EMA giúp DN đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý môi trường được chính xác hơn
22,47 9,970 0,679 0,802
Bảng 4.3 cho thấy, thang đo Nhận thức sự hữu ích của EMA (PU) được đo lường qua 7 quan sát đáp ứng độ tin cậy của thang đo (Cronbach Alpha là 0,839 và hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3).
b. Cronbach Alpha của thang đo “Áp lực cưỡng chế” (CO)